Một số hình ảnh thú vị về loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới
Ngoài những đặc tính kỳ lạ, loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới còn khiến các nhà khoa học choáng ngợp vì lối sống hằng ngày.
Ít ai biết được rằng, trong số các loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới lại có sự xuất hiện của một số cái tên quen thuộc như đà điểu, gấu trúc, sóc,… Không chỉ có chỉ số IQ thấp, những loài động vật này còn khiến người xem thích thú về một số hành động kỳ lạ trong lối sống hằng ngày.
Đà điểu
Đà điểu là một trong những loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới. Nó có kích thước lớn, sở hữu đôi chân dài cùng khả năng di chuyển đáng nể. Tuy nhiên, chúng lại có phần ngô nghê và “trì trệ” về mặt trí tuệ.
Tốc độ chạy chính là ưu điểm duy nhất của đà điểu. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, loài này lại trở nên ngơ ngác, tự biến mình thành bữa ăn thịnh soạn cho những kẻ đi săn. Do đà điểu tự quay đầu chạy ngược lại, đâm thẳng vào miệng kẻ thù.
Đà điểu có cân nặng từ 90 đến 130 kg, có một số đà điểu trống có thể nặng đến 155kg. Bộ lông loài động vật này rất mềm và khác lạ so với lông vũ của bất cứ loài chim bay nào. Đà điểu có đôi chân khỏe và chân của chúng có hai ngón, rất đặc biệt.
Ưu điểm duy nhất của loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới mang tên đà điểu là đôi chân dài.
Lười
Sở dĩ con lười được đặt tên là lười vì chúng có độ lười “đệ nhất thiên hạ”, không ai sánh bằng. Phần lớn vòng đời của con lười chỉ quanh quẩn với các hoạt động ăn, ngủ và đu bám trên tán cây.
Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động cùng với ngoại hình trông có vẻ khá “đần”. Có những con lười quanh năm chỉ trú trên cành cao, một tuần tụt xuống đất duy nhất một lần để đi vệ sinh. Nhiều con lười khi chết rồi nhưng cơ thể vẫn treo trên cây không rơi xuống đất.
Động tác của loài động vật này lúc nào cũng chậm chạp, đến mức gần như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên mặt đất, tốc độ nhanh nhất con lười thể đạt được là 160m/giờ.
Loài lười di chuyển chậm đến mức cỏ cây cũng có thể mọc trên người.
Kakapo là giống vẹt bắt nguồn từ New Zealand, chúng có mặt trên đảo trước khi con người đặt chân đến vùng đất này. Vẹt Kakapo không hề biết bay và vô cùng ngớ ngẩn, mặc dù chúng thuộc họ nhà chim.
Video đang HOT
Một khi vẹt Kakapo gặp phải nguy hiểm hoặc đối tượng chúng cho là nguy hại, ngay lập tức loài vẹt này sẽ giả vờ “đóng băng” tại chỗ. Vì không biết bay nên đôi khi chúng sẽ tìm cách trèo lên cành cao, tung cánh giả vờ bay.
Ngoài ra, loài động vật này còn “ngơ” đến mức không nhận biết được bạn tình.
Vẹt Kakapo dùng bộ lông của mình để lẩn trốn.
Gà tây có kích thước lớn hơn các loại gà nuôi nhà, gà thả bộ nhưng chỉ số thông minh của loài gà này lại thấp một cách đáng kinh ngạc. Chúng không phân biệt được thời tiết nắng hay mưa và khả năng nhận biết xung quanh rất chậm chạp.
Đặc biệt, gà tây đực không thể phân biệt được bạn tình của chúng là ai. Ngay cả khi bạn đem ra một cái đầu gà giả, bạn cũng đánh lừa được chúng.
Gà tây có thể bay như thiên nga hay ngỗng trời nhưng khi được thuần hóa, chúng có thân hình quá nặng nề nên không thể bay dù chỉ một đoạn ngắn. Thịt gà tây thường được người Mỹ và người phương Tây dùng cho món nướng.
Loài vật này không thể phân biệt được thời tiết.
Gấu trúc
Gấu trúc là một trong những con vật được yêu thích trên thế giới. Thậm chí, một số nước chọn gấu trúc là quốc bảo – bảo vật quốc gia. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, gấu trúc rất lười lười vận động, khả năng quan hệ tình dục cũng hạn chế.
Thứ duy nhất trên đời này gấu trúc có thể ăn được là tre, loài cây không có nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì thế, chúng chỉ nằm lên nằm xuống nhai nhóp nhép một cách uể oải và thiếu năng lượng.
Gấu trúc rất lười vận động.
Vì sao gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc?
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng một lần được nghe tới cái tên gấu trúc. Một loài động vật đáng yêu được coi như 'quốc bảo' của Trung Quốc.
Trong quá khứ, gấu trúc từng có mặt trên khắp châu Á và châu Âu.
Những chiếc răng gấu bí ẩn ở Bulgaria
Gấu trúc hay còn gọi là gấu trúc khổng lồ (tên gọi khác là Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài gấu có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc.
Tuy thuộc bộ ăn thịt nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc. (Ảnh: NatGeo)
Ở thời cổ đại, gấu trúc được coi là một loài thú hiếm và kỳ lạ, chúng được mệnh danh là "quái thú". Chúng được mô tả trong các truyền thuyết dân gian là loại quái thú chuyên ăn sắt, báo và bọ cạp. Trong cuốn "Lịch sử của Tư Mã Thiên: Năm hoàng đế Ban Ji" từng ghi lại rằng gấu trúc được sử dụng để chiến đấu. Điều này đã cho thấy gấu trúc không phải là một loài vật hiền lành, dễ thương, yếu ớt như vẻ ngoài của chúng.
Gấu trúc thường được tìm thấy ở những dãy núi thuộc Tứ Xuyên và Thiểm Tây, Trung Quốc. Mặc dù, gấu trúc được coi là loài đặc hữu của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng, trước đây, những con gấu trúc từng lang thang khắp châu Á và thậm chí là cả châu Âu. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về những loài gấu trúc có họ hàng với gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ở Hungary, Tây Ban Nha và Bulgaria.
Những chiếc răng hóa thạch được tìm thấy ở Bulgaria. (Ảnh: NatGeo)
Sự thật này đã được "tìm thấy" kể từ cuối thập niên 1970. Một công nhân làm việc ở mỏ than phía Tây Bắc Bulgaria tình cờ phát hiện ra hai chiếc răng đã hóa thạch. Sau đó, anh ta đã mang chúng tới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia để nhờ các chuyên gia thẩm định. Đáng tiếc, sau đó những chiếc răng này đã bị lãng quên trong hàng thập kỷ.
Mãi tới khi, Nikolai Spassov, một nhà cổ sinh vật học đang làm việc đúng tại vị trí mà Nikolov đã để lại sau khi ông nghỉ hưu và mất quyết định đem những chiếc răng đi kiểm định. Spassov cho biết, những chiếc răng này đã thuộc về một con vật đã chết cách đây ít nhất 5-7 triệu năm, thuộc vào kỷ địa chất Messinian.
Sự trùng khớp giữa răng hóa thạch được tìm thấy ở Bulgaria và răng của gấu trúc hiện đại. (Ảnh: NatGeo)
Nghi ngờ con vật đã chết ấy chính là gấu, Spassov đã đem nó so sánh với hóa thạch của những loài gấu nâu xuất hiện ở vùng này. Kết quả không như mong đợi, ông thấy hai mẫu vật không có sự trùng khớp đặc biệt.
Bất ngờ thay trong một lần tình cờ nhìn thấy những mẫu răng của gấu trúc khổng lồ Trung Quốc, Spassov chợt nhận ra sao nó giống với mẫu răng mình đang nghiên cứu đến vậy. Ông đã lật lại các hồ sơ để khẳng định đây phải là những mẫu răng của gấu trúc.
Hình ảnh hoàn chỉnh của gấu trúc cổ đại ở châu Âu được dựng lại từ hóa thạch được tìm thấy. (Ảnh: NatGeo)
Từ những hóa thạch được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã mô phỏng lại cấu trúc xương của chúng và tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh của loài gấu trúc ở châu Âu. Tuy nhiên, sau khi trải qua một biến cố khí hậu, được gọi là Cuộc khủng hoảng độ mặn Messinian xảy ra ở cuối kỷ Miocen đã khiến nước biển rút đi tới 70 mét. Những hồ nước ngọt trên cạn vì thế cũng bốc hơi. Điều này tiếp tục dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng loạt loài thực vật và cả các loài động vật sống phụ thuộc vào nó, trong đó có gấu trúc châu Âu. Do đó, chỉ còn những con gấu trúc ở Trung Quốc tồn tại tới ngày nay.
Hành trình trở thành quốc bảo của Trung Quốc
Gấu trúc là bảo vật quốc gia của Trung Quốc. (Ảnh: NatGeo)
Gấu trúc được chỉ định là bảo vật quốc gia hoàn toàn là nhờ một người nước ngoài - cha Armand David. Năm 1862, cha David đã phát hiện ở Trung Quốc một "tấm da gấu đen trắng rất đặc biệt". Ông cho rằng gấu trúc "sẽ trở thành một loài động vật mới rất thú vị ".
Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa quan tâm và bảo vệ gấu trúc, David rất yêu quý loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi, tìm cách đưa loài vật này ra khỏi Trung Quốc. Kể từ đó, một tình yêu dành cho gấu trúc đã được hình thành trong những người nước ngoài, và để có được gấu trúc, các quốc gia đã cử người đến Trung Quốc để tìm kiếm chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng gấu trúc khổng lồ giảm mạnh, ở thời điểm đó, ít nhất 200 con gấu trúc còn sống đã được gửi ra nước ngoài, còn số con bị chết trong quá trình vận chuyển.
Do bị săn bắt quá nhiều, gấu trúc từng rơi vào cảnh suýt bị tuyệt chủng. (Ảnh: NatGeo)
Mãi cho đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ nước này đã bắt đầu tích cực bảo tồn gấu trúc. Vào năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật cần bảo vệ cấp 1 quốc gia. Đây cũng là thời điểm mà gấu trúc chính thức trở thành "quốc bảo" của Trung Quốc, sau hàng chục năm đối diện với nguy cơ sinh tồn từ nạn săn bắn.
Ngày nay, gấu trúc được coi như một món quà vô cùng quý giá mà Trung Quốc dành tặng cho nhiều quốc gia. (Ảnh: NatGeo)
Kể từ đó, gấu trúc được coi như một món quà vô cùng quý giá, được gọi là: "Ngoại giao gấu trúc". Trung Quốc đã tặng gấu trúc như một món quà ngoại giao cho nhiều quốc gia như Nga, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản...
*Bài viết được tổng hợp từ Quora, NatGeo, The Times of India.
Nguyệt Phạm
Gấu trúc Ya Ya trở về Trung Quốc từ sở thú ở Mỹ trong tình trạng 'gầy ốm', hành trang là xác người bạn gấu trúc Le Le đã mất Gấu trúc Ya Ya trở về nhà sau 20 năm sống tại sở thú Memphis (Mỹ). Nhìn thấy video và hình ảnh của Ya Ya (Nha Nha) ở sở thú Memphis, phía Trung Quốc rất lo lắng khi khi cô gấu trúc này xuất hiện với bộ lông bẩn thỉu và cơ thể gầy gò. Tổ chức bảo vệ động vật và Tổ...