Một số ngành hot của Đại học Bách khoa Hà Nội không xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT khi xét tuyển sinh đầu vào một số ngành học Tự đồng hóa, Công nghệ thông tin…
Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022: Xem tại đây
Sau khi hơn 7.000 thí sinh hoàn thành kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ít nhất trong 3 năm tới, trường vẫn tiếp tục sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT làm phương thức tuyển sinh đầu vào.
Dự kiến, trường sẽ dành khoảng 20 – 30% tổng chỉ tiêu cho phương thức này. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, thời gian tới, một số ngành học cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hóa, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến trường sẽ dành toàn bộ chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi đánh giá tư duy.
“Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao”, ông Điền nhấn mạnh.
Trước những ý kiến thí sinh than đề thi đánh giá tư duy năm nay dài và khó, ông Điều cho biết, các câu hỏi của đề thi tư duy được phân hóa theo các mức độ, nhưng chỉ dành 20% cho thông hiểu (mức dễ). So với mức 50-60% của đề thi tốt nghiệp THPT, đề đánh giá tư duy có độ phân hóa cao hơn, dành phần lớn nội dung cho mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm, các câu hỏi trong phần vận dụng sáng tạo khá kén thí sinh nên những em thực sự xuất sắc mới làm được bài này. Bên cạnh đó, việc thiết kế bài thi Đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ
“Sẽ không có chuyện ‘mưa’ điểm 9, 10 thi tư duy, và điểm chuẩn không tràn lan ở mức 27″, ông Điền cho hay.
Năm 2022, tổng số hơn 7.000 đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Trường tổ chức tại 5 cụm thi phân bổ từ miền Bắc tới miền Trung, gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội (4276 thí sinh); Đại học Hàng Hải Việt Nam – Hải Phòng (1695 thí sinh), Đại học Tân Trào – Tuyên Quang (105 thí sinh), Đại học Vinh – Nghệ An (985 thí sinh), Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (75 thí sinh).
Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra trong 270 phút, gồm 3 phần: phần bắt buộc với môn toán và đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 – Khoa học tự nhiên gồm các môn: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS.
Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, theo hình thức trắc nghiệm như thi THPT. Riêng môn Toán và tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.
3 ngành học hot nhưng thực tế đã 'bão hòa', cơ hội việc làm ít khả quan
Chọn ngành học hot không bằng chọn ngành học phù hợp.
Đứng trước ngưỡng cửa đại học, chọn ngành học gì đúng sở thích, năng lực nhưng quan trọng vẫn đảm bảo đầu ra là những yếu tố sĩ tử nên lưu ý. Đành rằng cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào nỗ lực, ý chí, khả năng của mỗi người. Tuy nhiên lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm là điều cần cân nhắc.
Các em không nên chọn ngành học hot nếu bản thân cảm thấy không yêu thích và không phù hợp. Các em có thể lựa chọn ngành không hot, nhưng khi học tập thực sự đam mê thì vẫn có thể sở hữu cơ hội việc làm cho riêng mình.
Theo Sohu, có một số ngành học được phụ huynh ưu ái và định hướng cho con nhưng đang "bão hòa trầm trọng", vì vậy hãy lựa chọn thật kỹ càng. Vì vậy, nếu không thực sự quá đam mê và quyết định theo đuổi nghiêm túc thì đừng chọn theo "phong trào". Bởi khi vào học ngành mình không thích thì sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ học, lúc đấy thì vừa mất tiền vừa mất thời gian của bản thân cũng như gia đình.
Chọn ngành học hot không bằng chọn ngành học phù hợp.
1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Ngành đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh là một trong những ngành tương đối phổ biến và được yêu thích hiện nay. Nói một cách đơn giản, Quản trị kinh doanh là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: Bán hàng, Tài chính, Luật kinh tế, Marketing, Logistics, Nhân sự... ở cấp độ tổng quát nhất.
Dù đa tài nhưng sinh viên Quản trị kinh doanh không "thiện chiến" ở riêng một lĩnh vực nào. Đây là ưu điểm và hạn chế của Cử nhân ngành này. Vì khi đó họ phải chắc chắn rằng con đường sự nghiệp của mình là đúng đắn ngay từ khi còn là sinh viên. Để họ trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tình trạng thí sinh đăng ký quá đông khiến vấn đề đặt ra là có tình trạng "cung vượt cầu" khiến số lượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường khá lớn.
2. Chuyên ngành Báo chí và Truyền thông
Thực tế trước đây, chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tương đối phổ biến, nhiều thí sinh đổ xô đăng ký dự thi, các kênh tuyển dụng chính của chuyên ngành này là báo in và truyền hình. Rất nhiều sinh viên nữ thích làm trong lĩnh vực truyền hình vì năng động và "hào nhoáng".
Nhưng hiện nay với sự phát triển của thời đại Internet, truyền thông truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề. Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và Truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn, và chuyên ngành này hiện đã xuất hiện tình trạng "bão hòa trầm trọng".
Thực tế trước đây, chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tương đối phổ biến, nhiều thí sinh đổ xô đăng ký dự thi.
3. Chuyên ngành Kế toán
Chuyên ngành Kế toán chắc hẳn đã quá quen thuộc, được nhiều sinh viên đăng ký thi hàng năm. Trước đây, nghề Kế toán không chỉ vô cùng "hot" vì nhu cầu tuyển dụng cao ngất mà còn vì mức lương đáng mơ ước đối với nhiều bạn trẻ mới ra trường; nhưng trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp của ngành này lại có xu hướng tăng lên.
Ngoài cung vượt cầu, thực tế cho thấy, dù sinh viên khi ra trường đã được học rất nhiều kiến thức nhưng hầu như vẫn chưa thể đáp ứng được các nhu cầu mà một doanh nghiệp đưa ra bởi thực tế những kiến thức đó chỉ là lý thuyết. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng lại yêu cầu tuyển những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc. Từ đó dẫn đến sự thất nghiệp tăng cao.
Khi con chọn ngành học, phụ huynh có thể đưa ra ý kiến phù hợp, nhưng không được tự ý đưa ra quyết định.
Ba ngành học trên là những ngành học được các bậc phụ huynh cho rằng có sự phát triển, nhưng thực tế đã "bão hòa" trầm trọng, khó tìm việc làm.
Hàng năm, khi điền đơn đăng ký, một số phụ huynh "tự quyết" cho con cái chọn ngành học, bất chấp việc đứa trẻ có hứng thú hay chấp nhận không. Khi con chọn ngành học, phụ huynh có thể đưa ra ý kiến phù hợp, nhưng không được tự ý đưa ra quyết định. Việc học cũng là cho con, nếu phụ huynh chọn chuyên ngành mà con mình yêu thích thì không sao, nhưng ngược lại có thể ảnh hưởng tương lai con cái mình.
Ngành nghề đào tạo nào cũng cần cho xã hội và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan là khả năng học tập và nắm bắt của sinh viên cũng như năng lực của sinh viên như thế nào.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, nếu biết chọn học những ngành học theo kịp xu hướng thời đại, và chịu khó học tập, rèn luyện thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm cũng như nhận mức thu nhập cao hơn sau khi ra trường.
Hơn 4.000 sinh viên bị 'treo bằng' sắp được nhận bằng tốt nghiệp Từ 20/7, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ thực hiện cấp bằng tốt nghiệp cho hơn 4.000 sinh viên bị 'treo bằng' do trước đây, người phụ trách trường không đủ thẩm quyền để ký bằng. Các sinh viên, học viên này đã đủ điều kiện tốt nghiệp từ tháng 7/2021 nhưng đến nay vẫn chưa thể nhận bằng tốt nghiệp. ĐH...