Một năm học ‘lịch sử’ dần khép lại
Từ cuối tuần này, hầu hết trường sẽ làm lễ bế giảng, kết thúc một năm học ‘lịch sử’ với một học kỳ 2 thật đáng nhớ, chưa từng có trong tiền lệ do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Học sinh tại TP.HCM trở lại trường sau đợt nghỉ dài do dịch Covid-19 – ĐẬU TIẾN ĐẠT
Mặc dù vẫn còn nhiều công việc phía trước, như công tác tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học nhưng những người làm giáo dục phần nào đã cảm thấy nhẹ nhàng, mừng rỡ như vừa trút bỏ được một gánh nặng rất lớn khi kết thúc năm học “lịch sử” này. Mới vài tháng trước đây chúng ta còn lo lắng dịch Covid-19 sẽ phá vỡ mọi kế hoạch giáo dục của năm học.
“Cái khó ló cái khôn”
Cùng với khó khăn chung của cả xã hội, có thể nói, chưa bao giờ ngành giáo dục lại đứng trước một tình thế nhiều biến động, nan giải như vừa qua. Song thấy “sóng cả” mà không “ngã tay chèo”, nhờ cái “khó” ấy mà đã “ló” ra rất nhiều cái “khôn”. Cả xã hội cùng chung tay “chống dịch như chống giặc”, ngành giáo dục cũng đã đáp ứng mạnh mẽ lời kêu gọi của Chính phủ.
“Lửa thử vàng…”, trong “cái rủi” ảnh hưởng của dịch bệnh đã sinh ra nhiều “cái may” làm thước đo thách thức với ngành giáo dục. Đó là sự ứng xử linh hoạt, hợp lý, kịp thời bằng nhiều giải pháp khác nhau của Bộ GD-ĐT. Chẳng hạn các giải pháp phòng chống dịch trong trường học; thay đổi nhiều lần lộ trình năm học; giảm tải nội dung chương trình; thay đổi cách đánh giá học kỳ 2; hai lần công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT- điều mà trước đây cũng chưa bao giờ từng có.
Chính những điều này đã cởi trói cho hoạt động nhà trường; tạo tâm lý thoải mái cho người dạy, người học; tạo điều kiện để kết thúc năm học một cách nhẹ nhàng, hơn cả mong đợi.
Video đang HOT
Lần đầu tiên từ trước đến nay, học sinh trên cả nước học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 – NGỌC DƯƠNG
Rút ra nhiều bài học
Bên cạnh đó cần phải kể đến vai trò của báo chí với những trang tin nóng hổi tính thời sự từ việc cho học sinh nghỉ học từng ngày; những cuộc khảo sát kịp thời để lấy tiếng nói chung từ dư luận xã hội, từ phụ huynh; hay các chuyên mục bàn về giải pháp dạy trực tuyến, học online… luôn được cập nhật hàng ngày.
Có thể nói, với ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên cạnh những xáo trộn, ngành giáo dục đã có được nhiều bài học hay, học được nhiều kinh nghiệm lớn. Đại dịch này sẽ là động lực dẫn đến những thay đổi cần có của ngành giáo dục.
“Năm học lịch sử” đang dần khép lại. Vẫn còn đâu đó lo lắng về lỗ hỏng kiến thức của học sinh khi lên lớp trên. Hy vọng với “năm dài tháng rộng” của năm học tới, ngành giáo dục sẽ khắc phục được lỗ hỏng này để san sẻ khó khăn cho năm nay.
Liệu số học sinh giỏi năm học này có tăng cao?
Năm nay, học sinh phải nghỉ học suốt 3 tháng trời vì dịch bệnh Covid-19 nên phần nhiều học sinh không giữ được phong độ học tập.
Học sinh THPT phải nghỉ suốt 3 tháng trời vì dịch Covid-19. Ảnh: Báo Thanh niên.
Nhiều em học tập sa sút trông thấy khi những câu hỏi, những vấn đề đơn giản mà giáo viên đặt ra thì học sinh không thể hoàn thành được.
Thực ra, đây cũng là điều bình thường vì chừng ấy thời gian nghỉ học thì việc xao nhãng trong học tập, quên đi những đơn vị kiến thức cũng là chuyện rất bình thường bởi các em còn nhỏ tuổi, còn đang ham chơi.
Nhưng vấn đề đặt ra là với thực tế như vậy thì liệu điểm tổng kết trung bình môn của học kỳ II và cả năm học này liệu có sa sút so với các năm trước hay không? Nếu điểm tổng kết năm học này vẫn cao như mọi năm hoặc cao hơn liệu có bất thường?
Điểm tổng kết sẽ cao hơn mọi năm?
Nếu điểm tổng kết của học sinh ở các nhà trường phổ thông năm nay cao hơn các năm trước thì nó sẽ bất thường vì học sinh có 3 tháng gián đoạn việc học tập. Nếu học sinh đạt được tổng kết điểm thấp hơn mọi năm là chuyện bình thường, không có gì phải bàn cãi.
Nhưng, chúng tôi tin điểm tổng kết năm học này ở các cấp học vẫn cao bình thường, thậm chí điểm số còn cao hơn các năm trước đây. Vì sao? Chúng tôi đưa ra nhận định như vậy, vấn đề này sẽ được lý giải như sau:
Thứ nhất, dù không thành văn nhưng các trường học thường có một quy luật ngầm với nhau là điểm tổng kết bình quân cho học trò ở học kỳ II luôn cao hơn học kỳ I, ít nhất là sẽ bằng điểm học kỳ I chứ không thể thấp hơn. Chính vì vậy, nếu giáo viên tổng kết điểm cho học trò mà thấp hơn học kỳ I sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra.
Vì thế, ít nhất là giáo viên phải luôn biết cách để duy trì tỉ lệ về chất lượng giảng dạy của mình so với học kỳ I, cũng như kế hoạch đã đăng ký chỉ tiêu đầu năm học. Nếu thấp hơn, tất nhiên sẽ kéo theo nhiều vấn đề, nhất là một số giáo viên họ luôn đề cao chuyện đánh giá, xếp loại viên chức, chuẩn nghề nghiệp và xét thi đua cuối năm học.
Thứ hai là, việc Bộ GD- ĐT đã hướng dẫn giảm tải chương trình, giảm số lượng bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ khiến cho nhiều môn học còn rất ít cột điểm ở học kỳ II.
Chính vì ít cột điểm nên đa phần giáo viên họ sẽ phải tính toán để ra đề, chấm bài nương tay hơn một chút để học trò có những điểm số tương đối, nhằm hạn chế tối đa việc học sinh thiếu điểm, phải kiểm tra lại vào dịp hè.
Việc ôn tập, kiểm tra lại cho học trò vào dịp hè thường không hiệu quả bởi đã kiểm tra lại thì cũng phải "kéo" học trò qua để các em lên lớp. Vì thế, nhiều giáo viên họ chủ động để giúp cho những em học trò yếu kém qua điểm luôn từ bây giờ.
Thứ ba là đối với học sinh lớp 9 năm nay có nhiều địa phương không tổ chức thi tuyển sinh 10 mà áp dụng hình thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Học sinh lớp 12 thì chỉ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên cũng có nhiều trường đại học xét học bạ để tuyển sinh.
Chính vì thế, nó sẽ xảy ra tình trạng chạy đua ngầm giữa các giáo viên, các nhà trường với nhau nhằm hạn chế cho học trò điểm thấp. Vậy nên, những địa phương mà không tổ chức thi tuyển sinh 10 thì đương nhiên điểm lớp 9 sẽ cao bất thường so với mọi năm.
Đối với học sinh lớp 12 thì cũng sẽ có những "cú lội ngược dòng" để về đích với kết quả cao nhất có thể. Nhất là năm nay vì dịch bệnh, các trường có lịch học khác nhau nên phần lớn các địa phương đã không ra đề kiểm tra học kỳ cho học sinh lớp 9 và lớp 12 mà trường dạy, trường ôn, trường ra đề, chấm bài...thì học sinh không được điểm cao mới là lạ.
Tư tưởng từ lâu của nhiều giáo viên là đối với học sinh cuối cấp thường cho điểm thoáng để các em "ra trường" và đó cũng là cách tạo cơ hội cho học trò của mình có nhiều ưu thế để lựa chọn tương lai.
Những cuốn học bạ cuối cấp sẽ "đẹp long lanh"?
Dù Bộ GD- ĐT có chủ trương là sẽ so sánh kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả học bạ nhưng có lẽ việc này sẽ rất khó khả thi vì số lượng học sinh lớp 12 trên cả nước có đến gần 1 triệu học sinh.
0Công việc so sánh kết quả này nếu được thực hiện thì các địa phương, các nhà trường vẫn đảm nhận chứ Bộ không thể kiểm tra hết được. Hơn nữa, kết quả giảng dạy, học tập ở nhà trường khác với kết quả thi là chuyện bình thường bởi còn có rất nhiều lý do, nguyên nhân khác nhau nên việc so sánh này có lẽ cũng rất khó giải quyết được vấn đề.
Đối với học sinh lớp 9 cũng vậy, các nhà trường sẽ thoáng trong việc cho điểm đối với những địa phương xét tuyển bằng học bạ nhằm giúp cho học sinh có lợi thế trong xét tuyển. Chính vì vậy, chúng tôi tin là điểm tổng kết năm học này của học sinh phổ thông sẽ không thấp đi mà còn có thể cao hơn so với các năm trước bởi các lý do mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Một khi điểm tổng kết cao thì đương nhiên sẽ kéo theo việc khen thưởng cho học trò sẽ nhiều và dù cho đó là chuyện "bất thường" so với thực tế dịch bệnh của năm học này nhưng có lẽ nó cũng là chuyện rất "bình thường" ở các nhà trường phổ thông.
Tinh giản chương trình: Cơ hội để xóa bệnh thành tích Học kỳ 2 'đặc biệt' sắp khép lại, năm học kết thúc muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng cũng từ 'cái khó' này nên 'ló cái hay' khi Bộ GD-ĐT tinh giản nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Từ việc phải nghỉ học do dịch Covid-19, chúng ta hy vọng việc tinh giản chương trình...