Một chính khách Nhật bị bắt tại Trung Quốc vì ‘mang ma túy’
Một chính trị gia Nhật Bản đã bị bắt giữ tại Trung Quốc vi ‘mang theo ma túy’, AFP dân lơi phát ngôn viê n Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thông báo ngay 15.11.
Sân bay quốc tế Bạch Vân tại thành phố Quảng Châu, nơi chính khách Nhật bị bắt giữ – Ảnh: AFP
Đo la ông Takuma Sakuragi, bị bắt hôm 31.10 tại sân bay Bạch Vân (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc) sau khi bị phát hiện mang theo 3 kg bôt bị nghi là chất kích thích cấm.
Hiên ông Sakuragi đang bị giam giữ tại trại giam tỉnh Quảng Đông.
Vê phia Nhât Ban, các quan chức tại thành phố Inazawa cho biết ông Sakuragi là một hội viên cua Hội đồng thành phố và có đi sang Trung Quốc vì việc kinh doanh cá nhân.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Hội đồng thành phố Inazawa cung cho biết ông Sakuragi đã bác bỏ cáo buộc nói trên.
Báo chí Nhật dẫn lời trợ lý lâu năm của ông Sakuragi nói rằng vị chính khách này, vốn đã kinh qua năm nhiệm kỳ làm hội viên Hội đồng thành phố Inazawa, có thê đã bị gài bây vì quan điểm cứng rắn của ông trong chính sách ngoại giao của Nhật Ban với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Video đang HOT
“Tôi rất bất ngờ (về vụ bắt giữ). Có lẽ có yếu tố chính trị trong vụ này”, ông Kenji Sasaki, trợ lý của ông Sakuragi, nói với hãng tin Jiji Press (Nhật Bản).
Luật phap Trung Quốc quy định việc mang theo tư 50 gram thuốc kích thích trơ lên như ma túy đá có thể bi lãnh án tử hình.
Theo TNO
Nhật ra tay mạnh, Trung Quốc trận trọng dõi theo
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sáng qua (5/11) đã bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu của ông này đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản.
Báo chí Nhật Bản đưa tin, thuyền trưởng Trung Quốc được cho là đã cho tàu cá của mình hoạt động ở khu vực lãnh hải thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế Nhật Bản, cách đảo Miyako về phía đông-đông bắc khoảng 42km, lúc khoảng 7h10 sáng qua.
Thuyền trưởng người Trung Quốc đã cố tình chạy trốn bất chấp lệnh dừng lại của phía Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho hay.
Theo phía Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của họ đã theo dõi tàu đánh cá của Trung Quốc khi con tàu này đang đánh bắt bất hợp pháp ở Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản. Ngoài thuyền trưởng, còn có 11 thủy thủ khác trên tàu, tất cả đều là người Trung Quốc.
Mặc dù việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đuổi theo các ngư dân Trung Quốc ở vùng lãnh hải của họ và thỉnh thoảng thực hiện các vụ bắt giữ không phải là lạ nhưng vụ việc mới nhất chắc chắn sẽ gây thêm sóng gió trong quan hệ Trung-Nhật trong bối cảnh hai nước này đang đối đầu tóe lửa vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trước diễn biến trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết, họ đã phản ứng khẩn cấp với vụ bắt giữ một tàu dân sự Trung Quốc của phía Nhật Bản.
Phát biểu tại cuộc họp báo vừa diễn ra ngày hôm nay (6/11), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi cho biết, "phía Nhật Bản đã thông báo tình hình vụ việc cho Trung Quốc"
Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Fukuoka đã cử nhân viên tới hiện trường và gặp gỡ các thủy thủ. Cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc đang kêu gọi Nhật Bản bảo đảm an toàn và các quyền hợp pháp cho các thủy thủ Trung Quốc cũng như xử lý vụ việc công bằng, phù hợp với luật pháp, ông Hồng Lỗi cho hay. Cũng theo ông này, hiện tại, tất cả các thủy thủ Trung Quốc bị bắt giữ đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Lãnh sự quán ở Fukuoka sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình, cung cấp sự giúp đỡ cần thiết cho các thủy thủ và thúc đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ việc một cách hợp lý, ông Hồng Lỗi nói thêm.
Đây không phải là lần đầu tiên Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng và các thủy thủ của tàu cá Trung Quốc. Trước đó, hồi đầu năm đã xảy ra vài vụ bắt giữ như thế này nhưng các vụ việc đó không gây ảnh hưởng gì nhiều đến mối quan hệ Trung-Nhật. Tuy nhiên, hai cường quốc hàng đầu Châu Á không nên xem nhẹ ảnh hưởng của những vụ việc đó trong bối cảnh cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông mỗi lúc một leo thang nghiêm trọng. Hồi tháng 9 năm 2010, Nhật Bản từng bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ở khu vực gần đảo Điếu Ngư (theo tiếng Trung) hay còn gọi là đảo Senkaku (theo tiếng Nhật). Vụ việc này đã đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Bắc Kinh đã ngừng các cuộc gặp cấp bộ trưởng với Nhật Bản đồng thời ngừng cả việc xuất khẩu đất hiếm sang nước láng giềng. Đất hiếm rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghệ cao ở Nhật Bản.
Lo nguy cơ xung đột từ những vụ việc vô tình
Sở dĩ người ta cảnh giác với mỗi một sự việc dù nhỏ xảy ra trong quan hệ Trung-Nhật là bởi do hai nước này đang có cuộc đối đầu cực kỳ nóng bỏng vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ.
Tàu thuyền sau này là cả máy bay chiến đấu của hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ một cuộc va chạm vô tình hay một sự việc không có chủ đích có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự đáng sợ.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh được cho là đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Nhật Bản, đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Abe lên cầm quyền. Chính quyền ở Tokyo đã cho thấy, họ sẽ không nhân nhượng trước một Bắc Kinh ngày một quyết liệt và cứng rắn.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích thông tin trên báo chí Nhật Bản về việc Thủ tướng Abe thông qua một chính sách cho phép lực lượng của họ bắn hạ máy bay không người lái xâm phạm không phận Nhật Bản. Ông Abe tuyên bố, Tokyo sẵn sàng đối đầu quyết liệt hơn với Bắc Kinh và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động phá vỡ thế nguyên trạng nào trong khu vực, ám chỉ đến quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Những lời đe dọa đầy cứng rắn trên của ông Abe đang làm gia tăng mức độ báo động trong quan hệ Trung-Nhật. Một tướng lĩnh quân sự đã nghỉ hưu của Trung Quốc vừa mới đây đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản hãy chuẩn bị sẵn sàng phòng vệ nếu những lời phát biểu của họ leo thang thành chiến tranh.
"Trung Quốc có nhiều biện pháp đáp trả, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao", ông Wang Hongguang, cựu Phó Chỉ huy Quân khu Nanjing của Trung Quốc đã viết như vậy trên tờ Thời báo Hoàn cầu. Ông này tuyên bố, việc Nhật Bản tấn công vào các máy bay không người lái của nước ông sẽ được xem là "phát súng đầu tiên" châm ngòi cuộc chiến tranh giữa hai nước.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Đài Loan có nữ phi công lái "Sát thủ săn ngầm" Lễ tiếp nhận chiếc P-3C đầu tiên của Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 31/10 tại căn cứ không quân Bình Đông, miền nam hòn đảo này. Ngoài sự hiện diện của nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, sự kiện đặc biệt thu hút sự quan tâm của báo chí tham dự là trong biên chế của tổ bay...