Một năm đổi mới chương trình giáo dục, SGK: Dồn lực năm đầu nên lo đường dài

Theo dõi VGT trên

Chuẩn bị vào năm học mới, nhìn lại năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhiều địa phương cho biết đã dành những gì tốt nhất cho năm đầu tiên, nhưng vẫn hiện hữu nỗi lo đường dài.

Một năm đổi mới chương trình giáo dục, SGK: Dồn lực năm đầu nên lo đường dài - Hình 1

Một giờ học trong năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông – ẢNH: T.MAI

Trong những khó khăn mà đồng loạt các địa phương chỉ ra khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, khó nhất vẫn là về đội ngũ giáo viên (GV) vừa lo thiếu, vừa lo chưa đạt yêu cầu mới.

Đã dồn lực cho lớp 1 đầu tiên

Các địa phương khi nhìn lại năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới bắt đầu với lớp 1 đều có điểm chung: dù khó, dù thiếu cả về phòng học lẫn GV thì vẫn dồn lực để dành những gì tốt nhất cho lớp 1. Kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm học đối với 2 môn toán và tiếng Việt của học sinh (HS) lớp 1 cho thấy hầu hết HS ở các địa phương đều đạt mức hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ cao, tăng so với năm học 2019 – 2020.

Phần lớn các tỉnh hiện nay, biên chế GV đều thấp hơn so với nhu cầu thực tế, thấp hơn so với quy định tối thiểu của Bộ GD-ĐT. Do vậy, dồn lực cho một số năm đầu đổi mới sẽ dẫn tới những khối lớp và cấp học khác sẽ phải thiếu hụt

Theo Sở GD-ĐT Hải Dương, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng chính từ đó, nhiều trường đã biến khó khăn, thách thức thành cơ hội để thay đổi, đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách dạy và cách học.

Tỉnh Bạc Liêu xác định bố trí GV dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021 là rất quan trọng, vì đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn chọn cử GV có nhiều kinh nghiệm nhất, có khả năng tốt nhất đáp ứng chương trình, SGK mới, và kết quả tập huấn bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được đán.h giá đạt yêu cầu để dạy lớp 1. Do vậy, dù toàn tỉnh thiếu nhiều GV, nhưng với lớp 1, cơ bản đảm bảo định mức GV thực hiện để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình (toàn tỉnh có 14.489/14.640 HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày ở năm học 2020 – 2021, tỷ lệ 98,96%).

UBND tỉnh Bắc Kạn thì cho hay gặp một số khó khăn khi có nhiều điểm trường mà phải bảo đảm cho tất cả HS đều được đến lớp (toàn tỉnh có 487 điểm trường lẻ)… Ngoài ra, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục được giao hằng năm không đủ theo định mức quy định của Bộ GD-ĐT, trong khi vẫn phải thực hiện tinh giản 10% biên chế, nên đã ảnh hưởng lớn đến số lượng biên chế của ngành giáo dục. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện chương trình mới, các trường học trong tỉnh đã phải thực hiện hợp đồng thời vụ với 263 GV; huy động một số GV thực hiện giảng dạy tại các trường trên cùng một địa bàn; tại những điểm trường lẻ cách xa điểm trường chính, đường đi lại khó khăn, 1 GV phải thực hiện giảng dạy lớp ghép với nhiều khối lớp khác nhau. Bên cạnh đó, do thiếu GV nên các trường tiểu học mới dồn lực cho lớp 1 mà chưa đảm bảo để dạy 2 buổi/ngày ở các khối lớp 2, 3, 4, 5.

Video đang HOT

“Thiếu trước hụt sau” về đội ngũ

Phần lớn các tỉnh hiện nay, biên chế GV đều thấp hơn so với nhu cầu thực tế, thấp hơn so với quy định tối thiểu của Bộ GD-ĐT. Do vậy, dồn lực cho một số năm đầu đổi mới sẽ dẫn tới những khối lớp và cấp học khác sẽ phải thiếu hụt.

Sở GD-ĐT Hải Dương cho biết để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, hầu hết GV phải dạy tăng giờ so với quy định, trong khi kinh phí để chi trả cho dạy thừa giờ còn gặp khó khăn. Đa phần các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh chỉ đảm bảo 1 GV/1 lớp, rất khó khăn cho nhà trường khi có GV nghỉ ốm, nghỉ thai sản…

“Ở một số trường, hiệu trưởng, hiệu phó phải dạy thay GV nhiều giờ, cá biệt cán bộ quản lý, GV dạy các môn chuyên còn phải chủ nhiệm lớp. GV dạy ngoại ngữ còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được số tiết theo nhu cầu học tiếng Anh của HS và theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới”, báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh này nêu thực tế.

Sở GD-ĐT Hải Dương còn chỉ ra rằng, chế độ lương, phụ cấp thấp (nhất là với GV dạy hợp đồng, GV mới ra trường), cộng với trong 2 năm vừa qua phải nghỉ dạy nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một bộ phận GV có tâm lý chán nản, một số thầy cô giáo đã xin chuyển ngành, hoặc bỏ việc đi làm công việc khác, nên tình trạng thiếu GV đã thiếu lại càng thiếu.

Sở GD-ĐT Nghệ An nêu thực tế: mặc dù tỉnh đã phân bổ tỷ lệ GV tiểu học đạt 1,4 GV/lớp, nhưng do tổng chỉ tiêu biên chế trong toàn tỉnh của sự nghiệp giáo dục không được Chính phủ tăng, do đó, để tăng tỷ lệ GV tiểu học buộc phải giảm tỷ lệ GV THCS từ 1,9 xuống còn 1,8. Các trường ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, không thể tổ chức dạy học đủ 32 tiết/tuần do không đủ GV. HS miền núi tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khi chỉ được học ít số tiết hơn HS các huyện miền xuôi.

Thống kê của Sở GD-ĐT Bạc Liêu cũng cho thấy, để đảm bảo tỷ lệ GV theo quy định thực hiện chương trình, SGK mới, tỉnh này còn thiếu 692 GV các cấp học phổ thông. Với tiểu học, quy định hiện nay tối thiểu để dạy 2 buổi/ngày là 1,5 GV/lớp thì Bạc Liêu mới đạt 1,32. Ngoài ra, môn tiếng Anh và tin học cấp tiểu học (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc từ lớp 3) trên địa bàn tỉnh còn thiếu hàng trăm GV. Không chỉ thiếu GV, đội ngũ GV cốt cán của tỉnh cũng thiếu, thậm chí ở một số môn (nhất là các môn mới, môn ghép, các hoạt động giáo dục) không có GV cốt cán.

Cần đủ giáo viên cho môn học mới, yêu cầu mới

Đổi mới giáo dục phổ thông theo lộ trình từ lớp 1 – 12 sẽ là một chặng đường dài nên sự đầu tư cho các điều kiện đổi mới cũng cần phải theo đường dài chứ không thể “ăn đong” từng năm học.

Ngành GD-ĐT các địa phương đều chia sẻ chỉ có thể cố gắng dồn lực cho một vài năm đầu trong điều kiện hiện có, để đủ sức theo được đường xa thì cần có sự đầu tư bài bản, lâu dài về cơ sở vật chất và đội ngũ.

Các sở GD-ĐT đều đề xuất cần bổ sung các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; không thực hiện cắt giảm biên chế các đơn vị sự nghiệp ngành GD-ĐT, vì đặc thù của GD-ĐT là quy định số lượng người làm việc theo số lớp và số tiết dạy/tuần, nếu tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí đội ngũ để đảm bảo nhiệm vụ dạy học. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành văn bản sửa đổi định mức GV/lớp theo hướng tăng so với quy định hiện nay.

Đề nghị chính sách để ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên

Chương trình giáo dục phổ thông có những môn học mới lần đầu trở thành môn bắt buộc nên ngành GD-ĐT các địa phương đề nghị cần có chính sách để ưu tiên biên chế để tuyển dụng GV cho các môn học mới ở các cấp học (nhất là môn tiếng Anh, tin học cấp tiểu học; môn khoa học tự nhiên cấp THCS, môn âm nhạc, mỹ thuật cấp THPT). Ngoài ra cần linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ GV hiện có, những khối lớp triển khai thực hiện trước thì cần ưu tiên đảm bảo đủ số lượng GV theo định mức quy định đối với mỗi cấp học; điều chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu, có thể bố trí 1 GV dạy ở 2 trường trên cùng địa bàn (đối với những GV dạy môn học mà chưa đủ tiết tiêu chuẩn theo quy định ở 1 trường), hợp đồng lao động hoặc thỉnh giảng GV dạy môn học mà nhà trường còn thiếu.

Lãnh đạo các Sở GD-ĐT như Hà Nội, Hải Dương… đều cho rằng trên thực tế, để đảm bảo đủ GV dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỷ lệ GV phải đạt từ 1,7 – 1,8 GV/lớp, chứ không phải chỉ 1,5 GV/lớp theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT. (còn tiếp)

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2, lớp 6 trên cả nước bắt tay vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội.

Kết quả trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 là tiề.n đề để toàn ngành tiếp tục vững tin triển khai với lớp 2, lớp 6. Chủ động khắc phục khó khăn nhằm thực hiện hiệu quả, tạo nền tảng giáo dục một cách vững chắc là quyết tâm của các trường học trên địa bàn Hà Nội.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục - Hình 1

Tập huấn trực tuyến chương trình sách giáo khoa mới lớp 6 cho giáo viên Trường Trung học cơ sở Thăng Long (quận Ba Đình), tháng 6-2021. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Tín hiệu tích cực

Nhìn lại năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với lớp 1, có thể thấy, toàn ngành Giáo dục đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, nhất là những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những lúng túng ban đầu để hoàn thành nhiệm vụ. Một vài "hạt sạn", như để lỗi trong sách giáo khoa, những trăn trở về chương trình nặng... nhanh chóng được giải quyết, không để ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, nhận được sự đồng thuận của người dân.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thái Văn Tài cho rằng, tất cả các trường tiểu học trên cả nước đã hoàn thành chương trình đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 bảo đảm theo chuẩn yêu cầu của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành. Học sinh lớp 1 mạnh dạn hơn, dám thể hiện quan điểm và đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ I.

Cùng với các địa phương, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả tốt trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Cô giáo Lê Bích Nguyệt, giáo viên lớp 1E, Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho biết, trước đây, có khi đến giữa học kỳ I, một số học sinh mới thuộc bảng chữ cái, nhưng khi học sách giáo khoa mới, hầu hết học sinh thuộc bảng chữ cái nhanh hơn và cũng nhanh đọc trôi chảy hơn. Môn toán cũng hấp dẫn học sinh hơn, bởi có các hoạt động trải nghiệm thực tế.

Tương tự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Đà A (huyện Mê Linh) Lê Văn Long cho hay, năm học 2020-2021, trường có 6 lớp 1 với hơn 200 học sinh. Với sách giáo khoa mới, điểm khác biệt dễ thấy là không khí học tập ở các môn học rất sôi nổi, học sinh hào hứng hơn với việc học.

Còn bà Nguyễn Thị Thảo, phụ huynh học sinh lớp 1, Trường Trung học cơ sở Giáp Bát (quận Hoàng Mai) bày tỏ: "Điều làm tôi phấn khởi và yên tâm là chương trình mới không nặng. Mỗi ngày vào giờ học, kể cả vào thời điểm cuối năm học phải học trực tuyến, các con đều vui vẻ, hào hứng".

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục - Hình 2

Giáo viên Trường Tiểu học Tân Lập (huyện Đan Phượng) nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới lớp 2, chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, tháng 6-2021. Ảnh: Đỗ Tâm

Tạo linh hoạt và thuận lợi trong triển khai chương trình mới

Xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuẩn bị mọi mặt để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 2 và lớp 6, năm học 2021-2022. Ngày 16-8, UBND thành phố đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022, trong đó quyết định ngày tựu trường sớm nhất của học sinh từ 1-9. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã chủ động, sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến.

Là một trong những giáo viên được phân công dạy lớp 6, cô giáo Nguyễn Thị Lan, Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình) chia sẻ: "Chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế dạy học trực tuyến trong khoảng thời gian dài do ảnh hưởng của dịch, đồng thời tiên lượng học sinh lớp 6 năm nay có thể bị mai một kiến thức, vì hai năm học liên tiếp gần đây, việc học ở lớp của các em bị gián đoạn. Tôi và các đồng nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch bổ trợ cho học sinh theo hướng dạy học phân hóa, chia nhóm đối tượng để vừa bảo đảm hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến tiến độ chung".

Còn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai Nguyễn Đức Lượng thông tin, phòng đã mời các chuyên gia, tác giả viết sách giáo khoa về bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên của các trường, đặc biệt chú ý với những môn học mới ở lớp 6 như môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý... Giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 trên địa bàn cũng được tham gia tiết dạy thử nghiệm với một số môn học. Phòng cũng khuyến khích các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để cùng tháo gỡ những vướng mắc chung, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả.

Liên quan đến nội dung này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, những tín hiệu tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 1 là nền tảng để các trường tiếp tục triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 2 và lớp 6. Thời gian từ nay tới ngày khai giảng năm học mới 2021-2022 không còn nhiều, Sở đề nghị giáo viên các trường tăng cường trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn để thống nhất kế hoạch sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, không quá ép buộc giáo viên phải chạy theo tiến độ. Đây là điểm mới, tạo sự linh hoạt và thuận lợi hơn cho các trường trong triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

"Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6 theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nhà trường tăng cường rà soát, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí...", ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Love Next Door gây tranh cãi vì loạt lời thoại sến súa, Jung Hae In và Jung So Min không thấy ngại ư?

Hậu trường phim

20:40:00 29/09/2024
Từng là một bộ phim được người xem kỳ vọng sẽ trở thành siêu phẩm mới của châu Á, nhưng Love Next Door lại dần có dấu hiệu hụt hơi bởi sự thiếu mới mẻ trong kịch bản

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt

Tin nổi bật

20:10:46 29/09/2024
18 giờ tối nay, tại khu vực Trường đua Khu du lịch Đại Nam, chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, hoạt động thể thao đặc sắc và giao lưu với CEO Nguyễn Phương Hằng đã được diễn ra.

Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu

Nhạc việt

20:09:15 29/09/2024
Dù đi diễn nhiều năm và gặp không ít sự cố trên sân khấu nhưng tình huống diễn ra vào tối 28/9 vừa qua chắc hẳn là sự kiện lịch sử khó quên đối với Erik.

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?

Thế giới

20:04:13 29/09/2024
Nhà ở, văn phòng làm việc, và thậm chí cả công viên giải trí cũng trở nên trống vắng không bóng người. Không ai được phép vào thành phố mà không có giấy phép.

Son Heung Min chưa chắc chơi trận đại chiến gặp Manchester United

Sao thể thao

20:04:01 29/09/2024
Đội trưởng Son Heung Min chưa chắc tham gia trận đại chiến gặp Manchester United, thuộc khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.