Một số món ăn ngon trên đường tới miền Tây
Trong hành trình khám phá miền Tây, khách du lịch sẽ dễ dàng thưởng thức những đặc sản như bún cá Châu Đốc, bánh xèo, bánh tằm bì…
Cháo cá lóc rau đắng
Dọc đường đến Long An, Tiền Giang… có các quán nhỏ bán cháo cá lóc rau đắng cho khách đi đường. Cá lóc chọn để nấu thường là cá lóc đồng, thịt chắc và thơm. Tùy vào sở thích của người ăn, chủ quán sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá. Phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi ăn, chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cháo cá lóc ăn kèm đĩa rau đắng đất, thứ rau có vị đắng tê đầu lưỡi. Giá một nồi cháo cho 5-6 người ăn là 200.000 đồng. Ảnh: Má Lúm.
Nếu đi tuyến đường về Tiền Giang, Cần Thơ… khách du lịch không nên bỏ qua tô hủ tíu Mỹ Tho trứ danh. Tô hủ tiếu đặc sản này có sợi được chần qua nước sôi, một lượng thịt, xương, tôm vừa đủ, chan nước dùng và rắc hành tươi, giá đỗ lên trên. Khi ăn, ngoài vị ngọt béo của nước hầm xương, mềm ngọt của tôm, thịt bạn sẽ cảm nhận được vị thanh dịu của nước lèo nơi đầu lưỡi.
Khách có thể thưởng thức tại bất cứ hàng quán nào tại Mỹ Tho hoặc ở ngay cổng chào thành phố với giá khoảng 30.000 đồng một bát. Ảnh: Phương Phạm
Bún cá Châu Đốc
Video đang HOT
Món bún cá ngon đòi hỏi phần nước lèo phải trong, có vị ngọt từ xương cá, đậm đà vị ruốc. Bún tươi được chần qua nước sôi rồi cho vào bát, bên trên là vài lát cá vàng ươm, đôi ba lát thịt heo quay, nước lèo được chan ngập mặt với ít rau thơm. Rau diếp cá, húng quế, bắp chuối rau muống… là những loại rau ăn kèm. Bún cá được bán ở nhiều con đường ở An Giang, trong chợ Châu Đốc… với giá chỉ 12.000-15.000 đồng một tô. Ảnh: Khánh Bằng.
Bánh tằm bì
Đây chính là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây bạn cũng dễ dàng bắt gặp món này tại ven đường, chợ… Bánh tằm được cho vào một chiếc đĩa, bì cho lên trên, tiếp đến là các loại rau, rưới đều nước cốt dừa lên. Khi ăn món này, thực khách trộn lẫn những thành phần lại với nhau, nếu chưa vừa miệng thì có thể chan thêm ít nước mắm ngọt. Một đĩa bánh tằm bì giá khoảng 10.000 đồng. Ảnh: Khánh Hòa.
Bánh xèo
Bánh xèo là món ăn dân dã miền Tây đã xuất hiện trên các trang báo du lịch quốc tế. Tại mỗi tỉnh có các quán bánh xèo nổi danh với đặc trưng khác nhau. Bánh xèo Cao Lãnh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, đốt trên lò củi, với nhân là giá, thịt lợn và tôm. Ở Cần Thơ có bánh xèo củ hũ dừa, hay về An Giang sẽ gặp bánh xèo bông điên điển. Rau rừng và nước chấm chua ngọt cũng tạo nên sức quyến rũ cho món ăn này. Giá một chiếc bánh xèo là 10.000 đồng. Ảnh: Má Lúm.
Bánh cống
Tới Sóc Trăng, du khách dễ gặp những xe bán bánh cống vàng rộm ở dọc đường hay trong các khu chợ. Lý giải tên gọi bánh cống, khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn, trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt, người Sóc Trăng gọi là cống. Bánh cống ngon nhất là ở chính nơi được cho là xuất xứ của nó – ngã ba đường vào chợ Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (cách TP Sóc Trăng khoảng 8 km). Mỗi chiếc bánh cống có giá 8.000 đồng, ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, tạo nên vị đậm đà giòn rụm cùng vị thanh mát của rau. Ảnh: Ngọc Quí.
Trái chuối nướng ngòn ngọt được bọc bên ngoài bằng lớp bột nếp, chan nước cốt dừa thơm nức và rắc thêm một ít đậu phộng. Đi ngang qua thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, bạn hãy thử chuối nếp nướng ở quán trên đường Lý Thường Kiệt. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy món này ở dọc đường đi Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ… với giá 5.000-7.000 đồng một phần
Theo Vnexpress
Về Bạc Liêu thưởng thức đặc sản "bánh tằm bì"
Bánh tằm bì - đặc sản Bạc Liêu có sợi trắng tinh, hình dáng con tằm, thơm ngon mà rất dễ làm. Đây là một món ngon mang phong vị ẩm thực đậm chất dân dã miền Tây.
Nguyên liệu chế biến
Sợi bánh tằm bì luôn trắng tinh, bởi được chế biến từ loại gạo ngon nhất Bạc Liêu. Người ta đem gạo đi xay sau khi ngâm tận 3 ngày 3 đêm, xong đến giai đoạn hồ bột gạo bằng bột năng. Sợi bánh có ngon hoặc trắng tinh hay không là ở giai đoạn này.
Nước cốt dừa phải được lấy từ trái dừa non, cho nước có vị béo ngọt. Cho một ít bột năng vào nước cốt dừa được làm nóng vừa phải đến khi có màu trắng tinh giống sữa, đồng thời nêm ít muối và đường sao cho có vị vừa mặn vừa ngọt là được.
Nguyên liệu chế biến bánh tằm bì.
Nước mắm ngọt được làm khá lạ. Người ta cho vào nước mắm nguyên chất một ít nước dừa, sau đó bỏ ớt tỏi băm nhỏ và chanh vào. Lúc này nước mắm ngọt cũng có vị vừa ngọt vừa mặn như nước cốt dừa.
Bì là da heo và thịt heo luộc thái nhỏ trộn với thính. Bì làm sẵn có bán rất nhiều ở chợ.
Rau sống là món không thể thiếu khi thưởng thức bánh tằm bì, chủ yếu là rau thơm, xà lách, dưa leo và một ít giá đỗ.
Đậm đà phong vị ẩm thực miền Tây
Bánh tằm bì là loại bánh quen thuộc ở các tỉnh miền Tây nhưng bánh tằm bì Bạc Liêu ngon nổi bật, có thể nâng lên thành "đặc sản".
Cách làm bánh tằm rất công phu. Trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay. Sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon. Để làm món bì người ta phải chọn da heo và thịt, đem luộc trước khi xắt nhỏ thành sợi, mịn và đều, xong đem trộn chung với thính và ít gia vị.
Bánh tằm bì - đặc sản Bạc Liêu.
Một đĩa bánh tằm bì ngon gồm có bánh tằm, bì, nước cốt dừa. Riêng bánh tằm bì Bạc Liêu còn điểm xuyết thêm một vài viên xíu mại giúp cho đĩa bánh tăng thêm chất lượng. Nước cốt dừa có thể chan vào tùy sở thích khẩu vị từng người. Ăn kèm với bánh tằm bì còn có rau cải.
Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt mới tăng độ đậm đà. Có thể nêm chút tương ớt cho thêm đậm gia vị. Còn rau nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ. Mùi thơm thanh của rau cải hòa quyện với cái bùi bùi của bì và vị béo của nước cốt dừa giúp kích thích sự thèm ăn cho thực khách.
Món bánh tằm này hiện nay chỉ một vài nơi như Bạc Liêu là còn giữ được cái hồn, cái gốc xưa cũ. Các nơi khác đã "biến tấu" ra nhiều kiểu cách, tuy ngon, lạ miệng nhưng người thưởng thức không còn ấn tượng sâu sắc về món ăn dân dã truyền thống trên. Những người con vùng đất Bạc Liêu sống xa quê thường tự làm ăn chứ ít khi ra tiệm. Một số người ngoại tỉnh mới thưởng thức món ăn này thường cho thêm ít lát thịt nướng để ăn được đậm đà hơn.
Theo Trithucvn
Bánh tằm bì Sa Đéc từ quê ra phố Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, chút vị dân dã của bánh tằm bì đủ khiến lòng xốn xang nỗi nhớ quê nhà.. Một món ăn "kỳ lạ" Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, mảnh đất hiền hòa nằm nép mình bên dòng sông Tiền. Châu Thành là địa danh rất phổ biến ở miền Nam. Vì...