Một sinh viên bán vé số để theo đuổi việc học
Học một buổi, bán vé số một buổi để kiếm sống và trang trải việc học, đó là hoàn cảnh của Trịnh Ngọc Dung, sinh viên Trường cao đẳng Cần Thơ.
Ngoài giờ lên lớp, Dung đi bán vé số để trang trải chi phí học tập của mình và hai em – ẢNH: THANH DUY
Dung cho biết nhà em nghèo không có nổi “cục đất chọi chim”. Để mưu sinh, cha mẹ rày đây mai đó với đủ thứ nghề, cuối cùng về TP.Cần Thơ đi bán vé số đến tận bây giờ. Dung có em trai học lớp 10 và em gái học lớp 8. Cả 5 người sống trong căn phòng trọ chật hẹp chưa đầy 4 m 2 trên đường Lê Văn Bì, P.An Thới, Q.Bình Thủy. Tiền thuê mỗi tháng 1 triệu đồng.
Con đường học vấn của Dung không nhận được nhiều ủng hộ vì nhà quá nghèo. Thế nhưng, ước mơ được làm cô giáo mầm non đứng bục giảng, cùng ca múa với trẻ… cứ mỗi ngày lớn trong em. Phần vì thương cha mẹ lam lũ, phần muốn xây đắp tương lai nên từ năm lớp 10 Dung đi bán vé số để theo đuổi việc học.
“Khi đó, em thấy mình đã lớn khôn, có thể đỡ đần phần nào giúp cha mẹ. Học buổi sáng, em đi bán vé số buổi chiều, cuối tuần và cả hè. Tiền gom góp đóng học phí, mua sách vở cho ba chị em”, Dung cho biết.
Đạp xe đến trường mỗi lượt đi về mất hơn 1 giờ. Hôm nào học 2 buổi thì Dung ở lại trường, tìm đến những quán cơm chay giá rẻ, bàn ghế làm chỗ nghỉ trưa. Học 1 buổi thì em đi bán vé số, mỗi ngày bán được từ 50 – 200 tờ, nếu hết sớm thì bán tiếp với cha mẹ. “Mấy tháng nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên bán chậm lắm. Em đi mọi ngõ hẻm để mời khách. Sợ bán không hết trước giờ xổ số, em quên cả ăn uống. Có lần hạ canxi ngất xỉu, người dân đưa vào bệnh viện giùm”, Dung kể.
Cuộc sống vốn đã lắm khó khăn, nhọc nhằn, Dung còn gặp phải nhiều xui rủi. Em kể nhiều lần “trắng tay” do bị giật vé số và bị trộm. Dù vậy, em vẫn lạc quan và giàu tình thương với những hoàn cảnh ngặt nghèo hơn mình, luôn sẵn lòng giúp đỡ học sinh hiếu học ở vùng sâu vùng xa…
Video đang HOT
“Trong khả năng, em quyên góp sách vở, quần áo hay tiền bằng cả ngày đi bán vất vả mới kiếm được. Em gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống nên biết rằng, mọi sự giúp đỡ dù nhỏ bé trong lúc khó khăn đều rất quý giá”, Dung bộc bạch.
Bạn của nhà nông, bạn của sinh viên
Thầy Trọng Ngôn luôn thấu cảm với học trò, vì thầy cũng từng trải qua thời sinh viên cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhưng luôn nuôi chí tiến lên không ngừng trong học tập.
PGS, TS Trương Trọng Ngôn mới đây vui chuyện, kể: "Trong túi thầy luôn có sẵn vài triệu đồng để kịp thời giúp đỡ đột xuất cho những sinh viên nghèo, nhưng phải học giỏi và có lòng đam mê học".
Thầy Ngôn trong ngày tốt nghiệp cao học của các học trò.
Người tiếp lửa
Nhiều sinh viên Đại học (ĐH) Cần Thơ còn nhớ như in cách đây vài năm, một nữ sinh viên nghèo đang theo học chương trình tiên tiến của Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường đại học Cần Thơ (VNC&PT CNSH ĐH CT) khóc ngay giữa sân trường vì không được thi do chưa kịp có tiền đóng học phí. PGS, TS Trương Trọng Ngôn của Viện biết được và giúp đỡ ngay ba triệu đồng để em này đóng và thi qua. Số tiền không phải là nhiều, nhưng sự chân tình của thầy Ngôn khiến nhiều người cảm động.
Sinh viên thành công nhất từ trước đến nay của thầy Ngôn là Nguyễn Phương Diễm. Sau khi lấy bằng tiến sĩ (TS) ở Hàn Quốc, công việc mới của Diễm là Postdoctoral Research Associate cho lab của GS Aspinwall của Trường ĐH Arizona, một trong những trường công đầu tiên của nước Mỹ, là trường ĐH lớn nhất bang Arizona và một trong 60 trường ĐH hàng đầu nước Mỹ.
Đề tài nghiên cứu mới của Diễm là chế tạo cảm biến sinh học để đo lượng đường trong tế bào. Lab mới làm về phospholipid vesicle (tạm dịch: lỗ hổng của thành phần cấu tạo chủ yếu trong hệ thống màng tế bào) để đưa cảm biến vào bên trong tế bào mà không gây độc. Theo Diễm, công việc ở Mỹ đòi hỏi tính độc lập và sáng tạo, hơi khác với môi trường đào tạo ở châu Á.
Tuy nhiên, GS Min nơi Diễm theo học ở Hàn Quốc cũng đào tạo Diễm rất gần với kiểu làm việc ở Mỹ nên Diễm cũng không gặp nhiều khó khăn khi đến. Nguyễn Phương Diễm viết trong thư gửi thầy Ngôn rất chân thành: "Nếu cần sách hoặc tài liệu, thầy cứ bảo em nha". Trước đó, thầy Ngôn đã viết thư giới thiệu cho Diễm để sang Hàn Quốc làm luận án tiến sĩ.
Thầy Trọng Ngôn rất quan tâm tương trợ những bệnh nhân nghèo, nguy nan ở Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ nhiều năm qua. Cứ nhận được tin báo có trường hợp nguy cấp nào, bận đến mấy thầy cũng thu xếp chạy xe máy vào để giúp đỡ và kêu gọi giúp đỡ nếu ngoài khả năng.
Thầy còn là đầu mối thường xuyên huy động hàng chục năm nay, các bạn bè hồi còn học Trường trung học Phan Thanh Giản nổi danh khắp miền tây, giờ định cư ở Anh, Pháp, Mỹ... đóng góp tiền bạc để tương hỗ học sinh nghèo khó, học giỏi và nhất là chịu học thật sự ở Trường THPT Châu Văn Liêm (Trường Phan Thanh Giản cũ). Bên cạnh đó, từ nhiều năm qua, thầy Trọng Ngôn liên tục trao một suất học bổng trị giá một triệu đồng/suất/năm trích từ tiền lương của thầy, cho học sinh nghèo học giỏi Trường THPT Châu Văn Liêm.
Ở ĐH Cần Thơ, đồng nghiệp thường nói với nhau: vào buổi tối, hầu như không ai gọi điện thầy Trọng Ngôn bắt máy vì thầy toàn tâm nghiên cứu đến 1, 2 giờ sáng để sáng mai, đúng 5 giờ sáng dậy giúp vợ chăm bẵm hai cháu ngoại rất xinh rồi thong dong chạy xe máy vào VNC&PT CNSH, ĐH CT dạy học. Vợ chồng PGS, TS Trương Trọng Ngôn đã nuôi nấng hai đứa cháu bên vợ ăn học thành tài và một cháu gái nữa đang là học sinh lớp 11 học toán cực kỳ xuất sắc của Trường Phổ thông, Thực hành (ĐH Cần Thơ).
Trong gia đình của thầy Trọng Ngôn, vợ thầy từng công tác trong ngành giáo dục và nhân hậu nổi tiếng, đã tình nguyện nghỉ dạy mấy chục năm nay để lo cho chồng con. Con trai út của thầy, Trương Trọng Lễ, là bác sĩ giỏi của Bệnh viện Huyết học Cần Thơ mới lập gia đình. Anh Trọng Lễ luôn tìm mọi cách trong khám, chữa bệnh để người bệnh được hưởng những ưu đãi, trợ cấp theo quy định của bệnh viện dành cho bệnh nhân cùng khổ. Con gái đầu của thầy Ngôn - Trương Thị Hồng Ngọc đang công tác ở Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ.
Ở ẩn vì nông dân
Ngoài căn nhà đang ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thầy Ngôn còn có một căn nhà cũ ở phường Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ. Đây là nơi nghỉ dưỡng của thầy cuối tuần mà quan trọng hơn là nơi thầy ươm mầm, thử nghiệm những giống mới, đón sinh viên vào thực tập, khảo nghiệm. Thầy Trọng Ngôn "lạc hậu" với những quán cà-phê sang, nhà hàng nổi tiếng gần nhà bởi thầy nói không có thời gian và không có nhu cầu, cũng giống như thói quen khi thầy làm tiến sĩ ở Hàn Quốc, tu nghiệp ở Pháp, Nhật Bản và Mỹ suốt thời trai trẻ.
Bạn bè thường kể với nhau rằng, thầy Trọng Ngôn thỉnh thoảng có nhậu, nhưng là chỉ vào những dịp mừng trao bằng TS, thạc sĩ cho nghiên cứu sinh, học viên cao học ở Trường ĐH Cần Thơ, trong thời gian ngắn, hoặc là khi hội ngộ với tri âm, bạn cũ thân thiết. Nhưng thầy có thể bỏ ra nhiều giờ liền, chạy xe gắn máy mấy chục cây số để đi tìm hiểu một giống cây lạ, gặp một nông dân sản xuất giỏi, hay đọc một cuốn sách cổ quý hiếm về nông nghiệp như mới đây ở nhà ông Tư Ngọc (75 tuổi) ở quận Cái Răng, Cần Thơ mà tôi có dịp chứng kiến.
Thầy Trọng Ngôn cho biết, thầy đang thu xếp công việc giảng dạy bận rộn để nay mai lên An Giang trò chuyện với nhà nông rặt (mới học đến lớp 6 trường làng) - "nhà khoa học" Hoa Sĩ Hiền - đang ngày đêm say sưa nghiên cứu, người gầy rạc, để cho ra đời hơn 50 giống lúa mới đang được nhiều doanh nghiệp đăng ký mua bản quyền, cũng như dân trong nghề khắp nơi đến tìm hiểu...
Thân sinh của thầy Trọng Ngôn - ông Trương Nam, đặt thầy tên Trương Trọng Ngôn với khát vọng "trọng lời ăn tiếng nói của mình". Ông Trương Nam được nhiều người biết đến nguyên là Thanh tra Ty Tiểu học tỉnh Phong Dinh (tên cũ của TP Cần Thơ) thanh liêm, chính trực có tiếng. Còn thầy Trương Trọng Ngôn cũng là tiếng nói phản biện nhẹ nhàng, tế nhị, nhưng nghiêm túc, đầy trách nhiệm ở Trường ĐH Cần Thơ.
Ngay từ mồng 4 Tết âm lịch năm nay, thầy Ngôn đã dành những ngày đầu năm để nhân giống và tiếp tục khảo nghiệm giống đậu xanh mới có kiểu trái chín đồng loạt trên đồng ruộng ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cùng với những sinh viên ưu tú của VNC&PT CNSH ĐH CT.
Nghiên cứu này rất có ý nghĩa cho người dân đồng bằng sông Cửu Long trong mô hình tái cơ cấu nông nghiệp: lúa và màu. Trước đây, người dân trồng đậu xanh rất mất thời gian thu hoạch vì đậu không chín đồng loạt khiến họ phải thu hoạch nhiều lần. Thầy Ngôn trăn trở về khó khăn này rồi thầy đọc nhiều báo quốc tế về vấn đề này, nhất là báo chí Ấn Độ, nước thành công trong việc tạo ra các kiểu đậu chín đồng loạt.
Trong khả năng của mình, thầy Trọng Ngôn đã chọn cách gây đột biến gien. Phải mất 5 năm ròng, thầy Trọng Ngôn mới tuyển chọn được giống đậu xanh chín đồng loạt. Thầy Trọng Ngôn báo tin vui: "Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Sóc Trăng vừa ký hợp đồng với VNC&PT CNSH, trường ĐH CT về chuyển giao một dòng đậu xanh chín đồng loạt".
"Dù 64 tuổi, đã và đang được nhà trường lưu dụng theo quy định của Chính phủ, nhưng tôi vẫn đang nỗ lực không ngừng nhằm đóng góp nhiều giống mới hơn nữa cho sự phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng như truyền đạt nhiều kiến thức mới hơn trên bục giảng, để tiếp tục tận hiến", thầy Trọng Ngôn mỉm cười, nhân hậu nói.
Đến trường bằng những ân tình Khi còn là học sinh trung học, Đỗ Thanh Duy (xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) đã đạp xe quanh thành phố để bán từng tấm vé số, theo xe tải bốc vác kiếm tiền ăn học. Duy phụ quán khi lên TP.HCM học - Ảnh: CÔNG TRIỆU Vượt gian khó, cậu học trò nay đã là tân sinh viên...