Một người Việt được bổ nhiệm Giáo sư Luật ở ĐH Oxford
Khoa Luật – Đại học Oxford vừa thông báo về việc phong hàm Giáo sư cho ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên ngành Luật Châu Á.
Ông Sơn từng là sinh viên và giảng viên Khoa Luật của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trong thông báo ngày 18/8/2022 của Khoa Luật – ĐH Oxford (Vương quốc Anh), cùng được phong hàm với GS Bùi Ngọc Sơn là GS Andrew Higgins và GS Roderick Bagshaw.
Ông Bùi Ngọc Sơn hiện là Giáo sư trong lĩnh vực Luật Châu Á tại Khoa Luật, ĐH Oxford, và là nghiên cứu viên của Trường St Hugh (ĐH Oxford).
Video đang HOT
Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ tại Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, đồng thời có thời gian làm giảng viên tại đây.
Ông nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Hong Kong; làm trợ lý Giáo sư tại Khoa Luật – ĐH Trung Văn Hong Kong; là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý châu Á của Khoa Luật, ĐH Quốc gia Singapore. Ông cũng đã từng tham gia nghiên cứu tại Trường Luật Harvard, ĐH Melbourne và ĐH Thanh Hoa.
Giáo sư Bùi Ngọc Sơn làm việc về luật so sánh và luật hiến pháp ở Châu Á. Ông là tác giả của cuốn sách Thay đổi Hiến pháp trong Thế giới Xã hội Chủ nghĩa Đương đại (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2020) và Chủ nghĩa Hiến pháp Nho giáo ở Đông Á (Nhà xuất bản Routledge, 2016).
Hiện nay, GS Sơn đang viết một chuyên khảo mới về Cải cách pháp lý trong Thế giới Xã hội Chủ nghĩa đương đại của Nhà xuất bản Đại học Oxford. Ông cũng đang đồng biên tập bốn tập về Luật Hiến pháp So sánh Châu Á cho Nhà xuất bản Hart, đồng thời là thành viên Ban biên tập của Tạp chí Luật So sánh Châu Á và làm việc trong Ban cố vấn của Tạp chí Luật Ấn Độ.
Theo giới luật Việt Nam, việc GS Bùi Ngọc Sơn được ĐH Oxford phong Giáo sư là một sự kiện đáng ghi nhớ, bởi một người Việt được đào tạo cơ bản trong nước đến bậc Thạc sĩ, sau hơn mười năm học tập và làm việc ở nước ngoài đã trở thành học giả luật học đẳng cấp thế giới ở một trong những đại học lâu đời và danh giá nhất thế giới. Đặc biệt, Luật học là một ngành khoa học xã hội được coi là nền tảng, cao quí ở phương Tây và có rất ít cơ hội cho một học giả đến từ châu Á không dùng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Chính phủ Anh cho phép một trường thuộc Đại học Oxford nhận tài trợ từ một tập đoàn Việt Nam
Linacre College nay sẽ có thể đổi tên thành Thao College, theo tên của Chủ tịch SOVICO Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi họ nhận được 50 triệu bảng Anh đầu tiên.
Theo BBC, Linacre College - một trường trực thuộc Đại học Oxford, vương quốc Anh, đã được chính phủ nước này cho phép nhận khoản tài trợ 155 triệu bảng Anh được đề xuất từ một tập đoàn Việt Nam sau khi chính phủ kết thúc việc xem xét.
Linacre College nay sẽ có thể đổi tên thành Thao College, theo tên của Chủ tịch SOVICO Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi họ nhận được 50 triệu bảng Anh đầu tiên.
Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục cho biết các quan chức đã yên tâm bởi quá trình thẩm định của trường, được thực hiện trước khi trường này ký một biên bản ghi nhớ với Tập đoàn SOVICO vào tháng 10.2021.
Hồi đầu tuần này, trang Cherwell đưa tin việc quyên góp cho Trường Cao đẳng Linacre hiện đang trải qua bước cuối cùng của quy trình thẩm định mà Trường đã ủy quyền.
Đại diện Cao đẳng Linacre cho biết: "Các khoản quyên góp lớn được Hội đồng quản trị của trường phê duyệt cùng với Ủy ban đánh giá các khoản quyên góp và tài trợ nghiên cứu của trường đại học, cả hai đều tuân theo một quy trình mạnh mẽ, độc lập, xem xét các vấn đề pháp lý, đạo đức và danh tiếng. Tất cả các khoản đóng góp đều tuân theo hướng dẫn của chính phủ và luật pháp. Chúng tôi cũng đã tham gia với một số lượng đáng kể các bên liên quan chính để đảm bảo rằng thông tin quan trọng được chia sẻ khi thích hợp".
Cuối năm 2021, tên tuổi bà Thảo bất ngờ được nhắc đến trên phương tiện truyền thông vương quốc Anh khi tặng 155 triệu bảng cho Linacre College thuộc đại học Oxford, ngôi trường người con trai cả bà Thảo đang theo học. Theo truyền thông xứ sở sương mù, đây là khoản hiến tặng lớn nhất của một cá nhân cho đại học này trong 500 năm qua. Trò chuyện với Forbes Việt Nam, lần đầu tiên bà Thảo lên tiếng về hoạt động hiến tặng này. Bà cho biết đó là sự may mắn khi được đóng góp một phần trong lịch sử phát triển của trường đại học nổi tiếng thế giới. Bà nói: "Đại học Oxford là cái nôi của tri thức, góp tiền cho trường là cơ hội tốt nhất mang giá trị đóng góp của mình đi nhanh hơn, gần hơn cho cộng đồng nhân loại, trong đó có người dân Việt Nam."
Tại sao khoản đầu tư đó không dành cho một trường đại học trong nước? Bà Thảo cho rằng có thể xây được một trường đại học hiện đại ở Việt Nam, nhưng khó có thể trở thành nơi thu hút các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu thế giới, khi chưa có môi trường nghiên cứu học thuật, chưa thể trở thành môi trường lý tưởng mang các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế.
"Những điều kiện đó chỉ có ở những kinh đô học thuật như đại học Oxford, Harvard. Mình mong muốn đóng góp của mình có ảnh hưởng lớn nhất, nhanh nhất cho xã hội," bà nói. Số tiền hiến tặng được trích một phần xây dựng quỹ học bổng, trong đó phía Oxford đóng góp phần đối ứng tăng giá trị. Một phần của khoản đóng góp dành tài trợ cho các dự án nghiên cứu theo chuyên đề giúp các nước đang phát triển như Việt Nam. Cuối cùng, một phần dành để xây một tòa nhà với giảng đường, phòng thí nghiệm phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu.
"Mình làm sao để khoản đóng góp tạo ra giá trị tốt nhất, có ảnh hưởng lớn nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu không có mình thì sẽ có người khác. Những người được hưởng lợi là hệ thống giáo dục, là cộng đồng trong đó có thương hiệu của đất nước chúng ta," bà Thảo nói và bất ngờ tiết lộ: "Tôi có kế hoạch dành phần lớn tài sản của mình để phục vụ cộng đồng. Những dự án như việc quyên tặng cho đại học Oxford là một phần trong chương trình đó".
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu cao về nghiên cứu khoa học với giảng viên Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên tại ĐHQGHN đã chi tiết hóa các nhiệm vụ giảng dạy, đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến thực hiện nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Quy chế chú trọng nhiều hơn đến thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Giám đốc ĐHQGHN vừa ký ban hành Quyết định...