Một số trường đại học chậm… công bố đề án tuyển sinh riêng
Theo quy định, trước ngày 31/3, các trường đại học (ĐH) phải khai báo dữ liệu đề án tuyển sinh riêng năm 2021, nhưng hiện một số trường vẫn chưa thực hiện yêu cầu này.
Theo đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc chậm trễ này là chưa đúng theo quy định. Quy chế tuyển sinh mới dù có sửa đổi cũng không sửa đổi, bổ sung phần nào liên quan đến đề án tuyển sinh và quy định về công bố thông tin đến thí sinh.
Theo dự kiến, từ ngày 24/4, thí sinh đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển ĐH.
Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu các ĐH, học viện; trường ĐH, trường sĩ quan đào tạo trình độ ĐH; trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh. Theo đó, các trường phải xây dựng và công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường theo mẫu Phụ lục và các quy định tại Quy chế tuyển sinh.
Video đang HOT
Đề án tuyển sinh hoặc đường link đến đề án phải được công khai tại trang chủ trên trang thông tin điện tử của trường; bảo đảm thuận lợi nhất cho thí sinh tìm hiểu. Thời gian công bố công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường: Với hình thức đào tạo chính quy trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển.
Các hình thức đào tạo khác trước ít nhất 45 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét. Để phục vụ công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2021, các trường phải khai báo dữ liệu đề án vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước ngày 31/3.
Bộ yêu cầu các trường ngay sau khi công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường phải gửi đề án này về Vụ Giáo dục ĐH.
TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho rằng, công bố đề án tuyển sinh sớm rất có lợi cho thí sinh, là cơ hội để tiếp cận. Vậy nên, việc các trường ĐH chậm công bố đề án tuyển sinh riêng, Bộ GD&ĐT nên có nhắc nhở nghiêm khắc.
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Học viện Hậu cần
Sáng 16-3, tại Hà Nội, Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) phối hợp với Học viện Hậu cần (HVHC) tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho 90 cán bộ, giảng viên của học viện. Thiếu tướng, PGS,TS Trịnh Bá Chinh, Phó giám đốc HVHC dự và phát biểu khai mạc.
Các đại biểu dự khai giảng.
Lớp học nằm trong chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ, giảng viên các học viện, trường sĩ quan, đại học trong quân đội của Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới.
Trong 5 ngày, các học viên tham gia lớp bồi dưỡng sẽ được các giảng viên có chức danh khoa học cao, nhiều kinh nghiệm của Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, trang bị kiến thức gồm: Nâng cao chất lượng tự học; sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học; lý luận, kỹ năng, tâm lý dạy học đại học; tổng quan về giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam; nghiệp vụ phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học; nghiệp vụ đánh giá giáo dục đại học.
Thiếu tướng , PGS, TS Trịnh Bá Chinh, Phó giám đốc Học viện Hậu cần phát biểu khai giảng
Phát biểu khai giảng, Thiếu tướng, PGS, TS Trịnh Bá Chinh, Phó giám đốc HVHC nhấn mạnh: Lớp bồi dưỡng có ý nghĩa rất thiết thực nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường; tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng ủy HVHC về lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.
Đồng chí Phó giám đốc học viện đề nghị các học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tận dụng thời gian, tích cực tham gia học tập để tiếp thu đầy đủ nội dung các chuyên đề; chủ động nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức được trang bị vào quá trình công tác.
Theo kế hoạch, lớp học sẽ bế giảng vào ngày 20-3. Hoàn thành chương trình lớp bồi dưỡng, các học viên được kiểm tra và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tự chủ đại học: Không gỡ vướng, ai dám tiên phong? So với các nước phát triển, tự chủ đại học (ĐH) của Việt Nam mới đang ở mức sơ khai. Do đó, cùng với việc được Luật hoá, tự chủ giáo dục ĐH cần có sự tháo gỡ đồng bộ từ các quy định khác để không có những bài học đau lòng. Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ)...