Một số trường tiểu học tại London cung cấp bữa sáng miễn phí cho học sinh
Trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ các em học sinh đủ năng lượng cho buổi sáng học tập và hoạt động, các hội đồng trường tại Anh đã bắt đầu chương trình cung cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh tiểu học, và tiến tới là cho cả học sinh trung học.
Không những vậy, chương trình bữa ăn miễn phí sẽ được mở rộng và tiến tới cung cấp bữa trưa miễn phí tại hai trường tiếp theo là trường Fulham College và trường trung học Woodlane, từ tháng 1 năm 2020.
Học sinh tiểu học ở Hammersmith và Fulham, London, Anh sẽ được ăn sáng miễn phí từ tháng Chín tới đây. (Ảnh: Getty)
Chương trình này sẽ được thực hiện thí điểm ở một số trường tại Anh và xứ Wales và kéo dài trong bốn năm. Kế hoạch này là một phần trong chiến lược của các nhà chức trách Hammersmith và Fulham.
Các nhà chức trách cũng đã làm việc với các tổ chức nhằm hỗ trợ tài chính cũng như tính toán việc tài trợ cho chương trình bằng tiền thu thêm từ việc tăng phí giấy phép trong khu vực.
Nhờ đó, phụ huynh có thể tiết kiệm khoảng 380 bảng Anh/năm cho mỗi đứa trẻ sau khi câu lạc bộ cung cấp bữa ăn sáng ở trường tiểu học được tổ chức vào tháng Chín. Các trường học có thể tiết kiệm khoảng 5.700 bảng mỗi năm cho mỗi đứa trẻ.
Stephen Cowan, lãnh đạo Hội đồng Hammersmith và Fulham (Ảnh: Rex)
Stephen Cowan, lãnh đạo Hội đồng Hammersmith và Fulham cho biết: “Tôi thấy thật khó chấp nhận khi trẻ em vẫn phải đến trường trong tình trạng năng lượng không đủ để học tập, vui chơi hàng ngày ở một trong những thủ đô giàu có nhất thế giới. Chúng ta phải chấm dứt điều này càng sớm càng tốt”.
Hiệu trưởng trường tiểu học của Hammersmith, Claire Fletcher nói: “Tôi hoan nghênh chương trình của Hammersmith và Fulham trong việc giải quyết vấn đề của học sinh.
Video đang HOT
Tôi mong được hợp tác chặt chẽ với các Hội đồng trường để tạo ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả nhất cho vấn đề này, đảm bảo rằng không có đứa trẻ nào phải bắt đầu hoặc kết thúc một ngày học mà vẫn cảm thấy đói bụng”.
Thái Hằng
Theo Metro/Dân trí
Bộ trưởng Giáo dục đề nghị các địa phương rà soát thực trạng, biên chế giáo viên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, tới đây sẽ có một chương trình rà soát toàn bộ thực trạng giáo viên và dự báo cho những năm tới.
Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố.
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tập trung trình bày về 3 nội dung quan trọng được Bộ triển khai trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Kỳ thi quốc gia diễn ra nghiêm túc, an toàn
Bộ trưởng nhấn mạnh, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, chỉ đạo sát sao đến các địa phương tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2019.
"Đến thời điểm này, công tác tổ chức thi diễn ra nghiêm túc, an toàn và đang tiếp tục khâu chấm thi. Dự kiến đến ngày 14/7 sẽ công bố kết quả thi", Bộ trưởng Nhạ nhận định.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn Thủ tướng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, các đồng chính lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc quyết liệt để bảo đảm kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, an toàn, thành công.
"Tôi cũng đề nghị các đồng chí lãnh đạo địa phương, tiếp tục chỉ đạo khâu chấm thi và bảo quản kết quả thi để đảm bảo trung thực, khách quan, góp phần cho kỳ thi được thành công trọn vẹn", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Nội dung thứ hai, Bộ đề nghị các địa phương chuẩn bị các điều kiện cho áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước hết, về phía Bộ Giáo dục đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông và hiện nay đang thẩm định các bản thảo sách giáo khoa, cố gắng chọn được bộ sách giáo khoa tốt nhất để phục vụ cho chương trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương đôn đốc xây dựng phần nội dung địa phương của chương trình.
Về chuẩn bị đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Nhạ thông tin, vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng, các địa phương đã tuyển dụng 23.000 giáo viên mầm non cho các tỉnh tăng nóng về dân số và 5 tỉnh Tây Nguyên.
Bộ trưởng Giáo dục đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc việc rà soát hợp đồng và biên chế để tuyển dụng hiệu quả.
"Tới đây, chúng tôi sẽ có một chương trình rà soát toàn bộ thực trạng giáo viên và dự báo cho những năm tới để các địa phương chủ động, cân đối giáo viên và bố trí tuyển dụng.
Bộ cũng đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình cuốn chiếu để phục vụ cho chương trình giá dục phổ thông mới. Tôi đề nghị các đơn vị, cơ sở ngành cùng với sở giáo dục các địa phương phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên", Bộ trưởng Bộ Giáo dục đề nghị.
Về việc sắp xếp các điểm trường, lãnh đạo Bộ đề nghị các địa phương quan tâm, trong quá trình sắp xếp đừng để trường hợp dồn trường dẫn đến học sinh đồng bào xa điểm trường quá.
Hiện nay, các địa phương đang sắp xếp các trường lớp, Bộ trưởng Nhạ đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo cùng các sở ngành liên quan có đánh giá căn cơ theo các chuẩn, quy chuẩn.
"Chúng tôi đề nghị các địa phương trong quá trình chuẩn bị các đề án đó phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu làm sao các đề án khi ban hành phù hợp với thực tế, tránh việc ban hành xong không được như kỳ vọng", Bộ trưởng nêu.
Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định, chỉ đạo để đảm bảo môi trường giáo dục, đẩy lùi bạo lực học đường, xây dựng một môi trường giáo dục an toàn.
Đề nghị chọn các cán bộ có năng lực vào hội đồng trường
Nội dung thứ ba, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị lãnh đạo các bộ, địa phương quan tâm xung quanh việc thực thi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.
Hiện tại, cả nước có 235 trường đại học, trong đó có 38 trường công an, quân đội theo quy chế riêng, còn khoảng gần 200 trường đại học phải chuyển sang cơ chế tự chủ.Trong đó có điều rất quan trọng là thực hiện tự chủ.
"Đang từ cơ chế quản lý sang quản trị, do vậy chúng tôi đã có hướng dẫn rà soát các điều kiện để thực hiện theo lộ trình.
Do vậy, đề nghị hiệu trưởng, lãnh đạo các địa phương, cơ quan chủ quản của các trường đại học cùng phối hợp để rà soát, kiểm tra các điều kiện tự chủ. Trong đó, có việc kiện toàn hội đồng trường, một thiết chế vô cùng quan trọng.
Khi cử người tham gia hội đồng trường, đề nghị chọn các cán bộ thực sự có năng lực, trách nhiệm vào hội đồng trường.
Tránh tình trạng cử người vào hội đồng trường mà không am hiểu dẫn đến sự hiện diện của cơ quan chủ quản trong hội đồng trường rất hạn chế.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát để tránh tình trạng kém chất lượng kéo dài. Chúng tôi có kế hoạch và cùng với Phó Thủ tướng để chỉ đạo để việc tự chủ đại học có kết quả", Bộ trưởng nói.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Hôm nay 1/7, các trường đại học chính thức được "cởi trói" để thực hiện tự chủ Hôm nay 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) chính thức có hiệu lực. Đây là thời điểm ghi nhớ là bước ngoặc lịch sử của nền giáo dục đại học Việt Nam, vì đó là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng...