Một ngành học đi làm khá vất vả nhưng mức lương ‘đáng đồng tiền bát gạo’
Đây là một trong những ngành nghề đang phát triển với mức lương thưởng hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện trở thành ngành nghề phát triển, được nhiều sinh viên lựa chọn. Ngành nghề này đang khan hiếm nhân lực, mở ra cánh cửa việc làm dành cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn quan tâm đến ngành nghề Tổ chức sự kiện nhưng còn khá mơ hồ về nó. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
NGÀNH HỌC TỔ CHỨC SỰ KIỆN LÀ GÌ?
Ngành tổ chức sự kiện là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, diễn ra trong các lĩnh vực: Văn hóa, chính trị, xã hội,… quy tụ số lượng lớn người tham gia tại một địa điểm và thời gian nhất định. Sự kiện thường truyền tải một thông điệp cụ thể tạo sự thu hút với đối tượng tham gia.
Tổ chức sự kiện đang là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. (Ảnh minh họa)
Chẳng hạn như chúng ta thường thấy những sự kiện quen thuộc là: World Cup, cuộc thi hoa hậu, hội nghị, hội thảo, hội chợ, lễ giới thiệu sản phẩm mới hay gần gũi hơn là bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới hỏi,…
Tổ chức sự kiện là hoạt động thực hiện các công việc như: Lên kế hoạch và triển khai, viết kịch bản, tính chi phí,… Người làm nghề này sẽ phải kiểm soát sự kiện từ lúc bắt đầu đến kết thúc, xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo cho sự kiện diễn ra suôn sẻ nhất. Một sự kiện diễn ra thành công khi hoàn thành đúng mục đích của ngưởi tổ chức và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức.
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ KHI THEO ĐUỔI NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1. Sự yêu nghề: Yêu nghề chính là yếu tố giúp bạn không chán nản, bỏ cuộc trước những khó khăn, thách thức. Yêu nghề sẽ tạo ra những năng lượng tích cực, đánh bật mọi mệt mỏi và đặc biệt bạn sẽ không bao giờ hối hận trước những quyết định của mình.
2. Sức khỏe tốt: Sức khỏe tốt để chiến đấu với những đêm thức trắng chuẩn bị dự án. Ngoài ra, khi chọn ngành nghề này sẽ xác định có nhiều hôm đi sớm về khuya để chuẩn bị tốt cho sự kiện sắp diễn ra. Vì vậy, bạn hãy chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Sức khỏe tốt mới có thể đối mặt với những áp lực, cẳng thẳng trong công việc.
3. Có khả năng lãnh đạo, quản lý: Một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ quản lý một ekip. Ngoài ra, họ còn phải quản lý hàng ngàn những thứ phát sinh khác như: Giờ giấc, trang thiết bị,… Họ phải biết cách sắp xếp mọi thứ một cách koa học và thông minh để tránh bị stress, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Người làm nghề tổ chức sự kiện cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng. (Ảnh minh họa)
4. Có khả năng đàm phán, giao tiếp: Một sự kiện diễn ra bao gồm rất nhiều người làm các ngành nghề khác nhau, đòi hỏi bạn phải có khả năng đàm phán và giao tiếp tốt. Có như vậy mới đạt được những lợi ích lớn lao. Đồng thời, giao tiếp tốt còn giúp giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong công việc.
5. Có ngoại hình ưa nhìn: Ngoại hình tốt hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí được giao. Trong ngành sự kiện, ngoại hình sẽ giúp bạn nâng cao được giá trị. Thế nhưng, đôi khi sự khôn khéo trong cách nói chuyện cũng giúp ghi điểm đối với mọi người. Vì vậy, nếu không có ngoại hình tốt thì bạn hãy cố gắng trau dồi khả năng giao tiếp nhé!
6. Chăm chỉ, kiên nhẫn và bình tĩnh: Chăm chỉ, kiên nhẫn là yếu tố quyết định thành công trong mọi việc, ngành tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ. Dù ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào, bạn cũng đừng hốt hoảng, căng thẳng bởi sẽ không thể giải quyết được việc gì, thậm chí chỉ khiến mọi chuyện trở nên xấu hơn. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, điều này sẽ giúp thay đổi mọi chuyện theo hướng tích cực nhất.
7. Trang bị ngoại ngữ tốt: Làm trong ngành tổ chức sự kiện thì ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng. Nó vừa giúp bạn dễ dàng tham khảo tài liệu phục vụ tốt cho công việc. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ tốt cũng mở ra nhiều vị trí công việc hơn cho bạn.
Muốn có vị trí cao trong ngành tổ chức sự kiện, bạn cần trang bị thêm Tiếng Anh cho mình. (Ảnh minh họa)
CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRONG NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện, là nguồn khơi cho những ý tưởng sáng tạo, là người thực hiện nhiều việc trong một sự kiện. Công việc trong ngành được phân chia thành từng vị trí khác nhau như:
Video đang HOT
1. Đạo diễn sự kiện
Là người có vị trí cao nhất trong đội ngũ nhân sự và nắm giữ vai trò quan trọng mỗi khi tổ chức sự kiện. Đạo diễn sự kiện được chia ra phụ trách từng mảng riêng như: Đạo diễn sân khấu, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản, đạo diễn ánh sáng.
Nhiệm vụ: Xây dựng ý tưởng, thực hiện và đảm bảo chương trình diễn ra theo kế hoạch
Mức lương: 20 – 50 triệu đồng.
2. Điều phối viên sự kiện (chạy sự kiện)
Điều phối viên là những người hoạt động nhiều tại bàn điều khiển, cánh gà.
Nhiệm vụ: Đảm bảo sự kiện hoạt động trơn tru bằng cách điều phối nhân sự, âm thanh, ánh sáng,…
Mức lương: Trung bình 10 triệu đồng.
Đạo diễn tổ chức sự kiện là người có mức lương thưởng hấp dẫn nhất. (Ảnh minh họa)
3. Nhân viên kinh doanh sự kiện (Sale event)
Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng những ý tưởng tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức sự kiện, các thiết bị cần thiết trong sự kiện. Đặc biệt, họ có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty mình.
Mức lương: 10 – 30 triệu đồng.
4. Hỗ trợ sự kiện
Công việc hỗ trợ sự kiện thường phù hợp đối với sinh viên, thực tập sinh, làm việc parttime để tích lũy kinh nghiệm, có cơ hội quan sát thực tế những gì được học ở trường.
Nhiệm vụ: Hỗ trợ những công việc nhỏ, lặt vặt trong sự kiện như bê đồ, cài mic,…
Mức lương: 500 nghìn đồng – 1 triệu đồng.
5. Thiết kế
Thiết kế đồ họa 2D: Thiết kế backdrop, banner, standee, quà tặng cho sự kiện đồng thời thiết kế card, profile, hồ sơ năng lực cho công ty,… Mức lương: 10 – 15 triệu đồng.
Thiết kế đồ họa 3D đóng vai trò quan trọng, thiết kế dựng sân khấu 3D, dựng chương trình sự kiện 3D theo yêu cầu từ khách hàng. Mức lương: 15 – 30 triệu đồng.
6. Người phụ trách âm thanh, ánh sáng
Nhiệm vụ: Là người chịu trách nhiệm điều khiển âm thanh, ánh sáng cho sự kiện.
Mức lương: 1 – 5 triệu đồng/sự kiện.
7. Content writer
Nhiệm vụ: Người phụ trách xây dựng nội dung của sự kiện, lên ý tưởng và nội dung để truyền thông sự kiện.
Mức lương: 8 – 12 triệu đồng.
Ngành nghề này tương đối vất vả. (Ảnh minh họa)
HỌC TỔ CHỨC SỰ KIỆN THI KHỐI GÌ, Ở NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO?
Nếu chọn ngành tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn các khối như: A, A1, C, D và học ngành PR, quản trị sự kiện, đạo diễn, truyền thông,… Bên cạnh đó, ngành tổ chức sự kiện luôn cần những người có năng lực, kinh nghiệm làm việc thực tế tại những sự kiện. Vì vậy, ngoài việc học trên lớp, các bạn nên dành nhiều thời gian đi thực tập tại các công ty tổ chức sự kiện để tích lũy kinh nghiệm.
Dưới đây là một số trường đạo tạo chuyên nghiệp ngành Tổ chức sự kiện:
Đại học Tôn Đức Thắng – Chuyên ngành Kinh doanh thể thao và Tổ chức sự kiện.
Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM – Chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM – Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Chuyên ngành Quản trị sự kiện.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hà Nội: Chuyên ngành Quản trị sự kiện khoa du lịch.
Đại học Văn hóa Hà Nội – Chuyên ngành tổ chức sự kiện văn hóa.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Các ngành PR.
Đại học Văn Lang – Chuyên ngành Quan hệ công chúng.
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Báo chí.
Đại học Quốc gia TP. HCM – Khoa Báo chí.
Cao đẳng FPT – Chuyên ngành Quan hệ công chúng PR, Tổ chức sự kiện.
Đại học Sân khấu Điện ảnh – Khoa Đạo diễn sân khấu.
Một ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng dồi dào, mức lương rất cao, càng về sau càng triển vọng: vài chục năm nữa cũng không lo thất nghiệp
Mức lương của ngành này chỉ tóm gọn trong ba từ: Đáng mơ ước.
Ngoài sở thích, năng lực, trước ngưỡng cửa đại học, việc lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm hay học gì lương cao là điều cần cân nhắc. Bởi có rất nhiều những ngành nghề hiện nay đang rất hot, rất "khát" nhân lực song cũng có nhiều nghề kiếm việc rất vất vả.
Một trong những ngành lương cao, cơ hội dồi dào chính là Kỹ thuật Robot. Thạc sĩ Đỗ Lê Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama, trong buổi chia sẻ Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên với chủ đề Chọn ngành học "hot" trong bối cảnh mới cho rằng, chuỗi cung ứng nhân lực cho các nhà máy bị đứt gãy do dịch bệnh, nên hiện nay nhu cầu của doanh nghiệp lựa chọn các ngành nghề về kỹ thuật rất nhiều. Đặc biệt ngành Tự động hóa và Kỹ thuật Robot, không chỉ là những ngành phát triển trong tương lai mà hiện nay cũng đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao.
Học gì lương cao? Ngành Kỹ thuật Robot có thể là một lựa chọn bạn nên cân nhắc.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), tính đến năm 2030, khoảng 146.000 nghề mới sẽ ra đời, liên quan đến kiến trúc và kỹ thuật vũ trụ, bao gồm các ngành về robot. Người máy xuất hiện ở nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, xây dựng, kinh doanh, thám hiểm đại dương hay vũ trụ.
Kỹ thuật Robot là một ngành đào tạo mang tính liên ngành cao, là sự kết hợp giữa các ngành cơ khí chính xác, tự động hóa, Kỹ thuật điện, điện tử, trí tuệ nhân tạo... Kỹ sư ngành Kỹ thuật Robot được đào tạo về Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển, Kỹ thuật điện, điện tử, truyền thông, xây dựng phần mềm, ghép nối phần cứng, và tích hợp phần cứng-phần mềm để thiết kế, chế tạo và vận hành Robot.
Với những nhà máy thông minh, các doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện và nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, có thể nói robotics là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0. Trong 20 năm tới, tại Việt Nam, tầm quan trọng của robot sẽ ngày càng trở nên lớn hơn đối với sự phát triển của con người.
Cơ hội việc làm rất lớn
Hiện nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn đang có nhu cầu về kỹ sư tự động hóa và robot đóng vai trò chủ đạo. Những vị trí công tác người học ngành Kỹ thuật Robot có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.
Nhóm 1: Kĩ sư kĩ thuật, thiết kế, quản lý nhóm, dự án: Có năng lực làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, các tổ chức, doanh nghiệp, khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực: Robot, Điều khiển và Tự động hóa, Điện, Điện tử - Truyền thông, Công nghệ thông tin.
Nhóm 2: Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn, doanh nghiệp, các Bộ và Sở, ban, ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: Tư vấn sản phẩm công nghệ, thiết kế phát triển các sản phẩm mẫu..., có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến robot, điều khiển và tự động hóa; trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên, nhà quản lý.
Học gì lương cao? - Kỹ thuật Robot là ngành nên tham khảo. Ảnh minh họa.
Mức lương ngành Kỹ thuật Robot từ cao đến rất cao
Mức lương của việc làm liên quan đến chế tạo, lập trình Robot được đánh giá cao. Thậm chí, nhiều sinh viên học năm thứ 3 các chuyên ngành cơ khí, thiết kế chế tạo máy, cơ điện, tự động hóa cũng được "đặt hàng" tuyển dụng. Tùy theo từng vị trí và kinh nghiệm, khả năng mà mức lương của kỹ sư ngành Robot và AI được trả khác nhau.
Mức lương của kỹ sư nghiên cứu Robot mới ra trường, chưa có kinh nghiệm khoảng trên 10 triệu/ tháng, có kinh nghiệm lên tới 30 - 45 triệu đồng/tháng.
Dù rất cần và thiếu, thị trường chỉ cần những lao động thực sự có kỹ năng tốt, kiến thức am hiểu. Có những người học xong không ai tuyển, nhưng có những người chưa học ra đã được tuyển, được săn đón. Học gì lương cao hay học gì để ra trường có việc, vấn đề còn ở năng lực của người học, lỗi không phải ở cái ngành. Vì vậy, có công việc tốt với mức lương sau khi ra trường ra sao phụ thuộc năng lực, thái độ học tập và những kỹ năng mà mỗi sinh viên tích lũy được.
Theo học ngành Robot, bạn không cần phải giỏi Toán, không cần phải IQ cao. Thay vào đó, cách đơn giản nhất để trở thành một lập trình viên giỏi là không ngừng thực hành, hình thành và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Học ngành Kỹ thuật Robot ở đâu?
Một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật Robot như:
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ điện tử - chuyên ngành Kỹ thuật Robot ở hệ đại học chính quy chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh với điểm chuẩn năm 2021 26,75 điểm.
Trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội xét tuyển ngành Kỹ thuật Robot với điểm chuẩn năm 2021 là 27,65 điểm.
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM xét tuyển ngành Robot & trí tuệ nhân tạo với điểm trúng tuyển năm 2021 là từ 26.5 điểm đến 27 điểm tùy tổ hợp.
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) xét tuyển ngành Robot & trí tuệ nhân tạo với điểm trúng tuyển năm 2021 là 21 điểm.
Học phí nhiều ngành của Đại học Y Dược TP HCM tăng 10% Đại học Y dược TP.HCM trường vừa công bố quyết định ban hành mức thu học phí năm học 2022 - 2023 các hệ đào tạo của trường. Mức thu học phí của nhiều ngành tăng 10% so với năm học trước đối với sinh viên đại học nhập học các năm 2020, 2021 và 2022. Ngành Răng hàm mặt có mức học...