Một quốc gia Đông Âu đang tìm cách vào BRICS ngay trong năm nay
Belarus là quốc gia Đông Âu đang tìm cách tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vào năm 2024. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, quốc gia châu Âu này đã sẵn sàng tham gia các quá trình hội nhập trong khuôn khổ BRICS.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, BRICS là một nền tảng khác giúp chúng tôi duy trì sự cân bằng và ổn định kinh tế. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Lukashenko cho biết, BRICS có thể giúp Belarus phục hồi nền kinh tế và duy trì sự cân bằng về thương mại và tài chính. Việc tham gia nhóm vào năm 2024 sẽ giúp mang lại sự ổn định cho nền kinh tế của nước này.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi quan tâm đến việc tham gia vào các quá trình hội nhập trong không gian đó. BRICS là một nền tảng khác giúp chúng tôi duy trì sự cân bằng và ổn định kinh tế”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Maksim Ryzhenkov cho biết, đất nước hy vọng nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu đạt được vị thế là đối tác hợp tác BRICS.
Theo ông Ryzhenkov, Minsk coi BRICS là một nền tảng hiệu quả, tập hợp các lực lượng toàn cầu, nơi đất nước có thể thúc đẩy lợi ích chính sách đối ngoại của mình, xây dựng quan hệ kinh tế và phát triển thương mại.
* El Salvador được cho là cũng đang nghiên cứu khả năng gia nhập BRICS, theo Sputnik.
El Salvador quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ các nước BRICS, vì quốc gia này hiểu rằng cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế chứ không chỉ tập trung vào Mỹ và Ngân hàng thế giới (WB).
Mới đây, Giám đốc điều hành Ủy ban quốc gia Nga về nghiên cứu BRICS Georgiy Toloraya thông tin, hiện có 30 quốc gia xếp hàng đợi tham gia nhóm.
BRICS được thành lập vào năm 2009 với 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Vào tháng 1/2024, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) gia nhập nhóm.
Ba Lan tăng cường xây dựng các công trình bảo vệ biên giới giáp Belarus
Quốc gia Đông Âu này hy vọng sẽ thu hút được nguồn vốn từ Liên minh châu Âu (EU) để củng cố biên giới Belarus, gọi đây là hoạt động "đầu tư vào an ninh châu Âu".
Một binh sĩ Ba Lan gác ở hàng rào biên giới. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, Thủ tướng Donald Tusk tuyên bố Ba Lan đã bắt đầu xây dựng các công trình ngăn chặn làn sóng di cư mới ở biên giới với Belarus.
"Chúng tôi đã bắt đầu xây dựng các tuyến công sự hiện đại ở nhiều nơi. Các công trình này sẽ xuất hiện dọc theo toàn bộ biên giới phía Đông Ba Lan và chúng tôi sẽ thông báo công khai", nhà lãnh đạo phát biểu.
Thủ tướng Tusk kêu gọi EU hợp tác với Ba Lan để tài trợ cho các dự án đang được xây dựng, cho rằng các công trình sẽ là một phần an ninh của châu Âu ở biên giới phía Đông.
"Đây là biên giới của Ba Lan, cũng như Liên minh châu Âu. Vì vậy, tôi tin chắc rằng để đạt được điều này, toàn bộ châu Âu sẽ phải đầu tư vào an ninh, vào biên giới phía Đông của Ba Lan", Thủ tướng Tusk nhấn mạnh.
Vào năm 2021, hàng nghìn người di cư đến các nước EU chen chúc ở biên giới Ba Lan-Belarus. Trong khi Warsaw đổ lỗi cho Minsk về cuộc khủng hoảng di cư thì Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bác bỏ những cáo buộc, nói rằng Ba Lan làm leo thang cuộc khủng hoảng người tị nạn bằng cách trục xuất người di cư khỏi lãnh thổ của mình.
Ba Lan đã xây dựng một bức tường chắn ở biên giới Belarus trị giá 400 triệu USD. Công trình dài 186 km và cao 5 mét.
Tổng thống Belarus nêu lý do rút quân tăng cường khỏi biên giới với Ukraine Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết căng thẳng tại biên giới giữa nước này với Ukraine đã được giảm bớt. Chính vì vậy, các binh sĩ bổ sung được triển khai ở đó cũng được điều động trở lại căn cứ ban đầu. Binh sĩ Belarus tham gia diễn tập tại căn cứ huấn luyện gần thị trấn Borisov, cách thủ đô...