Một nền giáo dục đại học có thể sẽ bật gốc vì quả bong bóng ISI/Scopus

Theo dõi VGT trên

Chúng ta – những nhà khoa học chân chính – không ai muốn nhìn thấy quả bong bóng ISI/Scopus đâu đó đang lên hình lên khuôn. Thật quá nguy hiểm.

Tiến sĩ Phạm Long – Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ có thể xảy ra bong bóng ISI/Scopus.

Tòa soạn xin chia sẻ bài viết của Tiến sĩ Phạm Long đến độc giả để có cái nhìn tổng quan hơn nhằm hướng tới tự chủ đại học thành công ở Việt Nam.

Những năm gần đây, việc xét danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư tại Việt Nam đề cập rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà khoa học; chất lượng giáo dục đại học. Đặc biệt là giải pháp bắt buộc các Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bài đăng ISI/Scopus.

Một nền giáo dục đại học có thể sẽ bật gốc vì quả bong bóng ISI/Scopus - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Long. Ảnh: Tác giả cung cấp

Nghe thì rất đúng và hay, nhưng xin thưa, phải có một chiến lược tổng thể để cho Hệ thống giáo dục đại học phát triển bền vững và hội nhập, chứ không phải là một hệ thống chắp vá.

Tôi lo, một khi cái ung nhọt của kinh tế thị trường mà di căn sang giáo dục thì có rất nhiều điều để quan ngại.

Cái gốc cái nền không có thì ISI/Scopus làm sao? Không cẩn thận, chỉ trong thời gian rất ngắn một thị trường ISI/Scopus hình thành và tăng trưởng giống như Thị trường Chứng khoán Việt Nam lê.n đỉn.h và nổ tung vào năm 2008; hay Thị trường Bất động sản lên dốc và trượt không phanh vào năm 2011.

Chúng ta – những nhà khoa học chân chính – không ai muốn nhìn thấy quả bong bóng ISI/Scopus đâu đó đang lên hình lên khuôn. Thật quá nguy hiểm.

Tôi cảm nhận không ít cơ quan truyền thông đang dẫn dắt dư luận quá tập trung vào một khía cạnh. Tại sao phải bắt tất cả Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bằng phát minh sáng chế?. Theo tôi, đó là sai lầm! Thứ 2 là tại sao lại so sánh Giáo sư/Phó Giáo sư với các Bác nông dân? Theo tôi, điều này cũng là sai lầm.

Các Bác nông dân (rất thiểu số) một ngày đẹp trời nào đó hứng khởi công bố các phát minh về máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm rất đáng được nhận lời khen nhưng có tờ báo còn đề nghị phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư cho các Bác nông dân – thì thật nguy hiểm quá mức!

Những sáng kiến cải tiến hay những ý tưởng hay có thể áp dụng trên đồng ruộng của gia đình hay cộng đồng nơi mình sinh sống và đều rất đáng được hoan nghênh, nhưng không nên được tung hứng lên trời xanh. Bởi sứ mệnh của 2 đối tượng rất khác nhau.

Những gì các Bác nông dân chế tạo ra như là máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm sẽ không bao giờ mang lại một lợi thế cạnh tranh cho đất nước của chúng ta. Hãy làm đúng bổn phận “một nắng hai sương” của mình, tạo ra những hạt lúa thơm ngon và những nông hải sản có giá trị gia tăng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sứ mệnh của Giáo sư/Phó Giáo sư là giảng dạy và (hoặc) nghiên cứu khoa học. Tôi dùng và (hoặc) để nhấn mạnh rằng:

(1) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể chỉ tập trung vào một việc là nghiên cứu khoa học;

(2) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vừa giảng dạy và vừa nghiên cứu khoa học;

(3) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vào một việc là giảng dạy.

Nếu trọng tâm là nghiên cứu thì những đòi hỏi sẽ khắt khe hơn dành cho Giáo sư/Phó Giáo sư, và có thể phải có ISI/Scopus, bằng phát minh hay sáng chế nào đó, tất nhiên tùy lĩnh vực, tùy ngành và việc bằng phát minh sáng chế đó có được ứng dụng vào cuộc sống hay không lại là chuyện khác.

Video đang HOT

Cái tôi muốn truyền tải ở đây đó là tại sao lại bắt tất cả các Giáo sư/Phó Giáo sư phải đều là những nhà nghiên cứu? Có phi lý không khi bắt các giảng viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, hay một số Đại học thiên về giảng dạy phải có công trình đăng Tạp chí Quốc tế tốt? Thật không cần thiết và không hiệu quả chút nào.

Các giảng viên ở các trường này chỉ cần tập trung giảng tốt đã là thành công và xứng đáng được phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư rồi, không nhất thiết phải có bài báo khoa học ở Tạp chí ISI/Scopus, mà chỉ cần một tạp chí có uy tín tốt ở trong nước hoặc Tạp chí tàm tạm cũng ổn rồi.

Xã hội là một sự phân công lao động mà ở những trường “nhẹ nhàng” với những sinh viên “nhẹ nhàng” thì chúng ta chỉ cần hoàn thành tốt vai trò giảng dạy, sao cho các em học hỏi được kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết, có thể làm việc được ngay khi tốt nghiệp là thành công rồi. Sao bắt các giảng viên ở những trường này phải ISI/Scopus? Để làm gì?

Để có một giai tầng tinh hoa với những công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín thì chúng ta cần phải sắp xếp lại một cách hệ thống toàn bộ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hiện nay.

Nếu chưa có tái cấu trúc triệt để hệ thống này thì tiến hành kiểm định nội bộ hay kiểm định quốc tế đều không có giá trị thực sự. Tuy nhiên, tái cấu trúc thế nào thì lại là bài toán con gà và quả trứng, vì rất khó để xác định được việc gì làm trước và việc gì làm sau? Cái sai của chúng ta chính là lỗi “hệ thống” – vì đã xây dựng các Trường đại học đơn ngành: Kinh tế là Kinh tế; Kỹ thuật là Kỹ thuật; Y là Y; Dược là Dược; Giao thông là Giao thông, Âm nhạc là Âm nhạc; Nông nghiệp là Nông nghiệp; Sư phạm là Sư phạm, v.v.

Tầm nhìn hội nhập là phải tạo ra các trường “tổng hợp” với đa ngành và đa nghề. Bài toán đã rõ, phải biến các trường thành đa ngành và đa nghề. Nhưng làm sao mà ông kinh tế lại có thể xây dựng được trường kỹ thuật, trường nông nghiệp hay trường y trực thuộc mình được? Rất khó. Theo tôi, để tái cấu trúc được hệ thống đại học thì cần một bàn tay “sắt”, cần giải quyết ở cấp độ Chính phủ, chứ bản thân Bộ Giáo dục không làm được, các Bộ khác cũng không làm được.

Cái đích hướng tới là phải cấu trúc thành 3 nhóm trường và đều đa ngành đa nghề: (1) nhóm trường tinh hoa của xã hội ở đó các Giáo sư/Phó Giáo sư luôn lấy trọng tâm là nghiên cứu; (2) nhóm trường tốt và tiệm cận ở mức tinh hoa, ở đó các giáo sư vừa phải giảng dạy tốt và đồng thời cũng phải chú trọng nghiên cứu ở một chừng mực nào đó; và (3) nhóm trường lấy trọng tâm là giảng dạy, ở đó giảng dạy tốt và trang bị được các kỹ năng ứng dụng thực tiễn cho sinh viên để sinh viên tốt nghiệp có thể hoà nhập và làm việc hiệu quả ngay là thành công rồi.

Xã hội là một tổng thể và trong chính cái tổng thể đó là sự đa dạng của các thành viên. Người giầu không thể sống được nếu xung quanh mình toàn người giầu; Người thông minh sẽ cảm thấy cô đơn khi xung quanh mình toàn người thông minh; Sinh viên ưu tú chẳng có gì mà hãnh diện nếu xung quanh mình toàn sinh viên ưu tú; Giáo sư nghiên cứu cũng buồn tẻ khi xung quanh mình ông nào cũng nghiên cứu và lúc nào nhìn cũng ngơ ngơ ngác ngác; Giáo sư giảng dạy sẽ thấy chả có động cơ phấn đấu khi xung quanh mình toàn ông giảng dạy; Các trường đại học tinh hoa sẽ không thấy mình thực sự tinh hoa khi xung quanh mình toàn trường tinh hoa; Các trường đơn thuần giảng dạy sẽ chả thấy mình có cái thực sự riêng khi xung quanh mình toàn trường đơn thuần giảng dạy.

Sự sống và khát vọng đòi hỏi phải đa dạng, liên tục chuyển hóa để thăng hoa và tiến hóa. Nhưng ở bất cứ cấp độ nào cũng đều có không gian và dưỡng khí cho sự cống hiến và mỗi sự cống hiến cũng đều đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và luôn được ghi nhận.

Vì thế, cá nhân tôi cho rằng, để cho quả bong bóng ISI/Scopus không bị nén căng và xì hơi thì đòi hỏi phải có sự tái cấu trúc triệt để Hệ thống giáo dục đại học theo 3 nhóm trên. Cần một quyết định hành chính.

Đến lúc đó, ai cũng có thể được phong Giáo sư/Phó Giáo sư trong 3 nhóm đề cập ở trên, miễn là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hãy đưa các Hội đồng phong tặng về với các trường.

Giáo sư/Phó Giáo sư chẳng qua cũng chỉ là một “Promotion (sự đề bạt)” và thuộc trường đó mà thôi. Về hưu, đi làm chính trị hay không còn giảng dạy/nghiên cứu nữa thì trả lại cho trường.

Một thị trường việc làm thúc đẩy sự linh động chuyển hóa giữa 3 nhóm trường trên có nghĩa là giảng viên nhóm 3 có thể phấn đấu lên nhóm 2 hay 1; nhóm 1 hay 2 có thể xuống nhóm 3 sẽ làm cho hệ thống giáo dục luôn đổi mới, hội nhập và có tính cạnh tranh.

Tất nhiên như tôi đã phân tích, xã hội là một sự đa dạng, là tổng hòa của các mối quan hệ mà nếu mất đi sự đa dạng thì nguy cơ tàn lụi là rất cao. Đừng nghĩ một người học ở Havard ra thì phải làm ở MIT, không nhất thiết, hoàn toàn có thể về một Đại học thiên về giảng dạy để cống hiến; Tương tự, cũng đừng nghĩ một người học ở một trường XYZ lại không có cơ hội về Havard hay MIT. Tất cả do sự phấn đấu của họ thôi, cơ hội luôn rộng mở với tất cả mọi người, nỗ lực và khát vọng vươn lên luôn biến giấc mơ thành hiện thực.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Các đại học Việt Nam đã nghiêm túc xây dựng chiến lược riêng hay đều na ná nhau?

Đa số các trường đại học đề cập đến các thông tin về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu, và chiến lược một cách "sáo rỗng", na ná như nhau...

Tiếp tục chuỗi chủ đề hướng tới tự chủ đại học thành công, Tiến sĩ Phạm Long - Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) dành bài viết phân tích đến vấn đề các trường đại học cần làm thế nào để xây dựng một chiến lược.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết.

Trong kiến thức thống kê phục vụ cho các nghiên cứu về quản trị kinh doanh và hành vi tổ chức, có một khái niệm hay được nhắc tới, đó là "biến trừu tượng". Biến này không tự bản thân thể hiện nội dung của mình, mà được thông qua các biến quan sát.

Nếu áp dụng cách giải thích này cho khái niệm tự chủ, thì rõ ràng tự chủ là một khái niệm có tính "mơ hồ", thậm chí có thể ví như một biến trừu tượng bậc 2, được cấu thành bởi các biến trừu tượng bậc 1. Mà đã là biến trừu tượng, thì cả bậc 2 và bậc 1 cũng chằng thể nào thể hiện được đầy đủ nội dung ăn nhập của mình.

Các đại học Việt Nam đã nghiêm túc xây dựng chiến lược riêng hay đều na ná nhau? - Hình 1

Ảnh minh họa: TTXVN

Một trong những biến trừu tượng bậc 1 cấu thành biến trừu tượng "tự chủ" là hình thức sở hữu và hình thức sở hữu cũng cần được thể hiện qua các biến quan sát - các loại hình sở hữu. Nói thế để thấy rằng viết, hiểu, và triển khai tự chủ trong thực tế quả là gian nan.

Tôi sẽ có một phần riêng bàn về hình thức sở hữu, còn trong phần này, bài viết chỉ thảo luận cách thức xây dựng chiến lược cho một trường đại học. Xin nhấn mạnh là chủ đề bao trùm và xuyên suốt là: "Hướng tới tự chủ giáo dục Đại học ở Việt Nam", chứ không phải đã tự chủ rồi.

Trên bước đường dài hướng tới tự chủ và kể cả trong quá trình tự chủ sau này, việc xây dựng một chiến lược đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển của một trường đại học là mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng quả thật làm rất khó. Cá nhân tôi thấy rằng, các trường đại học ở Việt Nam chưa biết cách xây dựng một chiến lược, hay giả sử có biết về mặt ý niệm, nhưng lại thực hiện các bước xây dựng chưa chuẩn và chưa dựa trên tiếng nói của những chủ thể cấu thành nên trường đại học.

Các trường đại học ngày nay, không phân biệt trong nước hay ngoài nước, quy mô lớn hay nhỏ, đang thay đổi mạnh mẽ triết lý giáo dục của mình. Trước đây, các trường đại học có quán tính luôn coi bản thân họ là "Tồn tại vĩnh hằng", và chưa quan tâm thỏa đáng đến sinh viên.

Đến giờ họ đã thấu hiểu rằng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và giao tiếp, sự bùng nổ của chuyển đổi số, thế giới càng ngày càng phẳng hơn, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn từ quốc tế. Việc thay đổi triết lý giáo dục của các trường đại học hướng tới đặt trọng tâm vào sinh viên.

Cũng đúng thôi, một trường đại học mà không có sinh viên thì chỉ còn cách đóng cửa và giải thể, với nhiều hệ lụy tiêu cực. Sinh viên phải được xem là các khách hàng và trường đại học đóng vai trò là một chủ thể cung cấp dịch vụ. Các trường đại học phải liên tục phấn đấu hết mình để đáp ứng tốt nhất, hay vượt lên trên các kỳ vọng và nhu cầu học tập của sinh viên, để làm cho họ thỏa mãn, và cuối cùng là trung thành với trường.

Nếu sinh viên mà không thỏa mãn, họ có thể ngừng học, hay chuyển sang trường khác. Một sinh viên không thỏa mãn thì mức độ tiêu cực chưa đến mức báo động, nhưng nếu sự không thỏa mãn mang tính hệ thống, và một làn sóng di chuyển sang trường khác học, thì coi như đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của một trường đại học, vì nguồn thu chủ yếu hiện nay vẫn là từ học phí của sinh viên.

Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều sinh viên khi họ kể lại cảm giác "nem nép lo sợ", đứng ở cửa phòng đào tạo ở một trường đại học tạm gọi là có tiếng ở Việt Nam, để xin bảng điểm kết quả học tập.

Ô hay, thời đại ngày nay là thế kỷ nào, ai là người cung cấp nguồn tài trợ lớn nhất cho trường đại học? Chính là sinh viên, họ là khách hàng, thậm chí ở khía cạnh nào đó là ông (bà) chủ, vậy mà phải "nem nép lo sợ" cầu cạnh để xin bảng điểm kết quả học tập của chính mình. Các trường đại học phải thay đổi triệt để tư duy hoạt động đi, cái giá phải trả hẳn là quá lớn khi sinh viên không hài lòng và trung thành nữa.

Trong thời đại 4.0, vị trí và vai trò của sinh viên trong trường đại học ngày càng tối quan trọng, hay nói cách khác, với triết lý giáo dục mới, sinh viên sẽ lên ngôi. Vậy để tồn tại và phát triển, các trường đại học ở Việt Nam phải hoạch định xây dựng chiến lược hoạt động, trọng tậm vào việc đáp ứng hay vượt lên trên những kỳ vọng và nhu cầu học tập của sinh viên. Đến đây, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: "Các trường đại học ở Việt Nam đã và đang xây dựng chiến lược như thế nào?".

Tôi đã điểm qua websites của nhiều trường đại học ở Việt Nam, ấn tượng ban đầu đó là: đa số các trường đại học đề cập đến các thông tin về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu, và chiến lược một cách "sáo rỗng", na ná như nhau, nào là phấn đấu trở thành trường nghiên cứu, lọt vào Top bao nhiêu, hoạt động dựa trên các giá trị cốt lõi A, B, hay C, chiến lược của trường là A', B', hay C'.

Có thể tôi chưa đúng, nhưng tôi thấy rằng, nhiều trường đại học ở Việt Nam không nghiêm túc hoạch định xây dựng chiến lược, mà chỉ là một nhóm nhỏ bao gồm các lãnh đạo và bộ phận tham mưu ngồi họp với nhau, tự viết ra những điều na ná giống nhau, hay nói cách khác là tự "diễn" chiến lược của trường mình.

Để vượt qua ấn tượng ban đầu và có cái nhìn khách quan hơn, tôi đã thử "phỏng vấn" một số giảng viên và sinh viên quen biết ở một số trường đại học, họ rất hồn nhiên trả lời rằng trong khối kinh tế và quản trị kinh doanh, ví dụ: Đại học N.T và Đại học K.T là nhóm trường hạng 1; Đại học T.C và Đại học T.M là nhóm trường hạng 2; rồi đến nhóm trường hạng 3, 4, v.v....

Tôi cảm thấy bất ngờ vô cùng, cơ sở nào mà kết luận Đại học N.T và Đại học K.T là nhóm trường hạng 1, và các trường khác thuộc nhóm hạng còn lại?

Ở đây chưa bàn cảm nhận của dư luận về việc tự phân loại như thế hợp lý hay chưa hợp lý, cái tôi có thể kết luận ngay đó là: Các trường đại học ở Việt Nam như N.T, K.T v.v... đã được các thế hệ đi trước để lại cho một di sản các tài sản "vô hình" to lớn, nhưng bao năm qua, tài sản vô hình này đã bị bào mòn hay khấu hao gần hết rồi, giờ đến lúc phải sáng tạo ra tài sản vô hình mới, chứ không phải tiếp tục bấu véo vào tài sản vô hình cũ còn lại ít ỏi nữa.

Hơn nữa, đến ngay nhiều lãnh đạo ở các trường đại học còn chưa biết định hướng trường mình là nghiên cứu, giảng dạy, hay kết hợp cả nghiên cứu và giảng dạy, thì làm sao biết được trường mình thuộc nhóm thứ hạng nào. Kể cả hàng năm có kết quả tạm phân thứ hạng của cơ quan quản lý nhưng kết quả này cũng khiến tôi không ít băn khoăn. Vì có lẽ các trường đại học chưa thực sự hoạch định và xây dựng chiến lược đúng đắn hay phù hợp cho mình, tất cả chỉ là "cảm nhận hay cảm quan" mà thôi.

Áp lực cạnh tranh về giáo dục đại học ngày càng gia tăng trong một thế giới có xu hướng phẳng hơn, với các đường biên giới về mặt vật lý đang bị xóa mờ, nếu các trường đại học ở Việt Nam không nghiêm túc hoạch định xây dựng một chiến lược phù hợp cho mình, việc giải thể hay tạm đóng cửa không còn là câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa.

Cạnh tranh hôm nay không chỉ cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau, mà còn giữa trường đại học với các công ty, hay giữa trường đại học với các nhà xuất bản. Đang có những công ty lớn về công nghệ thông tin tuyên bố: "Tuyển nhân viên không cần có bằng đại học, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học, rồi sau khi được tuyển dụng, sẽ được công ty trực tiếp đào tạo về lập trình theo hướng chuyên môn hóa trong một mắt xích hoạt động cụ thể".

Hàng loạt các nhà xuất bản lớn trên thế giới đang ứng dụng mạnh mẽ những thành quả nổi bật của cuộc cách mạng công nghệ và viễn thông, tự "chuyển hóa" họ thành các trường đại học. Họ có đầy đủ các sách giáo trình, tài liệu cả lý thuyết và thực tế, dịch ra đủ thứ tiếng, và xây dựng đầy đủ các môn học cũng như hệ thống quản trị học tập trên cơ sở dữ liệu của họ.

Các hệ thống quản trị học tập này, trong nhiều trường hợp, có vẻ hiện đại và hiệu quả hơn so với các hệ thống quản trị giảng dạy/học tập ở các trường đại học. Biết đâu một ngày không xa, họ tuyển cả giảng viên "thật" và giảng viên "trí tuệ" nhân tạo - những chủ thể có thể đáp ứng vượt trội các kỳ vọng và nhu cầu học tập của sinh viên. Tương lai của các trường đại học lúc đó sẽ ra sao?

Hàng ngày, tôi hay thầm nói với bản thân, các doanh nghiệp và khối trường đại học tư ở Việt Nam đang đặt lợi nhuận lên hàng đầu liệu có chính xác? Nếu họ suy nghĩ dài hạn và chiến lược một chút, họ hoàn toàn có khả năng làm lung lay vị trí hiện tại hay sự tồn vong của khối các trường đại học công. Vì sao? Đơn giản thôi, vì các trường đại học công luôn bị hạn chế về nguồn lực và cơ chế cứng nhắc, khó thích nghi với những biến chuyển trong môi trường hoạt động của mình.

Trong khi đó, các trường đại học tư với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, nếu có khát vọng cống hiến, không khó để huy động được nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính, có nhiều học bổng cho sinh viên, tuyển dụng được giảng viên giỏi, xây dựng và vận hành được cơ chế quản trị hoạt động tốt, văn hóa tổ chức đặt trọng tâm vào sinh viên, và quan trọng là luôn sẵn có đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây là những thứ mà các trường đại học công khó có thể có một cách đầy đủ, toàn diện.

Khái quát hóa vấn đề thì khó, nhưng cụ thể hóa đối với khối các trường đại học công đơn ngành, chỉ đào tạo duy nhất kinh tế và quản trị kinh doanh, nếu không thay đổi, nhóm trường đại học này sẽ bị "thổi bay". Trong môi trường hoạt động ngày nay, rất dễ rơi vào khủng hoảng truyền thông, có thể do chủ quan hay khách quan, ở mức nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến uy tín của một trường đại học công, dẫn đến không tuyển sinh được sinh viên.

Cách mạng công nghiệp 4.0 được đặc trưng bởi vòng đời không chỉ của sản phẩm/dịch vụ mà còn vòng đời của một tổ chức cũng có thể rất ngắn, nếu tổ chức đó không tiến hành hoạch định xây dựng một chiến lược hoạt động phù hợp cho sự tồn tại và phát triển.

Các chủ thể cấu thành của một trường đại học đang trên lộ trình tự chủ hóa ở Việt Nam bao gồm các sinh viên, giảng viên, nhân viên phòng ban, lãnh đạo các cấp từ bộ môn cho đến trường, cựu sinh viên, nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp, địa phương nơi trường hoạt động, v.v... Quá trình hoạch định và xây dựng chiến lược cần từ bỏ thói quen chỉ "ngồi trên ghế sô pha trong phòng điều hòa" để phác thảo nội dung chiến lược, mà cần phải xuống "cơ sở", lắng nghe tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của những chủ thể cấu thành nên trường đại học.

Sau khi định vị được khát vọng của trường và đích mà trường muốn hướng tới (trở thành trường nghiên cứu, giảng dạy, hay cả hai, với thứ hạng cụ thể mong muốn), thì cần phải biết được những gì đang là vấn đề tồn tại của trường: tồn tại trong nghiên cứu, giảng dạy, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hệ thống quản trị, và văn hóa. Hơn nữa phải biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức đối với trường. Tất cả những nhân tố này không tự nhiên nằm trên bàn làm việc của các lãnh đạo, trong phòng điều hòa, được trang bị ghế sô pha, mà phải xuất phát từ phân tích và tương tác với toàn bộ các chủ thể cấu thành nên trường.

Cách hiệu quả nhất là thuê tư vấn kết hợp với tổ công tác đặc biệt bao gồm những thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn về hoạch định, xây dựng chiến lược của trường. Hình thức tiến hành nên thông qua các nhóm thảo luận trọng tâm.

Nhóm thảo luận trọng tâm dành cho nhiều chủ thể cấu thành nên trường đại học khác nhau. Nhóm thảo luận cho sinh viên năm thức nhất; sinh viên năm thứ 2; sinh viên năm thức 3, và sinh viên các năm còn lại. Nhóm thảo luận cho các cựu sinh viên. Nhóm thảo luận cho các nhà tài trợ. Nhóm thảo luận cho các doanh nghiệp. Nhóm thảo luận cho các cơ quan quản lý và điều tiết. Nhóm thảo luận cho cộng đồng địa phương. Nhóm thảo luận cho các giảng viên. Nhóm thảo luận cho các nhân viên phòng ban. Nhóm thảo luận cho các lãnh đạo cấp bộ môn. Nhóm thảo luận cho các lãnh đạo cấp khoa. Nhóm thảo luận cho các lãnh đạo cấp phòng ban. Nhóm thảo luận cho lãnh đạo cao cấp của trường.

Với mỗi một chủ thể cấu thành, có thể có nhiều nhóm thảo luận, ví dụ có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia, thì nên thành lập khoảng 5 nhóm, mỗi nhóm gồm đại diện của 10 doanh nghiệp. Toàn bộ nội dung và hình ảnh của các phiên thảo luận phải được ghi hình và ghi âm cẩn trọng.

Các thông tin từ băng ghi hình và ghi âm sẽ do các chuyên gia có kinh nghiệm dỡ và được trải qua rất nhiều các khâu "lọc" dữ liệu. Kết quả từ việc lọc ở mỗi khâu phải được trao đổi cẩn trọng giữa các chuyên gia tư vấn được thuê, chuyên gia hoạch định chiến lược của trường, và của chính các chủ thể tham gia thảo luận, để đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn, và chính trực của thông tin.

Kết quả từ các quá trình lọc thông tin sẽ là một tập tài liệu, có thể lên đến cả nghìn trang, được trình lên lãnh đạo cao nhất trường. Bước tiếp theo, các lãnh đạo cao cấp của trường, các chuyên gia tư vấn cao cấp được thuê, và chuyên gia am hiểu hoạch định chiến lược của trường phải tiến hành nhiều cuộc họp quan trọng xem xét các nội dung về khát vọng, nguồn lực, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, mục tiêu, v.v... từ nhiều viễn cảnh khác nhau, xuất phát từ các chủ thể cấu thành nên trường.

Quan trọng nhất ở đây đó là chiến lược sơ bộ được xây dựng không phải xuất phát từ nội bộ các lãnh đạo "diễn" với nhau trong phòng điều hòa, mà hoàn toàn được xây dựng dựa trên các chủ thể cấu thành nên trường đại học. Bản chiến lược sơ bộ cấp trường, cấp khoa chuyên môn và phòng ban sẽ được giao tiếp, truyền tải, đàm phán, lấy ý kiến thống nhất rộng rãi trước khi trở thành chiến lược chính thức của trường, với lộ trình thực hiện tại các mốc thời gian quan trọng cũng như đán.h giá các kết quả thu được phải rõ ràng.

Nói tóm lại, như trong phần mở đầu đã phân tích, khái niệm tự chủ là một biến "trừu tượng", thậm chí là biến trừu tượng bậc 2, bao gồm các biến trừu tượng bậc 1. Mỗi biến trừu tượng bậc 1 được thể hiện nội dung qua các biến quan sát. Việc phân tích đầy đủ các biến quan sát không thể được đề cập đầy đủ trong một phần trao đổi. Tuy nhiên, muốn thành công trong tự chủ thì đòi hỏi trường đại học và lãnh đạo phải có khát vọng. Nếu lãnh đạo mà không có khát vọng, tâm và tầm thì coi như ý niệm tự chủ chỉ tồn tại trên giấy mà thôi.

Giả sử họ là những người muốn làm một việc có ý nghĩa để đời, họ cần phải hoạch định và xây dựng chiến lược, để làm cho cái khái niệm tự chủ đỡ mơ hồ và đỡ trừu tượng hơn. Hoạch định và xây dựng chiến lược không nên xuất phát từ trên xuống, mà lên bắt đầu từ dưới lên, để lắng nghe con tim và khối óc của toàn bộ các chủ thể cấu thành nên trường đại học. Với một chiến lược được hoạch định và xây dựng nghiêm túc, tập thể các giảng viên, cán bộ công nhân viên, và sinh viên, ít nhất còn nhìn thấy cơ hội thành công cho sự tự chủ ở các trường đại học, nếu có.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Phương Lan khui 3 diễn viên rủ rê sinh viên nữ, tổ chức tiệc như Diddy
13:39:19 01/10/2024
Minh Dự: được yêu mến vì miếng hài duyên, sắp 'ngã ngựa' vì phốt 'sống lỗi'?
16:15:30 01/10/2024
The Simpsons về "tiệc Trắng" Diddy có phần 2, sốc với người đóng vai ông trùm?
14:53:54 01/10/2024
NSƯT Hữu Châu: U50 độc thân, nửa đời vì nghệ thuật, bị học trò 'sống lỗi' báo?
15:44:58 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Phùng Thiệu Phong bị tình cũ 'nắm cán', khui chuyện hôn phối làm CĐM choáng
14:32:12 01/10/2024
Lý Nhã Kỳ tỏ thái độ với Negav, khác xa Trường Giang, CĐM phát hiện điều sốc
16:59:57 01/10/2024
Vụ GV 'xin hỗ trợ mua laptop': lấy lại danh dự, trường làm công tác 'động viên'
15:15:57 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng mất mới 2 tháng, người đàn ông đã đến xin chăm sóc hai mẹ con, lý do đưa ra khiến tôi càng thêm tủi thân

Góc tâm tình

19:05:29 01/10/2024
Con dâu vừa về được hai ngày, bà đã đuổi người giúp việc rồi đổ hết mọi công việc lên đầu tôi. Chồng tôi thì bận rộn, đi sớm về khuya, thành ra trong căn nhà rộng lớn này, tôi luôn cảm thấy lạc lõng.

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử

Thế giới

18:35:47 01/10/2024
Việc Bhutan đang "bay bổng" trong vũ trụ tiề.n điện tử gây nhiều bất ngờ, bởi vì đất nước này vốn có truyền thống tập trung nhiều hơn vào các vấn đề tâm linh hơn là thứ "phù phiếm" như tiề.n bạc.

Chuyện thú vị đằng sau bom tấn "Joker" được chờ đợi nhất cuối năm 2024

Hậu trường phim

18:22:57 01/10/2024
Năm 2024 đán.h dấu sự trở lại của bom tấn Joker sau nửa thập kỷ, với đội ngũ từng làm nên thành công vang dội của phần phim đầu tiên.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 45: Chải có tình mới, từ chối đi ăn với Pu?

Phim việt

18:17:57 01/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 45: Pu gọi điện mời Chải đi ăn; Ông Chiểu muốn về lại bản làng; Chải làm anh hùng cứu mỹ nhân .

Mỹ nhân Gen Z Việt gây "chao đảo" khi đứng với Cardi B là ai?

Netizen

18:09:38 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng bất ngờ khi thấy Thạch Trang xuất hiện tại một show thời trang của Vivienne Westwood - thương hiệu thời trang quốc tế nổi đình đám.

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Miss Cosmo 2024: đại diện Indonesia khiến Xuân Hạnh 'khiếp vía', visual sinh đôi

Sao châu á

17:07:58 01/10/2024
Sau Miss Universe thì Miss Cosmo 2024 đang là một trong những chương trình nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp. Đặc biệt, ngoài Bùi Xuân Hạnh thì năm nay, có rất nhiều đại diện các nước nhận được sự yêu thích của đông đảo fa...

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Kendra Wilkinson: Người mẫu thừa nhận tham gia tiệc Diddy, cái kết khi ra về sốc

Sao âu mỹ

16:56:28 01/10/2024
Liên quan đến vụ án gây rúng động làng giải trí thế giới của ông trùm tội phạm Diddy, mới đây nữ người mẫu Kendra Wilkinson cũng đã có những hé lộ về quá khứ, khi cô thừa nhận từng tham gia bữa tiệc của rapper này.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Thuỳ Tiên đơ vì "xấu đau xấu đớn" trong Sao nhập ngũ, chính chủ phản hồi 3 chữ

Sao việt

16:31:36 01/10/2024
Hoa hậu Thuỳ Tiên khiến người hâm mộ dở khóc dở cười, trước một bình luận nhận xét cô trong chương trình Sao nhập ngũ. Khoảnh khắc ấy khiến cô không biết nên vui hay nên buồn, liền có thái độ phản hồi đúng 3 chữ lên trang cá nhân.