Một nữ giảng viên được tài trợ 5,1 tỉ đồng làm nghiên cứu khoa học
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố tài trợ 213.000 USD cho dự án nghiên cứu của TS Đặng Thương Huyền – giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).
TS Đặng Thương Huyền (thứ hai từ trái) – Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Đặng Thương Huyền – giảng viên khoa ky thuât đia chât và dâu khi Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – vừa được USAID thông báo tài trợ cho dự án nghiên cứu khoa học với mức tài trợ 213.000 USD (5,1 tỉ đồng).
TS Đặng Thương Huyền cho biết: “Dự án nghiên cứu được tài trợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tận dụng những phế phẩm nông nghiệp sản xuất than sinh học để xử lý dioxin trong đất tại Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Dự án này sẽ được thực hiện trong 3 năm”.
Trong đợt này, USAID sẽ tài trợ trên 5,8 triệu USD cho 26 dự án nghiên cứu mới trên toàn cầu nhằm khám phá, thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp đột phá cho những thách thức quan trọng trong phát triển quốc tế thông qua chương trình PEER.
PEER là chương trình quốc tế nhằm tài trợ cho các nhà khoa học và các kỹ sư tại các nước đang phát triển có hợp tác với các nhà nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ, nhằm giải quyết những thách thức phát triển toàn cầu. Đến nay, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nhận tổng cộng 20 khoản tài trợ trong khuôn khổ chương trình này.
Đây là chương trình do USAID tài trợ và được thực hiện bởi Viện hàn lâm Khoa học, kỹ thuật và y học quốc gia Hoa Kỳ. Các khoản tài trợ có giá trị 54.000-300.000 USD.
Khoa học là đam mê, không làm theo thời
33 tuổi, sở hữu 25 bài báo khoa học công bố quốc tế, trong nước, TS Phạm Lê Duy còn vừa bổ sung vào hành trang của mình nhiều giải thưởng đáng mơ ước.
Video đang HOT
TS.BS Phạm Lê Duy - Ảnh: Q.L.
Kết quả nghiên cứu từ 25 bài báo khoa học đã công bố quốc tế, trong nước của TS Phạm Lê Duy mang giá trị chữa bệnh, lâm sàng khá tốt, là gia tài khá lớn so với tuổi đời, tuổi nghề của một bác sĩ trẻ.
PGS.TS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (quyền trưởng khoa y Trường ĐH Y dược TP.HCM)
Nhưng anh chàng giảng viên "truyền cảm hứng" với nhiều sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM ấy còn được nhắc đến với vai trò bí thư Đoàn khoa y năng động, nhiệt huyết và vào Đảng năm 18 tuổi.
"Bước ngoặt" tuổi 18
Vào Đảng năm 18 tuổi, trong ký ức của cậu học trò Phạm Lê Duy ngày ấy là một vinh dự lớn lắm. Duy kể: "Hồi đó mình khá nhút nhát, chỉ là lo học tốt nhất có thể, rèn luyện hết mình nên việc trở thành đảng viên học sinh có chút tự hào. Kiểu như được trao cho một phần thưởng ghi nhận quá trình cố gắng của bản thân mình".
Là nói vậy thôi chứ quá trình phấn đấu của Duy được bảo chứng bằng kết quả thi thủ khoa đầu vào ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM năm đó. Anh chàng cũng "xông" vào làm cán bộ Đoàn chẳng bao lâu sau khi vào trường học, đúng kiểu "cán bộ nguồn".
Nhưng học cũng cực xịn nhé! Vừa học, nghiên cứu, vừa là cán bộ Đoàn năng nổ, và anh chàng ra trường đúng hạn sau sáu năm, trở thành một trong 10 sinh viên tốt nghiệp điểm số cao nhất khóa 2005-2011 toàn trường.
Con đường học hành của Duy khá hanh thông. Anh lên đường làm nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh học phân tử tại khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng, Đại học Ajou (Hàn Quốc) không bao lâu sau đó.
Năm năm nghiên cứu tại đất nước xứ sở kim chi, không chỉ hoàn thành nhiều đề tài, dự án nghiên cứu cùng lúc, Phạm Lê Duy còn gia nhập Ban chấp hành Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO), là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia tổ chức này.
Anh nói điều may mắn nhất khi bên cạnh luôn có hai tấm gương đảng viên để bản thân noi theo, học tập hằng ngày là ba và mẹ.
"Ba mẹ lúc nào cũng là thần tượng lớn trong lòng mình. "Cột mốc" vào Đảng đã mở ra một bước ngoặt mới để Duy ý thức rằng phải phấn đấu, rèn luyện nhiều hơn, sống sao cho xứng đáng là một người đảng viên chân chính" - Duy bộc bạch.
Cứ bước đi, sẽ tới!
Năm 2020 có thể nói là năm "thời tới đỡ không kịp" của TS trẻ Phạm Lê Duy. Chỉ vài tháng, anh liên tiếp nhận về cho mình những danh hiệu, giải thưởng cao quý mà nhiều người trẻ mơ ước.
Vừa nhận giải thưởng "Thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam" chưa bao lâu, cái tên Phạm Lê Duy được xướng lên trong số 10 nhà khoa học trẻ tài năng được nhận giải thưởng Quả cầu vàng. Và chốt năm 2020, bác sĩ Duy là một trong 12 "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" được vinh danh ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021.
Không phải ngẫu nhiên để Duy được trao các giải thưởng "như có vẻ dồn dập thế", nếu biết rằng hành trang khoa học của anh đến nay đã công bố là 25 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế và trong nước.
Với anh, đã theo nghiệp nghiên cứu khoa học, cái gì làm được thì cứ làm, có thể cùng lúc thực hiện nhiều dự án nếu đủ sức, đủ thời gian. "Khi nghiên cứu chính là lúc mình được học thêm, khám phá những điều mới mẻ nên tại sao phải mất thời gian so đo, suy tính thiệt hơn làm gì" - Duy bày tỏ.
Kể về đồng nghiệp, bí thư Đoàn trường Trương Văn Đạt cho biết bác sĩ Duy làm cán bộ Đoàn từ khi sinh viên, đi du học, trở về lại tiếp tục gắn với công tác Đoàn, hiện là bí thư Đoàn khoa y.
"Một cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo và rất chịu khó tìm tòi cái mới trong thiết kế hoạt động dù công việc chuyên môn bận rộn. Nhưng cũng vì gắn với Đoàn nhiều mà anh Duy luôn trẻ trung, cá tính và lại rất được các bạn sinh viên gần gũi".
Nói về thành quả của chặng đường vừa qua, bác sĩ Duy tự nhận có chút may mắn vì chắc chắn còn nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi và tài năng mà chúng ta chưa phát hiện, chưa kịp vinh danh hết. Làm khoa học, với anh, là tất cả đam mê và theo đuổi, nên "thời tới" chỉ là nói vui chứ làm khoa học không có "thời".
"Dĩ nhiên tôi vui và vinh dự rồi nhưng đó còn là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu cho chặng đường phía trước. Làm công tác Đoàn giúp tôi hiểu và gắn bó với sinh viên hơn. Nghiên cứu cho mình sự hiểu biết, trí tuệ và có thể đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của ngành nghề mình yêu quý, lựa chọn và sẽ còn dấn thân" - Duy tâm sự.
"Người thầy truyền cảm hứng"!
Đi qua thời sinh viên, anh hiểu những áp lực không nhỏ mà một bác sĩ tương lai trải qua để đến được giấc mơ điều trị bệnh cho người khác.
Anh luôn nhắc sinh viên của mình đừng chỉ cặm cụi học mà phải tham gia nhiều hoạt động khác để phát triển thể chất, tinh thần, kỹ năng và tâm lý để "không chỉ là người trị bệnh". Có lẽ vì điều ấy mà giảng viên Phạm Lê Duy được sinh viên ưu ái gọi bằng cái tên "người thầy truyền cảm hứng".
Anh cùng đồng nghiệp đã hình thành và duy trì các câu lạc bộ học thuật, nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ chức những khóa huấn luyện kỹ năng trước khi các bạn đi lâm sàng, đưa chuyên môn vào các hoạt động tình nguyện để sinh viên có cơ hội chia sẻ kiến thức, điều được học với cộng đồng...
"Làm việc cùng sinh viên, mình luôn cố gắng truyền đi năng lượng tích cực, suy nghĩ lạc quan, tinh thần phấn đấu và rèn luyện đến các bạn mỗi khi có cơ hội" - Duy chia sẻ.
Tận tâm với nghề Với đồng nghiệp, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, thạc sĩ Nguyễn Phúc Hảo, Phó Bí thư Chi bộ Học sinh - Sinh viên, Bí thư Đoàn trường, giảng viên bộ môn Trồng trọt, rất gần gũi và thân thiết. Anh không chỉ là giảng viên dạy giỏi cấp thành phố, thủ lĩnh Đoàn mà...