Một thí sinh bị sốt, cả phòng thi có phải di dời?
Nhiều người lo lắng nếu đang trong giờ thi mà một thí sinh bị sốt thì có phải di dời cả phòng thi sang phòng dự phòng? Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM trả lời về vấn đề này.
Chiều ngày 4/8, trao đổi về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa bàn TPHCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, Sở đã có những văn bản cụ thể hướng dẫn thi, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra vào ngày 9-10/8 tới.
Đặc biệt, yêu cầu các trường, các địa bàn rà soát, xác định thí sinh ở diện F1,F2 để bố trí các em thi vào đợt sau cùng các tỉnh thành đang diễn ra dịch bệnh theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh và giám thị coi thi đều sẽ được kiểm tra thân nhiệt kỹ lưỡng trước mỗi buổi thi (ảnh minh họa)
Các điểm thi đảm bảo công tác vệ sinh, khử trùng. Chuẩn bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, khẩu trang…
Trước mối băn khoăn của nhiều người, trong tình huống nếu thí sinh hay cán bộ coi thi bị sốt trong thời gian thi sẽ được xử lý như thế nào? Liệu tất cả thí sinh trong phòng thi đó có phải thay đổi phòng, gây xáo trộn và kéo theo việc bù thời gian thi như thế nào?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế để tất cả thí sinh, cán bộ xem thi được kiểm tra thân nhiệt, tình trạng sức khỏe trước mỗi môn thi. Vấn đề này phải kiểm tra trước buổi thi.
Nếu khi đó, các em có vấn đề sức khỏe thì sẽ bố trí cách ly để các em thi riêng ngay từ đầu. Vì vậy rất khó có tình huống, đang thi mà các em ho, hay sốt đột xuất.
Còn nếu có tình huống này, sẽ đưa thí sinh này xuống phòng y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu thí sinh có thể tiếp tục làm bài thì lúc này mới bố trí phòng riêng để thí sinh làm bài, không ảnh hưởng chung. Không có chuyện sẽ khử khuẩn ngay, thay đổi phòng cho tất cả thí sinh trong phòng thi, như vậy sẽ làm náo loạn, ảnh hưởng cả điểm thi.
Về cán bộ coi thi cũng được rà soát từ trước, cũng phải kiểm tra thân nhiệt trước khi vào điểm thi.
Với trường hợp nhiệt độ cán bộ coi thi sốt cao bất thường, ông Nguyễn Văn Hiếu cho hay phải loại trừ yếu tố do tác động bên ngoài như thời tiết nắng, mưa… cho kiểm tra lại thân nhiệt. Nếu thật sự sốt thì sẽ không để giám thị tiếp tục xem thi, tại mỗi điểm thi đều có lực lượng cán bộ dự phòng.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, sáng 6/8, tất cả giáo viên được điều động làm công tác thanh tra coi thi, giám sát thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ tập huấn trực tuyến tại các điểm cầu của các Phòng GD&ĐT.
Thanh Hóa: Mỗi địa bàn phải có một điểm thi dự phòng
Sở GD&ĐT Thanh Hóa vừa có công văn về việc bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 trước và trong khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm, (người đứng giữa) kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa)
Theo đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu lãnh đạo các nhà trường nơi đặt điểm thi, phối hợp với Trung tâm y tế các huyện, tiến hành phun thuốc khử khuẩn, vệ sinh các phòng thi, phòng làm việc... trước khi tổ chức kỳ thi.
Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn, xà phòng, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt và khẩu trang y tế phát tại các phòng thi khi cần.
Sở GD&ĐT đề nghị các địa phương phối hợp với Sở, xây dựng phương án cụ thể tại mỗi địa bàn phải có một điểm thi dự phòng. Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức cho số học sinh nghi nhiễm Covid-19 là các trường hợp F1, F2.
Các điểm thi này có thể là trường THPT trên địa bàn không đặt điểm thi, hoặc tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), trường THCS gần điểm thi chính.
Các địa phương trong tỉnh cũng phải có phương án nơi ăn, ở, cách li cho những người làm nhiệm vụ thi có tiếp xúc với trường hợp F1, F2 tham dự kì thi. Phương án được báo cáo về Ban Chỉ đạo thi của tỉnh qua Sở Y tế, Sở GD&ĐT trước ngày 5/8.
Lãnh đạo tỉnh cùng Sở GD&ĐT Thanh Hóa kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại huyện Ngọc Lặc.
Bên cạnh đó, để đề phòng thiên tai, các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX tiến hành rà soát lại cơ sở vật chất, chằng, chống hệ thống cửa, tường rào, dây điện. Chằng, chống, cắt tỉa cành các cây to trong sân trường có nguy cơ ngã, đổ làm ảnh hưởng đến tính mạng con người và cơ sở vật chất của nhà trường.
Đồng thời, những điểm thi đặt tại những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất, trước ngày thi phải báo cáo ngay với Ban chỉ đạo thi của huyện, tỉnh, Sở GD&ĐT để bố trí đến điểm thi dự phòng.
Đối với các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX hoặc các trường THCS được đặt làm điểm thi dự phòng, phải chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng làm việc, phòng thi... Tiến hành dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn và có các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 , đảm bảo an toàn khi tổ chức thi.
Ban Chỉ đạo thi các huyện, thị, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương nơi đặt điểm thi, quan tâm tạo điều kiện, bố trí cho học sinh ở xa về dự thi.
Đặc biệt, đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thì bố trí ăn, ở tập trung hoặc vận động các hộ dân cho thí sinh được ăn, ở trọ miễn phí trong thời gian tổ chức kỳ thi. Đảm bảo không để cho bất kỳ 1 học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể tham gia dự thi.
Thi tốt nghiệp THPT ra sao khi dịch Covid-19 lan ra cộng đồng? Các địa phương sẽ lên kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp THPT như thế nào cho an toàn, hiệu quả sau khi phát hiện một số bệnh nhân dương tính với Covid-19 trong cộng đồng? Kiểm tra thân nhiệt học sinh ở Quảng Nam. Điều này sẽ tiếp tục thực hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT - ẢNH: MẠNH CƯỜNG Bố...