Một buổi họp phụ huynh với nhiều trăn trở
Mới đây tôi có dự một buổi họp tổng kết học kỳ 1 cho con mình đang học lớp 1 tại một trường thuộc trung tâm TP Cần Thơ. Thư mời của giáo viên chủ nhiệm ghi rất cụ thể là cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 7 giờ 30.
Ảnh minh họa
Thế nhưng đúng thời gian như trong thư mời chỉ có khoảng 50% phụ huynh có mặt. Vậy là phải chờ. Đã vậy nhiều người dự họp phụ huynh cho con lại ăn mặc không hợp ở chốn học đường (quần sọt, áo lửng 2 dây); dự họp mà vô tư sử dụng điện thoại, chơi game, trao đổi chuyện riêng rất to tiếng. Đã vậy nhiều phụ huynh còn mang theo con cháu mình cùng dự họp tạo không khí rất ồn ào.
Điều tôi quan tâm nhất là có một phụ huynh đến dự, sau khi xem bảng điểm của con mình dưới trung bình đã đùng đùng nổi giận bỏ ra về sau khi có những lời nói không hay với cô giáo chủ nhiệm. Người này cho biết đã bỏ ra số tiền không nhỏ để cho cháu đi học thêm ở những “lò” dạy thêm có tiếng nhất thành phố.
Đâu đã vậy, ông còn thuê hẳn gia sư là một cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học đến dạy thêm vào cuối tuần. Vậy mà tất cả như “muối bỏ biển”, kết quả học tập của cháu rất kém.
Người này còn tuyên bố trước khi ra về: sẵn sàng bỏ tiền để ủng hộ trọn gói cho trường để tổ chức các phong trào văn – thể – mỹ… miễn sao con ông phải có điểm số trên trung bình là được.
Video đang HOT
Khi giáo viên chủ nhiệm giải thích, điều quan trọng là không nên gây áp lực cho cháu bởi đây chỉ là điểm số của học kỳ 1, riêng điểm số học kỳ 2 mới mang tính quyết định. Việc nâng cao chất lượng học tập còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chất lượng lên lớp của giáo viên; sự tự thân vận động của trẻ; sự quan tâm của phụ huynh với con em mình trong việc học tập; điều cốt lõi là tiền bạc sẽ không mua được kiến thức….
Ngay lập tức vị phụ huynh trên đã bỏ ra về với tuyên bố “sẽ xin chuyển con mình sang lớp khác và nếu cuối năm kết quả không thay đổi sẽ chuyển cháu đến TPHCM để theo học ở trường quốc tế.
Nói đến bệnh thành tích, người ta thường lên án ban giám hiệu, các thầy cô chạy theo thành tích chung, chạy theo các danh hiệu thi đua dẫn đến những kết quả “ảo” thật đáng buồn, đáng lo nhưng ít ai lại nhắc đến vấn nạn bệnh thành tích từ nhận thức, suy nghĩ, hành động của các bậc phụ huynh.
Họ sẵn sàng bỏ tiền để thuê gia sư có tên tuổi, kinh nghiệm, danh hiệu để hỗ trợ con em mình; họ sẵn sàng ủng hộ những khoản tiền lớn để mong con mình được “lưu ý đặc biệt”, có được những điểm số đẹp… nhưng không biết rằng suy nghĩ và hành động trên vô tình trở thành “phương tiện” ngăn trở sự phát triển việc học của con em mình bởi đã rơi vào trường hợp “điểm số đẹp nhưng kiến thức bằng 0″.
Việc phụ huynh dành thời gian kiểm tra, theo dõi việc học của con em mình dường như đang bị nhiều người “bỏ quên” thay vào đó là suy nghĩ “có tiền lẫn quyền là có tất cả”; và khi có tiền, có quyền thì sẽ có những điểm số đẹp để đến khi phát hiện ra kiến thức thật sự của con em mình thì đã quá muộn.
Xem ra bệnh thành tích trong ngành giáo dục từ các bậc phụ huynh không hề nhỏ và việc xóa bỏ cũng còn lắm gay go.
Áo giữ nhiệt, xe Grab và những sáng kiến chống rét cho con của phụ huynh Hà Nội
Những ngày Hà Nội chìm trong đợt rét kỷ lục, phụ huynh và nhà trường có nhiều sáng kiến chống rét bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
Nghe dự báo thời tiết, chị Vũ Thị Minh có con đang học mầm non đắn đo có nên cho con đi học hay không. Những ngày tới, thời tiết miền Bắc dự báo rét đậm, rét hại với nền nhiệt giảm sâu dưới 10 độ C khiến nhiều phụ huynh như chị Minh cảm thấy lo lắng. Chị cũng hay tin một bé trai 3 tuổi bị đột quỵ do thời tiết. Vì thế sau một hồi suy nghĩ, chị quyết định xin nghỉ làm, ở nhà trông con.
Chị cho biết, sức khỏe của con là điều quan trọng nhất. Mặc dù Sở GD&ĐT không cho phép học sinh nghỉ học nhưng với thời tiết này gia đình chị vẫn cho con ở nhà. Ngoài thời gian con vui chơi, hai vợ chồng thay phiên nhau dạy con. Nhà trường cũng tổ chức các buổi dạy trực tuyến cho phụ huynh có nhu cầu nên chị Minh khá yên tâm cho con ở nhà.
Chị Nguyễn Mai Phương có con đang học ở trường Tiểu học Tân Mai không tiếc tiền thuê gia sư 1 kèm 1 những ngày giá rét. Như mọi tuần, con chị có lịch học thêm trong 3 ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật. Trước tình hình thời tiết rét đậm, chị Phương cho con nghỉ ở nhà. Sợ con không theo kịp kiến thức, gia đình chị thuê gia sư 3 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh với học phí lên đến 200.000 đồng/ buổi.
Do lịch thi học kỳ I đang căng thẳng và Sở GD&ĐT chưa có thông báo nghỉ nên con vẫn phải đến trường. Riêng học thêm, gia đình đồng ý cho con nghỉ. Những ngày này, sáng nào chị Phương cũng đặt taxi Grab cho con đi học thay vì chở con đến trường bằng xe máy như thường lệ. Quãng đường đi học không phải ngắn nhưng theo chị việc đảm bảo sức khỏe của con là điều quan trọng nhất.
Nhiều trường mầm non bổ sung nệm, lót sàn chống rét cho học sinh. (Ảnh: V.N)
Đứng đón con tan học, anh Nguyễn Tiến Thành (quận Đống Đa) chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, mũ, găng tay... Ngoài ra, anh còn trang bị một chiếc áo giữ nhiệt có giá cả triệu đồng để giữ ấm cho con. Chiếc áo này, anh nhờ một người bạn mua bên Nhật gửi về.
"Những ngày thời tiết lạnh, hai vợ chồng tôi phân công đón con thay vì để con đi bộ về nhà. Trong những ngày tiếp theo, nếu nền nhiệt giảm sâu tôi sẽ xin cho con nghỉ 1-2 buổi đến khi trời ấm hơn. Tôi cũng mong muốn Sở GD&ĐT cho học sinh tiểu học, mầm non nghỉ học nếu thời tiết quá rét", anh Thành chia sẻ.
Một số trường học trên địa bàn Hà Nội cũng đang tích cực phòng chống rét cho học sinh. Trường mầm non Quang Minh (Ba Vì) nằm ở nơi gần sông, hút gió cho nên nhà trường phải trang bị thêm miếng lót nền phòng để học sinh đi lại không bị lạnh chân. Ngoài ra, nhà trường cũng căng bạt, bịt kín ống thông gió và chuẩn bị nước nóng cho học sinh ăn uống, rửa tay chân.
Trường mầm non Sao Mai (quận Đống Đa) theo dõi sát sao các diễn biến của thời tiết. Trong tình hình nền nhiệt giảm sâu, rét đậm, rét hại nhà trường sẽ cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến khi trời ấm hơn. Với những lớp tiền tiểu học, nhà trường tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh có nhu cầu. Phụ huynh được khuyên giữ ấm cho trẻ nhất ở vùng đầu, lòng bàn chân, hai tay khi đưa trẻ đến trường.
Trường mầm non chuẩn bị chăn, nệm để giữ ấm cho các bé trong đợt rét kỷ lục. (Ảnh:V.N)
Một số trường mầm non ở nội thành cũng khẩn trương lắp đặt điều hòa 2 chiều, hệ thống nóng lạnh và bổ sung thêm chăn ấm. Ngoài ra, các trường cũng nới giờ đón, nhận trẻ để phụ huynh có thể đưa đón muộn hơn thường lệ.
Trong khi đó, nhiều trường tiểu học tăng cường hệ thống sưởi ấm như điều hòa 2 chiều, đèn điện... để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Lãnh đạo một số trường cho biết, ngoài phòng chống rét, nhà trường cũng điều chỉnh và cắt bỏ các môn học ngoài trời như thể dục, các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại.
Sống đẹp không có nghĩa phải làm điều to tát "Sự tử tế không chỉ bạn phải có tiền mới làm được, chỉ cần bạn đủ lý do để bắt đầu. Nhanh hay chậm không quan trọng, quan trọng bạn tiến lên mỗi ngày", Văn Đức (SV Đại học Nông Lâm) chia sẻ khi đến với Cuộc thi săn học bổng Hành trình sống đẹp. Cần một lý do Nhóm chạy bộ gây...