Một giáo viên ở Lào Cai bị đình chỉ vì có dấu hiệu bạo hành học sinh
Theo phản ánh từ phụ huynh, lần bạo hành gần đây nhất là khi cô giáo dùng thước kẻ đánh vào đầu một học sinh để lại thương tích kèm lý do em này học kém.
Một giáo viên nữ tại Trường Tiểu học số 1, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa bị đình chỉ công tác sau khi nhiều phụ huynh phản ánh với nhà trường về việc cô giáo này đã nhiều lần bạo hành học sinh tại lớp mình chủ nhiệm.
Vị trí cô giáo dùng thước kẻ đánh vào đầu một học sinh trong lớp
Cô giáo bị đình chỉ là Cao Thị Nhị, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4. Theo phản ánh từ phụ huynh, lần bạo hành gần đây nhất là khi cô giáo dùng thước kẻ đánh vào đầu một học sinh để lại thương tích kèm lý do em này học kém. Một số phụ huynh khác cũng phản ánh về “thói quen” bạo hành của cô giáo này trước đó với các hành vi như tát, véo tai khiến học sinh có biểu hiện sợ sệt, không dám đến lớp.
Ông Nhâm Tiến Đức, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai cho biết, Phòng Giáo dục sẽ cùng với nhà trường và phụ huynh học sinh tổ chức một buổi đối thoại để làm rõ vụ việc. Nếu hành vi của cô giáo Nhị là bột phát thì sẽ yêu cầu viết cam kết khắc phục, phấn đấu; còn nếu hành vi này đã tái diễn nhiều lần như phản ánh của phụ huynh thì sẽ cương quyết xử lý nghiêm.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 4/2016, một trường hợp giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã bị buộc thôi việc sau hành vi đánh thương tích học sinh với lý do em này học chậm./.
Theo vov
Ám ảnh chuyện học sinh mua thuốc tự tử vì bị bêu 2 điểm giữa trường
TS Tâm lý học Phạm Văn Tư, ĐH Sư phạm Hà Nội, kể câu chuyện học sinh mua thuốc ngủ tự tử khi bị công khai bài kiểm tra 2 điểm, khiến ông ám ảnh.
Trao đổi về chủ đề áp lực học tập của học trò trong Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về phòng ngừa bạo lực học đường cho cán bộ 9 trường phổ thông tại Hà Nội ngày 14/3, TS Phạm Văn Tư, khoa Công tác Xã hội, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay học sinh nêu trên ở Lạng Sơn. Sau khi nhà trường dán điểm công khai, em bị cả lớp mắng "đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm". Một tuần sau, bạn không dám đến trường.
Khi trở về nhà, học sinh tiếp tục bị mẹ mắng vì học kém. Em quyết định mua thuốc ngủ tự tử. Rất may, câu chuyện được phát hiện sớm và em được đưa đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý.
Ở tình huống khác, một học sinh cấp hai không được tham gia đội tuyển học sinh giỏi vì bị điểm thấp. Không làm vui lòng bố mẹ đồng nghĩa việc em bị mắng nhiếc thậm tệ. Bạn bè cùng lớp chế giễu, coi thường, em cũng có ý định làm điều dại dột.
TS Tâm lý học Phạm Văn Tư, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về phòng ngừa bạo lực học đường. Ảnh: Quyên Quyên.
TS Tư nói đây là hai trong nhiều trường hợp học sinh bị bạo lực về tinh thần nhưng ít được quan tâm chú ý trong trường học. Bạo lực học đường không ở đâu xa, nó có thể diễn ra chính ngay trong mỗi ngôi trường.
Chuyên gia tâm lý này nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường. Trước hết là từ bản thân học sinh (đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tính cách, thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề dưới tác động từ giáo dục gia đình...). Thêm nữa, học sinh đôi khi cô đơn ngay trong chính ngôi nhà mình. Nhiều cha mẹ không đủ kiến thức hoặc nuông chiều con quá mức.
Trường học lại có nhiều yếu tố như lớp quá đông, giáo viên chủ nhiệm thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đối xử không công bằng. Học sinh có thể bị căng thẳng, stress dẫn đến bạo lực để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Ngoài xã hội, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến nhiều bạo lực, khó kiểm soát, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến trẻ.
Các địa phương thành lập ban bảo vệ trẻ em cấp xã nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Quá trình đồng hành phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội hạn chế trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường.
TS Phạm Văn Tư cho hay để phòng hiệu quả bạo lực học đường, mỗi trường phải xây dựng kế hoạch ngăn ngừa tổng thể, ký cam kết nói không với bạo lực học đường.
Việc làm cụ thể là khai thác hiệu quả phòng, tổ tư vấn tâm lý học đường, đồng thời thực hiện theo thông tư 33/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai hoạt động công tác xã hội trong trường học.
Ngoài ra, phòng ngừa bạo lực học đường còn được thực hiện trong mỗi nhà trường khi xử lý kỷ luật học sinh tham gia theo hướng kỷ luật tích cực.
Theo Zing
Giáo viên trước "căn bệnh" áp lực Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phát đi thông điệp, quyết tâm cắt giảm áp lực cho giáo viên và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm mới. Rõ ràng đây là tín hiệu tích cực từ người đứng đầu ngành Giáo dục khi "chạm" vào một vấn đề bất...