Một năm xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa
1.200 m3 trong 500.000 m3 đất nhiễm dioxin đã được các chuyên gia Việt – Mỹ xử lý sau một năm khởi động dự án tại sân bay Biên Hòa.
Ngày 5/12/2019, đại diện Bộ Quốc phòng cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) khởi động dự án Xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa. Dự án sẽ thực hiện trong 10 năm với kinh phí 390 triệu USD, do chính phủ Mỹ hỗ trợ.
Sau khi khởi động dự án, các chuyên gia Mỹ đã có mặt tại Đồng Nai để tiến hành khảo sát, xử lý những khu vực nhiễm dioxin ở phía Tây sân bay, đặc biệt là vùng giáp khu dân cư. Tháng 3/2020, đoàn thực hiện dự án họp tại công trường trong bối cảnh Covid-19.
Một tháng sau, các chuyên gia trực thuộc Bộ Quốc phòng tiến hành khảo sát và rà phá bom mìn quanh khu vực sân bay để đảm bảo công tác xử lý dioxin được an toàn.
Video đang HOT
Một điểm xử lý dioxin giai đoạn đầu ở phía Tây sân bay Biên Hòa được các chuyên gia lấy mẫu đất đưa đi xét nghiệm. Các mẫu đất được chuyên gia cân đo, ghi chép số liệu để tìm hướng xử lý.
Hai chuyên gia sử dụng máy dò radar Opera Duo (của Italy) để định vị các vật, công trình ngầm tại khu vực đào xúc trong sân bay.
Máy dò Opera Duo gồm ăng-ten tần số kép 250 và 700 MHz, cùng phần mềm thu thập dữ liệu, giúp chuyên gia có thể xem và xử lý dữ liệu được mặt cắt đứng của lớp địa chất. Từ đó, họ phát hiện, đánh dấu kết quả và tự động nối các kết quả được đánh dấu trên các mặt cắt khác nhau để bản đồ hóa công trình ngầm.
Trước khi đào, xúc đất nhiễm đi xử lý, các đơn vị liên quan của Việt Nam và Mỹ cùng tiến hành khảo sát. Theo đánh giá của đoàn công tác, 5.300 m2 hồ cổng 2 được xem là khu vực nhiễm dioxin lớn nằm trong 75 ha với ước tính 500.000 m3 đất.
Khu vực xử lý chất độc hóa học trong sân bay được rào chắn cẩn thận, có biển báo cảnh báo nguy hiểm và nhắc nhở những người có nhiệm vụ được vào cần có bảo hộ cấp độ C, bao gồm mặt nạ lọc không khí, găng tay chống hóa chất bên trong và bên ngoài, mũ cứng, mặt nạ thoát hiểm và ủng chống hóa chất dùng một lần.
Hồ Cổng 2 thuộc khuôn viên sân bay trước khi chưa xử lý rộng chừng 5.200 m2. Theo đại diện USAID, trước đây quân đội Mỹ đã sử dụng sân bay Biên Hòa làm điểm tập kết chất dioxin. Theo thời gian, những chất này phát tán và trôi theo dòng nước khiến hồ bị ô nhiễm.
Chuyên gia lấy mẫu nước mặt nền hồ Cổng 2, nằm bên cạnh sân bay Biên Hòa để xét nghiệm trước khi xử lý.
5 máy xúc cùng các chuyên gia tiến hành xúc đất, xử lý dioxin tại hồ cổng ngày 13/1/2021.
Một tuần sau, hồ Cổng 2 được USAID bàn giao cho Bộ Quốc phòng sau khi xử lý xong. Đơn vị này đã bốc xúc gần 1.200 m3 trầm tích ô nhiễm dioxin vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép, đưa vào khu xử lý trong sân bay Biên Hòa, đồng thời giải phóng, phục hồi toàn bộ diện tích mặt hồ rộng hơn 5.300 m2, đáp ứng về ngưỡng dioxin của Việt Nam.
Nhà máy xử lý đất nhiễm dioxin theo công nghệ Nhật Bản bên trong sân bay Biên Hòa. Đất sẽ được đưa qua nhiều bước để làm sạch dioxin.
Sân bay Biên Hòa từng là căn cứ chủ chốt của quân đội Mỹ, dùng để chứa chất diệt cỏ và phục vụ chiến dịch phun rải chất độc hóa học tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Từ tháng 12/1969 đến tháng 3/1970, nơi đây đã xảy ra 4 vụ tràn chất độc hóa học từ các bể chứa với 2.500 lít chất trắng và 25.000 lít chất da cam rò rỉ ra bên ngoài.
Giới chuyên gia đánh giá khu vực này là nơi nhiễm chất độc dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất trên thế giới.
Nhiều hành khách mang roi điện, đèn pin phát tia lửa điện lên máy bay
Mới đây, ở Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Phú Quốc, nhân viên an ninh soi chiếu khi đang giám sát màn hình máy soi chiếu tại ga quốc nội đã phát hiện 1 roi điện màu đen trong hành lý xách tay của một nam hành khách.
An ninh hàng không tại nhiều sân bay trên cả nước liên tục phát hiện hành khách mang công cụ hỗ trợ lên máy bay mà không xuất trình được giấy tờ. Mới đây, ở Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Phú Quốc, nhân viên an ninh soi chiếu khi đang giám sát màn hình máy soi chiếu tại ga quốc nội đã phát hiện 1 roi điện màu đen trong hành lý xách tay của một nam hành khách.
Hành khách khai nhận tên N.H.N. (SN 1979, thường trú tại Bến Tre) đi trên chuyến bay BL6510/20B từ Phú Quốc về TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm kiểm tra, hành khách N.H.N. không xuất trình được các giấy tờ liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật. An ninh cảng HKQT Phú Quốc đã tiến hành tái kiểm tra trực quan hành lý, hành khách nhưng không phát hiện gì bất thường nên đã phối hợp với đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam tại Phú Quốc tiến hành lập biên bản vi phạm, bàn giao người và tang vật cho Công an xã Dương Tơ để xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, tại Cảng HKQT Nội Bài, Trung tâm ANHK Nội Bài lập biên bản vi phạm và biên bản tang vật, biên bản bàn giao đối với hành khách T.T.C (SN 1977, thường trú tại Bắc Giang) do bên trong hành lý xách tay chứa 1 thiết bị màu đen, chiều dài khoảng 17cm, đầu có đèn phát sáng, có chức năng phát tia lửa điện không có giấy phép sử dụng, không rõ nguồn gốc.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay, quy định về an ninh hàng không nêu rõ cấm hành khách mang theo các vật phẩm: Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê; các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, còng khóa số 8... Những hành vi vi phạm quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ sẽ bị phạt tiền, với mức phạt từ 3 - 5 triệu đồng.
Sở Y tế Hà Nội thông tin chi tiết những người tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 Chiều 5/1 Sở Y tế Hà Nội cho biết người vừa phát hiện dương tính SARS-CoV-2 là N, 22 tuổi, du học sinh Mỹ, nhập cảnh sân bay Nội Bài ngày 21/12/2020, sau đó đưa đi cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ Binh 59, Xuân Mai, Chương Mỹ. Ngày 23/12/2020, người này được xét nghiệm lần 1, cho kết quả âm...