‘Một tháng chuyển đổi số trong đại dịch hiệu quả bằng cả năm’
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, đánh giá nhờ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, Quận 7 trở thành hình mẫu trong chống dịch của TP HCM.
Từ 26/9, Quận 7 bắt đầu vận hành Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công. Trung tâm được thành lập chỉ trong vòng 10 ngày, do hơn 200 kỹ sư thuộc tập đoàn FPT phối hợp với UBND Quận 7. Bằng việc ứng dụng công nghệ như AI, Big Data…, sau hơn một tháng hoạt động, trung tâm hỗ trợ Quận 7 kiểm soát tốt dịch bệnh, cũng như đặt nền móng cho quá trình phục hồi kinh tế, hướng đến xây dựng chính quyền diện tử, chính quyền số hình mẫu của thành phố.
“Việc số hóa thông tin là mong muốn từ lâu của chúng ta. Lãnh đạo các cấp đều có thể chỉ đạo, ra quyết sách dựa trên những phân tích về dữ liệu, thậm chí dự báo được các kịch bản đề có hành động phù hợp. Đại dịch cũng là dịp thay đổi cách chúng ta làm việc. Những hoạt động của trung tâm là minh chứng cho thấy một tháng chuyển đổi số trong đại dịch có thể cho hiệu quả bằng cả năm trước đây”, ông Trương Gia Bình nói trong hội nghị đánh giá về hiệu quả của trung tâm giai đoạn một ngày 4/11.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, khẳng định: “Chuyển đổi số không chỉ giúp kiểm soát Covid-19 mà còn đẩy nhanh mục tiêu xây dựng hành chính công, chính quyền số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó giúp Quận 7 nhanh chóng ổn định an sinh, phục hồi kinh tế”.
Ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, trình bày về việc ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát, dự báo tình hình dịch bệnh.
“Đây là lần đầu tiên trong 24 năm từ khi thành lập Quận 7, tất cả dữ liệu về dân sinh, an ninh trật tự, số liệu Covid-19, tình hình ca nhiễm, tỷ lệ tiêm vaccine đến tình hình phục hồi kinh tế, giao thông… của quận được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, kết nối với điện thoại của lãnh đạo”, ông Võ Khắc Thái, Bí thư Quận 7, nói.
Mô tả chi tiết hơn về kết quả đạt được sau khi vận hành trung tâm, ông Thành cho biết việc số hóa dữ liệu về ca dương tính, tỷ lệ phủ vaccine, nhân lực ngành y tế, tổ chăm sóc cộng đồng… đều được cập nhật liên tục đảm bảo lãnh đạo quận có được đánh giá chính xác về các vùng an toàn, thậm chí dự báo những kịch bản có thể xảy ra để chủ động ứng phó.
“Kết quả là từ 700 doanh nghiệp hoạt động trong đại dịch, đến nay quận có gần 4,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Thu ngân sách tháng 10 của quận đạt 470 tỷ đồng, gần bằng thu ngân sách của toàn quý III. Đến nay vẫn chưa phát hiện ca dương tính nào xuất hiện trong các hộ kinh doanh. Đó là những tín hiệu có thể khẳng định Quận 7 an toàn để hoạt động sản xuất”, Phó chủ tịch UBND Quận 7 nói.
Video đang HOT
Tổng đài chăm sóc sức khoẻ tự động của Quận 7 tự động ghi lại quá trình tiếp nhận cuộc gọi của người dân và báo cáo trực tiếp các dữ liệu, thống kê cho lãnh đạo quận.
Ngoài việc tiếp nhận, chăm sóc F0 qua tổng đài 1022 của thành phố, quận cũng xây dựng tổng đài riêng, chăm sóc hai chiều. Ông Thành nêu ví dụ, một F0 gọi đến tổng đài sẽ được hệ thống tự động nối máy đến trạm y tế gần nhất. Trong vòng một phút, nếu bác sĩ ở trạm không nghe máy, cuộc gọi sẽ tự động chuyển đến bệnh viện Quận 7. Nếu một phút tiếp theo bệnh viện không bắt máy, người dân sẽ được kết nối đến chủ tịch phường và đến cấp cao hơn. Tất cả lịch sử cuộc gọi được ghi lại để quy trách nhiệm và tiến tới việc đánh giá cung cách, phục vụ người dân của cán bộ.
“Với dịch vụ hành chính công, người dân vẫn phải vào một cổng trực tuyến để nộp hồ sơ, sau đó vào một nền tảng khác để tra cứu, rồi lại vào một ứng dụng khác để phản ánh… Sắp tới, quận sẽ gom tất cả thành một ứng dụng tên Quận 7 trực tuyến để người dân thuận tiện trong việc đăng ký dịch vụ công”, ông Thành cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT, khẳng định tập đoàn sẽ tiếp tục phối hợp cùng Quận 7 và TP HCM chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin, xây dựng, quản lý hệ thống chính quyền số, cấp phép điện tử trực tuyến với các dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ, số nhà, đào đường…
Quận 7 và tập đoàn FPT tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn hai.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM, nhận định trong thời gian tới, 5K, vaccine, thuốc và công nghệ sẽ là trụ cột chống dịch. “Muốn an toàn phải kiểm soát được dịch bệnh. Muốn kiểm soát phải có công nghệ, không thể làm thủ công. Một tháng hợp tác giữa Quận 7 và FPT đã cho ra những hạt giống quý, cần nhân ra càng sớm càng tốt”, ông nói.
Ông Nên cho rằng trong ba mục tiêu quan trọng là sức khoẻ của người dân, sức khoẻ của nền kinh tế và sinh hoạt đời sống của con người, công nghệ phải tiên phong, giải quyết các bài toán về dự báo, kiểm soát nguồn lây nhiễm. Nếu thực hiện được những điều này, niềm tin của nhân dân sẽ thay đổi. Nhân dân cần nhanh, minh bạch, trôi chảy – những điều công nghệ đã và đang thực hiện được.
Làn sóng Covid-19 thứ tư tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi số
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Vinasa, khẳng định dịch bệnh kéo dài đã buộc các lĩnh vực phải chuyển mình trong tiến trình chuyển đổi số.
Tại lễ công bố Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021 sáng 9/10, ông Nguyễn Văn Khoa cho biết: "Ảnh hưởng của Covid-19, đặc biệt là làn sóng thứ tư, đang gây ra rất nhiều khó khăn cho toàn xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là động lực để các ngành, các lĩnh vực có sự chuyển mình, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, và là cơ hội, địa hạt lớn để doanh nghiệp ICT Việt Nam khai phá".
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Vinasa, phát biểu trực tuyến tại lễ công bố Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam do Vinasa tổ chức.
Theo ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp CNTT đã đóng góp lớn vào công tác phòng chống dịch thông qua việc xây dựng và triển khai nhiều nền tảng, giải pháp số, góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, giúp tổ chức, doanh nghiệp duy trì hoạt động, làm việc và học tập từ xa một cách hiệu quả, an toàn.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Vinasa, cũng nhấn mạnh doanh nghiệp CNTT "cần chớp lấy thời cơ, gánh vác trách nhiệm tiên phong" trong tiến trình chuyển đổi số.
Vượt khó trong đại dịch
"Để vượt bão Covid-19 và đón đầu sự phát triển, doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh chóng, nhưng phải chuẩn xác, như tính toán, nghiên cứu và tìm ra điểm nghẽn trong hoạt động của đơn vị, từ đó đầu tư giải pháp số phù hợp với năng lực, cũng như đảm bảo có đủ nguồn lực để triển khai lâu dài", ông Cao Hoàng Anh, Phó tổng giám đốc FSI, cho biết tại sự kiện.
Ông chia sẻ, công ty đã sớm xây dựng chiến lược chuyển đổi số để duy trì hoạt động hiệu quả trong đại dịch. "Việc được vinh danh trong 3 lĩnh vực là chuyển đổi số, chính phủ điện tử và dịch vụ BPO cho thấy chúng tôi đã bắt đúng xu thế phát triển của công nghệ hiện nay", ông nói.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Viết Lâm, Phó tổng giám đốc Rikkeisoft, trong Covid-19, nhất là làn sóng thứ tư, nhiều ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quý III/2021, doanh thu lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của công ty vẫn tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái và được trao giải Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm.
"Đại dịch vừa là thách thức, vừa là cơ hội với ngành CNTT. Các doanh nghiệp nếu linh hoạt thích ứng, biết nắm bắt cơ hội chuyển dịch xu hướng sẽ có lợi thế, giữ được đà tăng trưởng, thậm chí phát triển tốt", ông Lâm nhận định. "Chẳng hạn, trong giai đoạn giãn cách, nhận thấy nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh trong bán lẻ và thương mại điện tử, chúng tôi đã tập trung nguồn lực để đáp ứng cho những dự án ngành này. Các mảng công nghệ cao như AI và blockchain cũng được đầu tư và thu về thành quả nhất định".
Theo ông, năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ về nhu cầu nhân lực CNTT do hầu hết các ngành, lĩnh vực đều đẩy mạnh chuyển đổi số, thích ứng với làm việc từ xa. Sự chuyển dịch này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà tại cả các thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, với vai trò là doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam, FPT cho biết tập đoàn đã đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái giải pháp, nền tảng chuyển đổi số Made by FPT. Trong bối cảnh đại dịch với nhiều thách thức, công ty triển khai chương trình eCovax, bộ giải pháp công nghệ tổng thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với các diễn biến của dịch bệnh.
Tại lễ trao giải, FPT và các công ty thành viên được vinh danh 7 lần ở các lĩnh vực gồm Nền tảng chuyển đổi số; Chính phủ số; Thành phố thông minh; Dịch vụ - giải pháp CNTT; Blockchain; Hạ tầng số - Bảo mật, an toàn thông tin; và Dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số.
Dù diễn biến dịch bệnh phức tạp, FPT đặt mục tiêu đứng trong top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.
Giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021
Đại diện các doanh nghiệp nhận giải Top 10 Doanh nghiệp CNTT.
Được Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Vinasa phát động từ đầu tháng 4, chương trình Top 10 Doanh nghiệp CNTT 2021 nhận được 194 đề cử. Sau vòng chung tuyển, 104 đề cử từ 76 doanh nghiệp, tổ chức đã được trao giải thưởng và chia theo 15 lĩnh vực khác nhau.
Theo thống kê từ Ban tổ chức, có hơn 90% doanh nghiệp tham gia đang nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới như AI, IoT, Big Data blockchain... trong quá trình phát triển sản phẩm, giải pháp. Tổng doanh thu của 76 doanh nghiệp được vinh danh là 186.694 tỷ đồng, chiếm 60,74% doanh thu toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam trong năm 2020.
"Đa phần các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đang cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường quốc tế. Đây là những doanh nghiệp đã kiên cường phát huy nội lực, năng động, linh hoạt tìm được cơ trong nguy để vượt khó", đại diện Vinasa cho biết.
Lenovo công bố chiến lược kinh doanh toàn cầu mới Tại sự kiện Tech World 2021 đang diễn ra, Lenovo đã công bố sự chuyển đổi mang tính cách mạng trong mô hình kinh doanh của hãng với tên gọi TruScale, cung cấp tất cả sản phẩm dưới dạng dịch vụ (Everything-as-aService). Lenovo đang hướng đến mô hình kinh doanh của hãng với tên gọi TruScale Công bố này là một phần trong...