Một ngành học mới xuất hiện trong danh mục đào tạo đại học: Cơ hội việc làm lớn
Đây là ngành học được đánh giá đang tăng trưởng theo cấp số nhân.
Trong thông tư quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT ban hành năm nay, danh mục thống kê ngành đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được bổ sung thêm nhiều ngành học mới.
Cụ thể, danh mục các ngành đào tạo trình độ đại học có thêm các ngành: Công nghệ giáo dục; Sư phạm lịch sử – địa lý; Kinh tế số; Công nghệ tài chính; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Kỹ thuật hàng hải; Trinh sát kỹ thuật; Kỹ thuật công an nhân dân…
Trong đó, Công nghệ tài chính ( Fintech) là ngành “tuy quen mà lạ” nhưng đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính. Đây là sự kết hợp của “finance” và “technology” – công nghệ và tài chính. Chẳng hạn, các loại ví điện tử như Zalopay, Momo, Airpay, Moca… đều thuộc Fintech.
Khái niệm về Công nghệ tài chính khá rộng, tuy nhiên, hiểu đơn giản đây là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào việc cung cấp các giải pháp/dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.
Công nghệ tài chính (Fintech) là ngành “tuy quen mà lạ” nhưng đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính.
Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, các công ty Fintech ngày càng phát triển cùng với đa dạng các ứng dụng, tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro,…
Các khoản đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào các start-up Fintech tại Việt Nam, các công ty bưu chính viễn thông hàng đầu Việt Nam cũng tích cực thay đổi để đón đầu cách mạng công nghiệp. Có thể nói, Fintech là ngành học được đánh giá đang tăng trưởng theo cấp số nhân, dẫn đến nhu cầu nhân lực lớn.
Video đang HOT
Đi kèm với tiềm năng việc làm, mức lương của ngành này cũng vô cùng hứa hẹn. Theo báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam” thập niên 2010 – 2020 của VietnamWorks cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT và truyền thông tại Việt Nam có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong đó Top 3 ngành có mức lương cao nhất lần lượt là Fintech, công nghệ cao (IoT, AI, Blockchain…) và thương mại điện tử (E-Commerce).
Báo cáo thị trường IT Việt Nam (Topdev) năm 2022 cũng cho thấy, lương trong lĩnh vực Công nghệ tài chính xếp thứ 3.
Sinh viên ngành Công nghệ tài chính học gì?
Chương trình học ngành Công nghệ tài chính nhìn chung sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành về Tiền số và công nghệ blockchain, Trí tuệ nhân tạo, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính, kinh tế lượng tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, công nghệ tài chính căn bản, cách quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu trong tài chính, phân tích dữ liệu tài chính theo quy mô lớn…
Tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính, sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc ở các nhóm sau:
Các bộ phận quản lý hệ thống thông tin, quản trị phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro, quản lý dự án công nghệ tại các định chế tài chính; bộ phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính tại các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán).
Bộ phận công nghệ thông tin, quản lý phát triển kinh tế số tại một số cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ phận phát triển sản phẩm và kinh doanh tại Tập đoàn, Công ty công nghệ; bộ phận phân tích tại Tập đoàn, Công ty bán lẻ, Thương mại điện tử, Dịch vụ công.
Bộ phận phát triển sản phẩm và dịch vụ tại công ty khởi nghiệp Fintech hoặc tự tạo lập doanh nghiệp khởi nghiệp fintech riêng cho bản thân.
Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Công nghệ tài chính hiện nay vẫn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam.
Công nghệ tài chính hiện nay vẫn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam. Các trường đại học đào tạo lĩnh vực ngân hàng, tài chính đã bắt đầu mở rộng những ngành học nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của ngành này, bao gồm: ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Kinh tế Luật TPHCM, ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Ngân hàng TPHCM.
Điểm chuẩn ngành Công nghệ tài chính theo hình thức xét điểm thi tốt nghiệp năm 2022 dao động từ 15 đến 26,65 điểm.
HUFI hợp tác đào tạo cùng Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam
Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP. HCM (HUFI) vừa ký kết hợp tác chiến lược với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).
Ông Trương Gia Bảo đại diện cho VFCA bắt tay hợp tác cùng với đại diện trường HUFI.
Theo thỏa thuận đã được ký, các bên sẽ hợp tác nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về chuyên môn, thực hành nghề nghiệp trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Theo đó, VFCA sẽ đồng hành cùng nhà trường trong các công tác đào tạo các môn học, chủ đề có liên quan đến tài chính, công nghệ tài chính (Fintech).
VFCA cũng sẽ cùng nhà trường sẽ phối hợp trao đổi chuyên môn nhằm tăng cường tính ứng dụng trong chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng thực hành nghề nghiệp có liên quan đến tài chính, Fintech cho sinh viên của trường, đồng thời, từng bước phát triển nghiên cứu, ứng dụng phục vụ cho sự phát triển của các bên.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Trương Gia Bảo, Phó chủ tịch VFCA, cho hay: "Sau 3 năm hoạt động, cơ cấu của hiệp hội đến nay đã tương đối hoàn chỉnh. Hiện tại, VFCA đã có văn phòng tại Hà Nội, cơ sở phía nam, có cơ quan ngôn luận riêng... Thành viên của Hiệp hội bao gồm nhiều chuyên gia đầu ngành về tài chính, quản lý, đều là những chuyên gia có kinh nghiệm sâu, rộng, luôn sẵn hàng hỗ trợ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên".
"Những hội viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà trường và các bạn sinh viên trong việc cập nhật kiến thức thực tiễn, kiến tập, thực tập, thậm chí có thể làm việc có lương khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Với HUFI - một ngôi trường đã có chất lượng đào tạo cao, tôi tin rằng sự hợp tác của chúng ta sẽ đi xa và đạt được nhiều thành công", ông Bảo nói.
Về phía HUFI, TS Thái Doãn Thanh- Phó hiệu trưởng trường, cho rằng hiện nay, các trường đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Thực phẩm nói riêng rất quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên. Đồng hành cùng sinh viên, nhà trường là các doanh nghiệp với sự hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động khởi nghiệp: hướng dẫn, tư vấn chuyên môn, chia sẻ các kinh nghiệm, thông tin và dữ liệu để giúp các bạn sinh viên có kỹ năng tốt, học hỏi thêm kinh nghiệm, định hướng đúng đắn để mang lại kết quả thành công cao.
Đại diện HUFI cũng khẳng định với việc ký kết hợp tác với VFCA, các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều cơ hội được chia sẻ, học hỏi thêm các kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành.
VFCA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính cho các đơn vị kinh tế trong nước nhằm tạo sự phát triển cho các hội viên nói riêng, góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung với tôn chỉ mục đích: tập hợp, đoàn kết các hội viên, tuyên truyền và vận động các hội viên tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội nhằm xây dựng Hiệp hội vững mạnh...
Top 3 ngành học đang khát nhân lực Đây là 3 ngành nghề cực hot và có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp, lương lại cực cao. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, đa phần các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề mà mình học hoặc định hướng nghề...