Một phần tư thế kỷ ‘nâng bước’ học trò vùng khó
Trường THCS Yên Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) – nơi nuôi dưỡng, chắp cánh những ước mơ của biết bao thế hệ học trò vùng khó, dân tộc thiểu số.
Trường THCS Yên Sơn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Nâng cao dân trí…
Trường THCS Yên Sơn tiền thân là Trường phổ thông cơ sở Yên Sơn, chặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành cũng là từng ấy năm các thế hệ thầy trò nhà trường không ngừng phấn đấu vươn lên.
Từ ngôi với hai dãy nhà tạm bằng tranh tre nứa lá với hơn 200 học sinh được chia làm 8 lớp học. Những ngày đầu thành lập đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh vô cùng khó khăn. Đến nay, Trường THCS Yên Sơn đã có 13 lớp học với 442 học sinh, trong đó gần 70% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số (Mường, Dao).
Hiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học, nuôi dưỡng của Trường THCS Yên Sơn từng bước được trang bị hiện đại với hệ thống mạng internet, tivi thông minh, thiết bị, đồ dùng học tập, phòng học chức năng. Hệ thống cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, tạo không gian vui chơi, hoạt động giáo dục lành mạnh, đảm bảo an ninh cho học sinh trong suốt thời gian học tập và sinh sống tại trường.
Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường được tăng cường và nâng cao về chất lượng. Với 29 biên chế, trong đó cán bộ quản lý là 2 thì trên 90% có trình độ đạt chuẩn. Trường THCS Yên Sơn phấn đấu đến năm 2023 sẽ có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn. Được biết, đa số thầy cô giáo nhà trường là người địa phương luôn yêu nghề và yên tâm công tác để bám trường, bám lớp.
Chặng đường một phần tư thế kỷ, Trường THCS Yên Sơn đã nuôi, dạy, đào tạo nhiều thế hệ học sinh đã tốt nghiệp ra trường. Trong đó, nhiều em đã đỗ đạt vào các đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đã trở thành các kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý mang tri thức của Đảng về xây dựng bản làng quê hương tỉnh Phú Thọ.
Thầy Hà Ngọc Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn (huyện Thanh Sơn) chia sẻ với Báo GD&TĐ.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, thầy Hà Ngọc Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn (huyện Thanh Sơn) cho biết, với sự mệnh giáo dục vùng khó, nâng cao dân trí những năm qua chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường phát triển ổn định. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên từ không có giải đến có giải, từ giải thấp đến giải cao. Đơn cử, năm học 2020 – 2021, nhà trường có 3 học sinh đạt giải cấp tỉnh (1 Nhì, 1 Ba, 1 Khuyến khích). Riêng năm học 2021 – 2022 Trường THCS Yên Sơn có 8 học sinh tham gia dự thi HSG học sinh cấp huyện, trong đó môn Lịch sử đạt 3 danh hiệu (Nhì, Ba và Khuyến khích).
Video đang HOT
“Trong 25 năm qua với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy và trò đã đem lại nhiều thành tích. Nhà trường rất vinh dự và tự hào khi được các cấp, ngành công nhận và khen thưởng. Đặc biệt, nhiều năm Trường THCS Yên Sơn giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn, UBND tỉnh Phú Thọ khen thưởng…”, thầy Quỳnh chia sẻ.
…giữ gìn văn hóa dân tộc
Năm 2022- 2023, Trường THCS Yên Sơn với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới,củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Đây cũng là năm học đánh dấu 25 năm hình thành, phát triển của Trường THCS Yên Sơn, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn – Hà Ngọc Quỳnh cũng nhấn mạnh, cùng với nâng cao chất lượng giáo dục thì gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường luôn được quan tâm. Học sinh được hoạt động tập thể, thực hành phong tục của dân tộc nhân các ngày lễ, tết của dân tộc mình, các em tham gia thi gói bánh chưng, làm các món ăn truyền thống dân tộc, các bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc mình… Các hoạt động này đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).
Giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc vùng núi huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).
Với địa bàn vùng khó của tỉnh Phú Thọ, công tác hướng nghiệp cho học sinh được Trường THCS Yên Sơn chú trọng. Hàng năm nhà trường chủ động làm tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh, nhất là khối 9. “Với những em có điều kiện kinh tế, năng lực học tập tốt có thể tiếp tục thi vào các trường THPT công lập. Còn lại, học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năng lực học tập hạn chế, nhà trường định hướng để học sinh tiếp tục theo học trung cấp hoặc học nghề…”, thầy Hà Ngọc Quỳnh chia sẻ.
Qua đó, hàng năm tỷ lệ học sinh Trường THCS Yên Sơn tham gia học nghề đạt 18 – 22%. Đây cũng là hướng đi giúp học sinh khi ra trường vừa có bằng THPT và có bằng nghề.
Thời gian tới, sự phát triển của đất nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT của đất nước nói chung và nhà trường nói riêng. Thầy trò Trường THCS Yên Sơn đã và đang không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Thầy Hà Ngọc Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THCS cùng đồng nghiệp và các em học sinh hân hoan chào mừng 25 năm ngày thành lập trường vào 19/11 tới đây.
Nói về nhiệm vụ trong thời gian tới, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sơn cũng cho biết, Nhà trường tiếp tục bám sát chủ trương nhiệm vụ Bộ GD&ĐT đề ra, thực hiện tốt chương trình GDPT 2018. Đồng thời, phấn đấu duy trì tỷ lệ học sinh giỏi các (tỉnh, huyện), phấn đấu đạt chỉ tiêu học sinh giỏi là 22 học sinh (HSG cấp tỉnh có 3 học sinh). Bên cạnh đó, thi vào lớp 10 hàng năm đạt tỷ lệ hơn 88%.
Được biết, năm học 2021 – 2022, Trường THCS Yên Sơn xếp 220/259 trường THCS toàn tỉnh Phú Thọ về chất lượng thi vào lớp 10. Đây là niềm vui lớn, động viên thầy và trò Trường THCS Yên Sơn nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường và chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 -20/11/2022).
'Xương rồng không gai' và bài học về sự thấu hiểu học trò
Câu chuyện xương rồng không gai của một giáo viên đã khiến một cô học trò gai góc, ương ngạnh trở thành một bông hoa nở rực rỡ.
Xương rồng không gai
Một giáo viên chủ nhiệm của ngôi trường cấp 3 ở tỉnh Vĩnh Long đã dùng cả trái tim của mình để thấu hiểu học trò. Cô ví một học trò của mình như một cây xương rồng. Nhưng bằng tình thương, tấm lòng nhân ái, cô đã giúp "cây xương rồng" xù xì ấy trút bỏ lớp gai của mình để biết yêu thương, và đón nhận tình yêu thương từ những người xung quanh.
Đó là câu chuyện cảm động về tình cảm cô trò của cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Vật lý của Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long) và em Nguyễn Thái Quyên (cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân).
Xương rồng không gai là biệt danh mà cô giáo Bùi Lê Xuân Trang đã đặt cho Nguyễn Thái Quyên. Trong ký ức của cô Trang, Thái Quyên là cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt nhưng luôn tỏ ra gai góc, ương ngạnh, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vấp ngã, chưa từng nói lời xin lỗi khi làm sai, không quen nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.
"Sau khi hạnh phúc gia đình đổ vỡ, người mẹ dẫn 4 chị em Thái Quyên về quê ngoại và cất một ngôi nhà nhỏ để lưu trú. Quyên là chị cả trong gia đình. Dưới Quyên còn có 3 người em khác đểu nhỏ tuổi", cô Trang chia sẻ.
Để có tiền sinh hoạt và trang trải việc học hành cho 4 chị em, mẹ em Quyên phải đi làm phụ hồ. Thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình và học tập của Thái Quyên và 3 người em cũng bị ảnh hưởng. Khi gia đình xảy ra biến cố, Quyên đang là học sinh lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân.
Đang trong độ tuổi trưởng thành lại rơi vào cảnh gia đình ly tán nên tính tình Quyên thay đổi. Cô học trò trở nên ương ngạnh, bất chấp nên các bạn học đều có ấn tượng không tốt. Thường xuyên đi học trễ, không chuẩn bị bài khi đến lớp kéo theo thành tích của lớp đi xuống nên Quyên được các bạn xem như một viên đá cản đường.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang chụp ảnh cùng học trò Nguyễn Thái Quyên (ngoài cùng bên phải).
Sự thay đổi của Quyên khiến cô Trang bất ngờ. Là một giáo viên chủ nhiệm nên cô Trang đã quyết định đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình Quyên. Cũng từ quyết định này, cô Trang đã thấu hiểu hơn được "cây xương rồng không gai" trong lớp mình.
"Hàng ngày, Quyên thường phải giữ em để mẹ đi chợ về sau đó mới có thể chuẩn bị để đến lớp. Đường xa, lại phải quốc bộ dẫn đến Quyên hầu như đến lớp trễ giờ. Việc chăm sóc em, đỡ đần mẹ việc nhà cũng khiến Quyên không có thời gian để chuẩn bị bài vở và mỗi khi đến lớp đều trong tình trạng mệt mỏi", cô Trang chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu được hoàn cảnh của Quyên, cô Trang quyết định sẽ có một cuộc nói chuyện với cô học trò để có thể thấu hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tâm lý của Quyên từ đó hiểu được Quyên cần gì và mong muốn điều gì.
"Tôi hiểu rằng học sinh có hoàn cảnh khác nhau, cũng chưa biết, chưa hiểu hoàn cảnh của nhau, chưa đặt mình vào vị trí của bạn nên không thông cảm, yêu thương và giúp đỡ nhau được. Vì thế, tôi đã quyết định chia sẻ hoàn cảnh của Thái Quyên với học sinh trong lớp thông qua câu chuyện xương rồng không gai", cô Trang tâm sự.
Câu chuyện kết thúc bằng một thông điệp cô Trang gửi gắm đến cả lớp là xương rồng sống ở vùng đất khô cằn. Theo quy luật sinh tồn, lá phải biến thành gai để bảo vệ mình trước cái nắng gay gắt của mặt trời. Nhưng nếu được sống ở đất màu mỡ, gai lại biến thành lá đó là xương rồng không gai. Và với "mảnh đất" giàu tình cảm của lớp 11A1, Thái Quyên sẽ là xương rồng không gai và ngày nào đó sẽ nở hoa rất đẹp.
Thấu hiểu giúp học sinh hạnh phúc hơn
Câu chuyện xương rồng không gai của cô Trang khi ấy đã giúp các thành viên trong lớp hiểu được hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của Thái Quyên để rồi từ đó sẽ thông cảm, nể phục Quyên hơn thay vì xa lánh bạn như trước.
Sau câu chuyện đó, các bạn cùng lớp đã cùng nhau vào thăm nhà đồng thời tặng Thái Quyên 100 con cúc con và các vật dụng, thức ăn để nuôi cúc. Nhận được tình cảm ấm áp, sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn, Thái Quyên dần thay đổi tích cực hơn.
Khi biết hoàn cảnh của Thái Quyên, Ban giám hiệu Trường THPT Vĩnh Xuân đã tặng cho Quyên một chiếc xe để hỗ trợ việc di chuyển đến trường hàng ngày. Đồng thời, nhà trường cũng vận động mạnh thường quân giúp đỡ Quyên học bổng hàng tháng và giới thiệu Quyên tham gia chương trình "Chuyến xe nhân ái của Đài Truyền hình Vĩnh Long".
Với sự quan tâm, gắn kết của cô Trang và những thành viên trong lớp, những năm sau đó, "cây xương rồng" Thái Quyên đã biến chính những cái gai xù xì trước kia trở thành những bông hoa rực rỡ.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang.
"Bằng sự cố gắng, nỗ lực, cuối năm đó, Thái Quyên đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện và hoàn thành xong chương trình THPT. Hiện Quyên đang theo học năm đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam chuyên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn. Hoàn cảnh của Quyên cũng được nhiều người biết đến và hỗ trợ. Hiện tại, Quyên đang được mạnh thường quân tài trợ học phí, nhà trọ và hỗ trợ 1 phần ăn mỗi tháng cho đến khi học hết cao đẳng", cô Trang chia sẻ thêm.
Cô Trang cũng bảo rằng, câu chuyện về Thái Quyên đã cho cô nhiều kinh nghiệm khi gắn bó với nghề dạy học. Cụ thể, cô Trang cho rằng, để nắm bắt tâm lý học sinh ngoài việc lắng nghe các em trong các tiết dạy, người giáo viên phải đồng hành cùng các em trong các hoạt động ngoại khóa, phong trào, cùng vui chơi với các em, giúp các em tin tưởng mình hơn để dễ dàng trải lòng trong những cuộc trò chuyện riêng.
"Theo tôi, sự thấu hiểu, yêu thương giúp học sinh hạnh phúc hơn, tự tin hơn, mong muốn đến trường mỗi ngày vì nơi ấy có những người mà các em mong gặp, có những điều mà các con mong chờ", cô Trang chia sẻ.
Thành công của người thầy Lâm là cậu học trò tinh quái nhất lớp. Cậu chuyên bày ra các trò trêu trọc các bạn, thậm chí còn khiến nhiều cô giáo từng chủ nhiệm lớp Lâm bao phen vất vả. Không biết bao nhiêu lần bố mẹ Lâm phải đến trường họp vì con trai vi phạm hết lần này đến lần khác. Thế nhưng, cậu cũng không...