Một bác sĩ có tấm lòng nhân hậu
Tối 11-2-2020, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ (gọi tắt BV Đột quỵ) nhận được tin báo “Một bệnh nhân nam, 89 tuổi, ngụ huyện Trà Ôn, Vĩnh Long đang điều trị tại BV Đa khoa TP.Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân xuất huyết vùng hòm họng”.
MƠ ƯỚC CỨU NGƯỜI
Nhận được điện thoại từ tổng đài, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc BV yêu cầu tổng đài nắm một vài thông tin cần thiết về tiền sử của bệnh nhân để thực hiện yêu cầu cần thiết trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh u ác tính vùng hầu họng, TS.BS Cường cùng ê kíp bắt tay vào phẫu thuật. Sau 2 giờ ca phẫu thuật thành công.
Sáng hôm sau, nhân viên BV báo với giám đốc Cường: “BN qua cơn nguy kịch. Người nhà xin chở lại bệnh viện cũ để tiếp tục điều trị. Do hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân xin hỗ trợ 2 triệu đồng chớ không có đủ điều kiện để thanh toán chi phí phẫu thuật cùng chi phí khác gần 30 triệu đồng”. Cũng như một số trường hợp trước, BS Cường đồng ý.
Sinh năm 1976 tại làng quê nghèo tỉnh Đồng Tháp, từ lúc còn cấp sách đến trường, anh Cường ấp ủ mơ ước sẽ cứu người. Trong ký ức của cậu học sinh nghèo còn nhớ như in nhiều trường hợp chết “đột ngột”. Lúc bấy giờ, nhân gian cho rằng nạn nhân bị trúng gió hay “trời kêu ai nấy dạ”.
TS.BS Trần Chí Cường đang khám bệnh cho bệnh nhân
Năm 2000, anh tốt nghiệp Đại học Y dược TP.Cần Thơ. Từ đó, BS Cường quyết tâm theo đuổi, chuyên sâu tìm hiểu, chữa trị căn bệnh đột quỵ mà ngày xưa nhân gian cho rằng bệnh “trúng gió”. Thế là, BS “vùng sâu” tỉnh Đồng Tháp khăn gói đi thi sau đại học tại Đại học Y dược TPHCM rồi làm việc tại Bệnh viện Đại Học Y dược TPHCM.
Từ năm 2004 đến năm 2017, BS Cường nhận nhiệm vụ Trưởng đơn can thiệp thần kinh Bệnh viện Y dược TPHCM rồi trưởng đơn vị đào tạo, can thiệp nội thần kinh-đột quỵ Đại học Y dược TPHCM.
Video đang HOT
Tính đến nay, TS.BS Cường đã thực hiện trên 5.000 trường hợp chẩn đoán điều trị can thiệp nội mạch bệnh lý mạch máu não, tuỷ ngoại biên sử dụng máy chụp mạch máu xoá nền. Bản thân là Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM và Uỷ viên BCH Hội can thiệp thần kinh Thế giới.
TRẢ NỢ CHO QUÊ HƯƠNG
Năm 2015, TS.BS Cường cho biết, Bệnh đột quỵ ( tai biến mạch máu não) hiện nay là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
“Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua trên Thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ. Đột quỵ có thể xảy ra tại mọi thời điểm trong cuộc đời và đột quỵ không loại trừ một ai. Hàng năm, tại các tỉnh miền Tây với khoảng 17 triệu người nhưng có hơn 10.000 bệnh nhân đột quỵ nhưng đa số họ chưa được điều trị tốt nhất có thể vì hơn 90% bệnh nhân đến bệnh viện sau khoảng thời gian vàng trung bình là 6 giờ. Vì lý do này tôi quyết định về góp một phần sức lực của mình chữa trị cho bà con quê hương”, BS.TS Cường tâm sự.
TS.BS Cường về Cần Thơ xây dựng Bệnh Viện Đột quỵ. Nhớ lại cái thưở ban đầu, BS nói: “Khi tôi trình bày ý định của mình, những người thân cho tôi liều. Rất may mắn, ý định của tôi được lãnh đạo TP.Cần Thơ ủng hộ lập thủ tục cho tôi thuê đất; ngân hàng xúc tiến cho vay. Bà xã của tôi là Phan Trịnh Minh Hiếu công tác cùng ngành y nên ủng hộ quyết định của tôi”.
BS Cường kiểm tra phòng chức năng chuẩn bị nhập thiết bị phẫu thuật
Ê kíp đang thực hiện ca mổ tại BV Đột quỵ
Sau 18 tháng xây dựng, ngày 20-2-2019, BV chính thức đi vào hoạt động với quy mô 200 giường phân bố trên 10 tầng, cùng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại… phục vụ cho việc chữa trị, tầm soát nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ.
Một năm đi vào hoạt động, BV đã khám chữa bệnh hơn 22.500 lượt. Chiếm tỉ lệ cao nhất là Chuyên khoa Thần kinh – đột quỵ 10.000 lượt. Cấp cứu 2.361 lượt; trong đó, Đột quỵ 781 ca (Nhồi máu não 607 ca, xuất huyết não 174 ca). Riêng đối với đột quỵ nhồi máu não đến bệnh viện giờ vàng 110 ca, chiếm 18% ; quá giờ 497 ca, chiếm 82%…
Can thiệp lấy huyết khối 81 ca, thành công 80 ca, chiếm 99%. Chụp can thiệp mạch vành hơn 80 lượt. Tổng lượt nhập viện hơn 2.800 lượt, tỷ lệ khỏi, giảm chiếm gần 95% trên tổng số ca xuất viện. Tuy nhiên, điều mà vị giám đốc cho rằng thành công là cứu những người qua cơn nguy kịch.
“Tuy còn khó khăn nhưng chúng tôi tâm niệm cứu người. Mỗi bệnh nhân đến BV đều phải được đối xử bằng cái tâm của thầy thuốc”, BS Cường chia sẻ.
Đến nay, BV miễn giảm tiền điều trị cho gần 200 bệnh nhân với số tiền gần 3 tỷ đồng. Điển hình như BV tiếp nhận BN Nguyễn Văn D. (TP.Cần Thơ) hết sức thương tâm. Vợ anh D. vừa chết vì đột quỵ, anh đang mò ốc thì bị đột quỵ té ngay xuống mương…
Cũng may, người em đi đồng nhìn thấy nên tức tốc đưa vào bệnh viện. Anh D. còn 2 con nhỏ mồ côi mẹ. “Nếu anh ra đi con anh sẽ mồ côi… người nhà anh van xin, mong bác sỹ giúp đỡ”. Thông tin trên được báo ngay với TS.BS Cường và anh lập tức phẫu thuật. Khi BN D. qua cơn nguy kịch, BS Cường còn dặn sẽ miễn phí 100% tiền phẫu thuật…
TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ: “Thực tế điều trị cho thấy chỉ 18% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não đến BV kịp giờ vàng mặc dù bệnh viện được trang bị sẵn sàng tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân gấp nhiều lần con số khiêm tốn đó.
Vì thế, chúng tôi rất mong muốn hợp tác của quý bệnh viện (chuyển viện cấp cứu. chuyển giao công nghệ, hội chẩn liên viện,…) giúp bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được tiếp cận với bệnh viện chuyên khoa kịp giờ vàng, tăng tỉ lệ chữa trị thành công”.
Đào Văn
Theo Công an TPHCM
Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có ảnh hưởng da?
Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có gây kích ứng da không? Nên đeo khẩu trang như thế nào để vừa phòng bệnh vừa không ảnh hướng tới da?
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở trung tâm thương mại - Ảnh: T.T.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh - trưởng khoa da liễu, thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết khẩu trang y tế là loại khẩu trang giấy không thấm hút, thường cấu tạo 2-3 lớp trở lên: 1-2 lớp giấy dạng lưới ở bên ngoài, 1 lớp giấy dày hơn ở trong.
Khẩu trang y tế thường được dùng để cản dịch tiết, vi khuẩn từ miệng, đường hô hấp của người mang mầm bệnh bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi, làm giảm lây bệnh cho những người xung quanh.
Việc tiếp xúc bề mặt trong của khẩu trang y tế hiếm gây viêm da kích ứng mà có thể gây viêm da do bị cọ xát, tì đè.
Tuy nhiên do khẩu trang không thấm hút, loại da nhờn có thể bị ứ đọng tích tụ chất bã nhờn trên da sau khi đeo khẩu trang một thời gian dài (trên 30 phút). Hệ lụy là da bị đỏ, tróc vảy mịn, ngứa rát do cọ xát; hoặc bị tăng nặng tình trạng nhờn, mụn trứng cá, các viêm da do chất bã nhờn...
Để giảm thiểu tình trạng này, người đeo có thể lót thêm lớp thấm hút mịn, cụ thể là hai bên má, để giúp làn da tránh bị tác động do việc chuyển động nhẹ của khẩu trang theo nhịp thở, cử động nói... và tránh bị ứ đọng chất bã nhờn, mồ hôi trên bề mặt da.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng da mà có cách chăm sóc da sau khi sử dụng khẩu trang đúng cách. Bước làm sạch da rất quan trọng, chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa để làm sạch da, thoáng lỗ chân lông, ngăn nhờn tích tụ; sau đó da cần được bảo vệ chống nắng và cung cấp dưỡng ẩm vừa đủ cho da.
Động tác chăm sóc da cần nhẹ nhàng tối đa, rửa mặt nhanh, không nên dùng nước nóng hay ấm mà nước mát bình thường... để da gần với môi trường tự nhiên nhất có thể.
Việc sử dụng khẩu trang y tế trong mùa dịch là cần thiết để phòng bệnh, nhưng cũng có thể sử dụng khẩu trang vải đảm bảo vệ sinh, giặt ủi thường xuyên, vừa giúp bảo vệ mình trước dịch bệnh vừa bảo vệ da hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc cung cấp nguồn dinh dưỡng từ bên trong không chỉ giúp da được nuôi dưỡng đúng và đủ mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại dịch bệnh. Uống nước đủ, ăn các loại rau xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, các vitamin từ các loại trái cây... rất cần thiết trong mùa dịch cũng như thời tiết nắng nóng hiện nay.
Theo tuoitre
Độc tính của Covid-19 (nCoV) không mạnh hơn SARS-CoV TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã khẳng định: "Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV". Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV Theo TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, virus Covid-19 (nCoV) có độc...