Một người đàn ông dương tính với Covid-19 tới 78 lần
Một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể giữ kỷ lục thế giới về thời gian phải điều trị Covid-19, với 78 lần dương tính trong 14 tháng, theo báo Daily Sabah ngày 10.2.
Ông Muzaffer Kayasan (56 tuổi) nhiễm Covid-19 và nhập viện vào tháng 11.2020. Sau một thời gian ngắn được điều trị tại bệnh viện, bệnh tình của ông đỡ nghiêm trọng hơn và ông được xuất viện, trở về nhà ở thành phố Istanbul, chờ phục hồi hoàn toàn trong lúc tự cách ly.
Ông Muzaffer Kayasan được cho là đang cầu mong giới chức y tế tìm ra giải pháp cho tình trạng sức khỏe của mình. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH DAILY SABAH
Tuy nhiên, đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình cách ly lâu dài của ông Kayasan. Tất cả 78 cuộc xét nghiệm cho thấy ông Kayasan vẫn còn dương tính với Covid-19, khiến ông trải qua 9 tháng ở bệnh viện và thêm 5 tháng tự cách ly tại nhà.
Video đang HOT
Ông Kayasan là bệnh nhân ung thư máu và suy giảm miễn dịch. Đó là lý do tại sao cơ thể của ông có thể chứa virus gây Covid-19 lâu như như thế, theo các bác sĩ.
Ông Kayasan đã được bác sĩ cho thuốc uống để cải thiện hệ miễn dịch, nhưng đây là quá trình điều trị kéo dài và khó khăn. Hiện ông không thể tiêm vắc xin Covid-19 vì tình trạng sức khỏe không cho phép.
Lãnh đạo WHO tin giai đoạn “cấp tính” của đại dịch Covid-19 sắp qua
Tình trạng cách ly quá lâu đã phá hủy cuộc sống xã hội của ông Muzaffer, khiến ông không thể tương tác với gia đình và bạn bè. Ông chỉ có thể được phép nhìn con cháu thông qua cửa sổ. Chỉ có vợ và con trai út ở với ông.
Chuyên gia Ấn Độ cảnh báo nguy cơ tái mắc COVID-19 chỉ sau 2-3 tuần
Những người đã từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều lần, đặc biệt là với sự xuất hiện của biến thể Omicron (B.1.1.529).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tái mắc COVID-19 do nhiễm Omicron cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do "khả năng né tránh miễn dịch" của biến thể này.
Tiến sĩ DS Rana - Chủ tịch của Bệnh viện Sir Ganga Ram của Ấn Độ - cho biết: "Những người từng mắc bệnh (COVID-19) trước đó đang tái nhiễm virus trở lại. Họ có thể sẽ tái nhiễm chỉ trong vòng 2 hoặc 3 tuần, nếu virus xâm nhập cơ thể".
Tiến sĩ DS Rana nêu rõ sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể người mắc bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mức độ sinh kháng thể của mỗi cá nhân từng dương tính với SARS-CoV-2 là khác nhau và ở một số trường hợp thì mức độ kháng thể được sinh ra sau khi nhiễm bệnh là không đủ mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm, hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp họ miễn nhiễm hoàn toàn với virus trong thời gian dài.
Theo những phát hiện trước đây, khả năng miễn dịch tự nhiên của con người vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh rồi bắt đầu giảm xuống, số lượng kháng thể ít dần và mức độ miễn dịch thấp gây ra rủi ro.
Trong khi đó, khả năng miễn dịch có được từ vaccine hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Tuy nhiên, các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang trở nên "tinh ranh" hơn với khả năng "né tránh" kháng thể và lây lan nhanh tới các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch của vật chủ theo đó không còn khả năng nhận biết và loại bỏ mầm bệnh.
Giải thích thêm về vấn đề này, Tiến sĩ Suranjit Chatterjee - chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc khoa Nội của Bệnh viện Apollo - cho biết: "Tỷ lệ tái nhiễm do Omicron cao hơn so với biến thể Delta, vì khả năng lẩn tránh kháng thể của Omicron diễn ra mạnh hơn so với Delta hoặc bất kỳ biến thể nào khác từng ghi nhận cho đến nay".
Tuy hầu hết bệnh nhân tái nhiễm đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng lây cho người khác. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người đã nhiễm COVID-19 vẫn phải tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ bởi tiêm vaccine không chỉ để bảo vệ một cá nhân nào đó mà là bảo vệ cả cộng đồng.
Việc tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng cần có sự tham gia của những người từng mắc COVID-19. Ngoài ra, những người đã từng mắc SARS-CoV-2 vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách... để ngăn chặn COVID-19 lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi có độ bao phủ vaccine thấp hơn trên thế giới.
Thái Lan đặt mục tiêu tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Băng Cốc, Thái Lan ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Truyền thông sở...