Morocco: Chống chảy máu chất xám
Là một phần trong nỗ lực đối phó với nạn di cư bất hợp pháp và chảy máu chất xám, khoảng 100 sinh viên (SV) Morocco dự kiến được mời vào các trường ĐH tại Tây Ban Nha để theo học khóa thạc sĩ một năm.
Đặc biệt, sau khi hoàn thành khóa học, những SV này sẽ được tham gia dự án kinh doanh khi trở về quê nhà.
Morocco là quốc gia có tỷ lệ người nhập cư bất hợp pháp đến Tây Ban Nha cao nhất
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Dự án “di cư hợp pháp” mang tên “Thế hệ trẻ là tác nhân thay đổi” được khởi động tại thủ đô Rabat (Morocco) ngày 19/9 vừa qua và được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi khởi hành – các nhà tổ chức xác định lĩnh vực kinh tế – xã hội quan trọng và lựa chọn các ứng cử viên; Giai đoạn thứ hai cho phép người tham gia nghiên cứu một năm ở Tây Ban Nha; Cuối cùng là giai đoạn tái hòa nhập của các SV tập trung vào việc thực hiện dự án cuối cùng tại Morocco.
Chia sẻ với truyền thông, các chuyên gia cho biết: “Thế hệ trẻ là tác nhân thay đổi” được phối hợp thực hiện bởi Dịch vụ Quốc tế hóa Giáo dục (GD) Tây Ban Nha, do đó, Ủy ban châu Âu sẽ chi trả 95% cho dự án trị giá 2,5 triệu euro (2,7 triệu USD) này.
“Dự án mới này sẽ không bao gồm chương trình học bổng truyền thống. Đây là một sáng kiến rất đặc biệt, bởi nó phản ánh mối quan hệ song phương gắn bó giữa Tây Ban Nha và Morocco không chỉ trong ngành GD mà còn cả vấn đề di cư”, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Morocco, bà Claudia Wiedey phát biểu.
Không ít báo cáo trong nước cũng như quốc tế nhận định, Morocco là quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng di cư và chảy máu chất xám nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chủ chốt của vấn đề này là bởi hàng loạt SV nước này đều thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ĐH. Kết quả từ báo cáo mang tên “Tình hình thị trường lao động trong quý đầu tiên của năm 2019″ được công bố bởi Ủy ban Kế hoạch cao hơn của Morocco cho thấy, tỷ lệ SV thất nghiệp sau khi học ĐH tại nước này trong năm 2019 là 17,1%.
Chỉ trong nửa đầu năm nay, số lượng người dân Morocco nhập cư bất hợp pháp đến Tây Ban Nha bằng đường biển hoặc đường bộ đứng đầu danh sách thống kê. Theo dữ liệu từ cổng thông tin hoạt động của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, có 29,7% người Morocco di cư bất hợp pháp sang Tây Ban Nha. Theo sau đó lần lượt là công dân đến từ các quốc gia Mali (13,6%), Guinea (13,1%) và Bờ Biển Ngà (10,7%).
Báo cáo của Ủy ban Kế hoạch cấp cao năm 2019 có tên “Cập nhật Morocco: Số lượng việc làm và triển vọng mới nhất” do Jean R AbiNader thực hiện cũng nêu ra một số lý do gây nên tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng tại Morocco cũng như ở các quốc gia Maghreb khác. Theo đó, việc thiếu cơ hội việc làm tương xứng với trình độ học vấn của SV cũng như mong muốn nhà trường có những nỗ lực hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn SVĐH lựa chọn lĩnh vực phù hợp, giúp họ đủ điều kiện để có được công việc tốt trong ngành sản xuất và dịch vụ là hai yếu tố chính.
Video đang HOT
Chia sẻ với University World News, ông AbiNader, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Mỹ – Morocco xác nhận, hầu hết SV sau khi tốt nghiệp ĐH tại Morocco đều ra nước ngoài để tìm một công việc tốt tương xứng với trình độ của họ.
Nói về dự án mới, ông AbiNader cho biết sẽ có 2 biện pháp xây dựng. “Chương trình sẽ chú trọng vào các học bổng thực tế, các lựa chọn kinh doanh có thể mang lại việc làm cho SV hoặc các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Morocco. Bên cạnh đó, dự án cũng cho phép người tham gia học cách xây dựng một doanh nghiệp hoặc công ty có thể làm tăng giá trị cho nền kinh tế. Hiệu ứng mà dự án mới mang lại là khá cao, không chỉ trong vấn đề tạo công ăn việc làm, mà còn là tạo ra hình mẫu để người khác noi theo”, ông AbiNader khẳng định.
Di cư bất hợp pháp sẽ không được giải quyết triệt để
Ông AbiNader cũng chia sẻ, mặc dù từng nghĩ rằng: “Thế hệ trẻ là tác nhân thay đổi” sẽ không mang lại tác động lớn tới vấn đề di cư bất hợp pháp ở SVĐH sau tốt nghiệp do nhu cầu của mọi người nhiều hơn con số 100 học bổng, nhưng thực tế, đó là một “mô hình xuất sắc vì nó có thể mở rộng và phát triển nhanh chóng”. Ông AbiNader cũng bày tỏ hy vọng chương trình này sẽ khuyến khích các quốc gia khác có những hành động tương tự.
Khi được hỏi về những biện pháp khác nhằm chống lại nạn di cư bất hợp pháp, ông AbiNader cho biết: “Vấn đề là tạo ra những công việc có giá trị cho SV. Bên cạnh nỗ lực này, chúng ta có thể đưa ra các chương trình cho phép SV Morocco được thực tập ở châu Âu. Tuy nhiên, những SV này cần bảo đảm rằng, họ sẽ quay về quê hương và được tuyển dụng vào những vị trí tương xứng với thời gian và kiến thức mà họ có được ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, vị cố vấn cấp cao này cũng cảnh báo rằng, theo học tại nước ngoài cũng sẽ không bảo đảm cho các SV một công việc tốt, mà chỉ đơn giản là một sự thay đổi về địa điểm. “SV mới tốt nghiệp đã quá mệt mỏi với những lời cam kết từ chính phủ. Do đó, chúng ta cần thực hiện nhiều hơn trong việc triển khai tốt hơn các chương trình hiện có, minh bạch hơn trong việc phân bổ vốn và có nhiều hành động hỗ trợ doanh nhân”, ông AbiNader nói thêm.
Cũng theo ông AbiNader, các trường ĐH Morocco cần phải làm nhiều hơn nhằm giúp SV tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết trong nghề nghiệp. “Morocco đang phải đối mặt với một nhiệm vụ bất khả thi khi không thể tạo ra số lượng việc làm cần thiết mỗi năm. Bởi vậy, nỗ lực khiến các SV mới tốt nghiệp trở thành đối tác của mình là một giải pháp thông minh”, ông AbiNader nói thêm.
Tuy nhiên, vị cố vấn cấp cao này cũng nhận định, vấn nạn di cư bất hợp pháp sẽ vẫn tiếp tục do một số SV có nhu cầu cao về công việc tốt cũng như cảm thấy không phù hợp với các ngành học tại ĐH của Morocco.
Vân Huyền
Theo UniversityWorld News/GDTĐ
Đường lên đỉnh bị ví là nơi tuyển nhân tài cho Úc: Cố vấn chương trình nói gì?
Nhà báo Nguyễn Như Mai - người nhiều năm làm cố vấn lĩnh vực Hiểu biết chung tại "Đường lên đỉnh Olympia" chia sẻ rằng, đã nhiều lần được nghe "biến tấu" tên gọi gọi không chính thức như "Đường lên đỉnh Australia", "Nơi tuyển chọn nhân tài cho Australia", "Tìm kiếm tài năng đi du học Australia".
Tuy nhiên, gọi nhà vô địch trèo lên đến "đỉnh Olympia" là "nhân tài quốc gia" quả là hơi bốc quá, thậm chí có thể gây ngộ nhận.
Nhà báo Nguyễn Như Mai (áo đỏ)- cố vấn 20 năm của chương trình đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: NVCC
Theo Nhà báo Nguyễn Như Mai - người 20 năm làm cố vấn lĩnh vực Hiểu biết chung tại Đường lên đỉnh Olympia chia sẻ quan điểm, chưa đến nỗi phải gọi đây là tình trạng "chảy máu chất xám", song cũng manh nha cho thấy hiện tượng này. Nếu đất nước không coi trọng, không sử dụng người tài để họ ra đi làm việc, cống hiến ở xứ sở khác thì sẽ là chảy máu chất xám thực sự.
Sau mỗi mùa Olympia, câu chuyện về các nhà vô địch nhận học bổng học tập ở Australia sau đó không trở về Việt Nam lại được nhiều người bàn luận. Và chúng ta lại lo âu về thứ gọi là "chảy máu chất xám" khi số lượng quán quân Olympia học xong không về nước ngày càng tăng lên.
Sau mỗi trận chung kết, không hiếm những lời "chúc mừng" kiểu như thế này.
Gọi các nhà vô địch Olympia là nhân tài thì hơi "bốc" quá
Tôi đồng hành cùng chương trình này đã 20 năm với tư cách là Cố vấn HBC (Hiểu Biết Chung), nhà báo Nguyễn Như Mai cho rằng, ông đã nhiều lần được nghe "biến tấu" tên gọi như thế. Người ta gán ghép như vậy cũng có nguyên nhân. Vì các nhà vô địch đều được các trường đại học Australia cấp học bống và đón nhận vào học. Nhiều người cho rằng chúng ta dọn cỗ sẵn để họ hớt tay trên. Còn đây có phải là "nhân tài quốc gia" cần "bảo tồn" hay không, ta sẽ bàn tiếp.
Ông Mai cho rằng, thí sinh vô địch Olympia là những học sinh xuất sắc, được sàng lọc qua cuộc thi một cách xứng đáng. Tuy nhiên, nhiều em khác không giành được vòng nguyệt quế đôi khi chỉ vì kém may mắn hơn thôi. Đây có thể xem là một chương trình "tìm kiếm tài năng" được đông đảo mọi người biết đến, nhưng không phải là duy nhất, còn có nhiều trường nổi tiếng đào tạo nhiều học sinh xuất sắc, hoặc các thí sinh trúng giải các kỳ thi Olympic quốc tế, theo tôi, họ không thua kém mà còn giỏi hơn.
"Vì vậy, gọi nhà vô địch trèo lên đến "đỉnh Olympia" là "nhân tài quốc gia" quả là hơi bốc quá, thậm chí có thể gây ngộ nhận. Các em chỉ mới có nền tảng kiến thức để học hỏi, phát triển và trong đó một số sau này có thể trở thành nhân tài quốc gia (có thể thôi nhé). Còn phải vượt qua nhiều đỉnh núi cam go hơn là đỉnh Olympia của cuộc thi này"- ông Mai nêu quan điểm.
Chưa thể gọi đây là "chảy máu chất xám được"
Vậy đây có phải là báo động về tình trạng "chảy máu" chất xám như mọi người vẫn lo sợ?
Nhà cố vấn chương trình này cho rằng, chưa đến nỗi phải gọi đây là tình trạng "chảy máu chất xám", song cũng manh nha cho thấy hiện tượng này.
Cũng theo nhà cố vấn, nếu đất nước không coi trọng, không sử dụng người tài để họ ra đi làm việc, cống hiến ở xứ sở khác thì sẽ là chảy máu chất xám thực sự. Mà hiện nay có rất nhiều người Việt tài năng ở nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, trong đó có người nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Nhưng ta chưa thu hút được họ trở về, huống hồ...
Ông Mai cho rằng, sở dĩ các nhà vô địch chương trình này, khi các em mới bước chân ra thế giới, hầu hết ở lại Úc, có nhiều lý do.
Ông Mai khẳng định, trước hết, như cha ông ta nói nôm na "đất lành chim đậu". Các em sang du học được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Tốt nghiệp xong, có việc làm, có cuộc sống sung túc. Có môi trường làm việc sáng tạo, phát triển tài năng.
Trong khi đó, nếu về nước, các em phải chạy chọt để có việc làm. Đi làm lại không đúng chuyên môn, thậm chí phải cúc cung phục vụ ông sếp dốt nát. Không có điều kiện thi thố tài năng, cuộc sống gieo neo mòn mỏi...
"Tôi hỏi thực, nếu là bạn, bạn có ở lại không? Tôi cũng đã "điều tra xã hội học"bằng cách hỏi các bậc phụ huynh rằng, có muốn con ở lại không? Gần như tất cả đều trả lời, về làm gì, mong còn chẳng được nữa là"- nhà cố vấn chia sẻ.
Nhà cố vấn cho rằng, chuyện "chảy máu chất xám" không phải ám ảnh làm gì: "Tôi đã trả lời, với hơn chục bạn vô địch một cuộc thi kiến thức, rồi được đi du học, chưa đến nỗi là chảy máu chất xám".
"Nhưng nói rộng ra, chảy máu chất xám là chuyện tồi tệ, chứ có gì mà tốt. Cha ông ta đã đúc trên bia đá tiến sĩ, rằng: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp"- Ông Mai nêu quan điểm.
Theo Tiền phong
"Đường lên đỉnh Olympia" là nơi tuyển chọn nhân tài cho nước Úc? Sau mỗi mùa Olympia, câu chuyện về các nhà vô địch nhận học bổng học tập ở Australia sau đó không trở về Việt Nam lại được nhiều người bàn luận. Những nhà vô địch Olympia trước đây Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" là game show có tuổi đời dài nhất của Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, chương trình này...