Mong ước đời sống giáo viên và học sinh vùng khó được quan tâm hơn nữa
Nhiều năm cống hiến cho ngành Giáo dục, giáo viên mong muốn có sự hỗ trợ đặc biệt với học sinh và thầy cô vùng khó, như: xăng xe, chế độ bán trú…
Cô Đinh Ái Nga mong muốn có những cơ chế đặc thù hỗ trợ giáo viên vùng sâu vùng xa.
Mong có cơ chế hỗ trợ giáo viên dạy xa nhà
Năm 2007 sau khi tốt nghiệp ra trường, cô Đinh Ái Nga (SN 1982) về giảng dạy tại Trường PTDTBT cấp 1, 2 Măng Bút II (xã Măng Bút, huyện Kon Plông, Kon Tum). Nhà ở huyện Kon Rẫy cách trường hơn 60km nên có khi vài tháng cô Nga mới về thăm gia đình.
“Thời điểm ấy mình chưa vướng bận con cái nên ở lại trường để thuận tiện cho công việc giảng dạy. Bởi đường sá xa xôi, cách trở nên mỗi lần về nhà là một lần vất vả. Bên cạnh đó, cũng bớt một phần chi phí xăng xe, đi lại”, cô Nga chia sẻ.
Cô Nga tâm sự, những ngày mới ra trường, đồng lương giáo viên chưa ổn định nên việc dạy xa nhà là khó khăn lớn nhất của giáo viên. Chưa kể, để giữ chân trò ra lớp, ngoài việc dạy chữ còn phải quan tâm, chăm lo đời sống của các em. Tuy khó khăn, vất vả là thế nhưng chưa bao giờ cô Nga nản lòng hay có ý định muốn từ bỏ nghề giáo. Đến nay, trải qua 15 năm giảng dạy ở vùng khó, cô Nga thấy hài lòng và hạnh phúc với những gì bản thân đang có.
Theo cô Nga, có những giáo viên nhà xa, cách ngôi trường đang giảng dạy từ vài chục đến cả 100km. Có khi một tháng, nửa năm hay thậm chí là cả năm thầy cô mới về thăm nhà một lần. Đường sá xa xôi, cách trở và điều kiện khó khăn nhưng những giáo viên ấy vẫn tâm huyết với nghề để dạy chữ cho học sinh vùng sâu.
Video đang HOT
“Hiện nay mình lập gia đình và sinh sống ở gần trường nên chẳng còn nhiều vất vả hay khó khăn. Thế nhưng vẫn còn nhiều giáo viên dạy học xa nhà nên chi phí đi lại, ăn uống khá cao. Đặc biệt là những giáo viên nữ, có con nhỏ phải đi – về thường xuyên thì tốn khá nhiều chi phí. Do đó, tôi mong rằng Bộ, ban ngành và các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên. Nếu được, tôi mong sẽ có thêm chi phí hỗ trợ đối với những thầy, cô giáo công tác xa nhà”, cô Nga bộc bạch.
Hỗ trợ cho học sinh vùng khó
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn.
Hàng chục năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số, cô Hoàng Thị Xuân Thanh, Tổng phụ trách đội, Trường Tiểu học Phan Đình Giót (xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, Kon Tum) thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của các em. Nhiều em nhà xa, cha mẹ chẳng có phương tiện đưa đón hoặc lên nương rẫy từ sớm nên các em phải mang cơm theo đến trường.
Thế nhưng, điều kiện khó khăn nên có những em chỉ có cơm trắng, ít cá khô đựng trong túi bóng mang theo đến lớp. Khi chứng kiến hoàn cảnh học sinh thiếu thốn như vậy cô Thanh không đành lòng. Mặc dù cô Thanh cùng giáo viên trong trường chung tay, kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ nhưng cũng chẳng giúp được hết tất cả học sinh. Chính vì vậy, cô Thanh mong rằng các cấp, ngành… quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn để học sinh vùng khó có động lực tiếp tục đến trường học chữ.
“Nếu được, tôi mong rằng sẽ có những sự quan tâm, hỗ trợ để học sinh vùng khó bớt đi vất vả trên chặng đường đến trường. Như vậy mới có thể duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục”, cô Thanh nói.
Còn cô Từ Thị Kim Thanh, Phó Hiệu trưởng nhà Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) cho biết, năm học 2022-2023 toàn trường có 18 giáo viên, hiện đang thiếu khoảng 3 giáo viên giảng dạy. Mặc dù nhà trường hợp đồng thêm 2 giáo viên nhưng vẫn thiếu, gây khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT 2018. Đặc biệt, nhân viên thư viện, y tế học đường… không có nên giáo viên phải kiêm nhiệm thêm.
Theo cô Thanh, việc thiếu giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy – học. Theo đó, mỗi khi giáo viên ốm đau cũng không thể xin nghỉ vì chẳng có người thay thế. Do đó, giáo viên phải đứng lớp liên tục, đôi khi gặp phải áp lực công việc nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Chính vì thế, nhà trường mong muốn Bộ, ban ngành… quan tâm tuyển dụng thêm đội ngũ giáo viên. Đồng thời tăng thêm hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp, đặc biệt là thầy, cô ở vùng sâu vùng xa.
“Đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết và hết lòng cống hiến vì sự nghiệp giáo dục. Dù Bộ, ngành và các cấp chính quyền đã rất quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của thầy, cô, tuy nhiên, chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều sự quan tâm hơn nữa để động viên, khích lệ tinh thần giáo viên”, cô Thanh tâm sự.
Trúc Hân
Những thầy cô giáo 'gieo mầm xanh' hết lòng vì học sinh miền núi
Tháng 9, các em học sinh, thầy cô quay trở lại trường học, cũng là lúc ước mơ tới trường của những em nhỏ khó khăn được tiếp tục nâng bước từ tấm lòng của các thầy cô hết mình vì học sinh miền núi...
Năm học mới đến, các thầy cô giáo ở khắp nơi trên cả nước lại miệt mài trong sự nghiệp trồng người. Từ những mầm cây non nớt, các em với sự yêu thương dạy dỗ của các thầy các cô, sẽ trở thành những cây xanh trưởng thành, có ích.
Người gieo hạt không hẳn là người sẽ được hưởng trái ngọt nhưng họ biết chắc một điều: tình yêu thương họ gửi gắm trong mỗi hạt non, sẽ nảy mầm, vươn chồi biếc và đem lại bóng mát và hương thơm cho đời.
Chị Đặng Thị Thu Hương - Cô giáo bản Hon biến sân nhà thành thư viện nhỏ.
Kể từ năm 2015 đến nay, thư viện nhỏ của chị Đặng Thị Thu Hương (Giáo viên trường Tiểu học Mỹ Lương, Phú Thọ) với hơn 100 đầu sách là điểm đến của cả trẻ em và người lớn trong vùng. Xuất phát từ tình yêu sách, cô giáo Hương đã gom góp sách, truyện, báo cũ thành một thư viện nhỏ ngay tại sân nhà, phục vụ bà con và các em học sinh.
Khi việc đến hiệu sách với người dân nơi đây là một điều gì đó xa xỉ thì họ tìm đến với thư viện của cô Hương để tìm kiếm tri thức, tìm kiếm những bài học hay chỉ đơn giản là tìm kiếm niềm vui, sự đồng cảm, sẻ chia qua từng con chữ. Và người gieo hạt đặc biệt ấy sẽ có mặt trong Việc tử tế tháng 9 này.
Anh Hoàng Trọng Khánh - người thầy giáo công nhân.
Mong muốn những em nhỏ sẽ có được tương lai tươi sáng hơn, thoát được cảnh nghèo khó, anh công nhân Hoàng Trọng Khánh đã thuê phòng trọ mở lớp dạy học cho các em. Học sinh của anh hầu hết là con em của những người lao động trong công ty anh làm việc và những cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong khu dân cư.
Với anh, chẳng phải tiền bạc hay tài sản, những tiếng chào, những tâm sự của các em mới là thứ làm anh thấy cuộc sống mình giàu có. Cứ đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, sau khi tan ca nơi nhà máy xí nghiệp, anh Hoàng Trọng Khánh (quận 9, TP.HCM) lại vội vã chạy về để "vào ca" cùng các em học trò.
Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ - Người thầy bền bỉ trong 20 năm kêu gọi xây 40 điểm trường vùng khó.
Thầy Nguyễn Trần Vỹ là Hiệu phó Trường PTDTBT Tiểu học Vừ A Dính, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sinh ra trong gia đình có bảy người con, anh hiểu được những khó khăn của người dân nơi đây, từ miếng cơm, manh áo, đến việc lên lớp của các em học sinh.
Hơn 20 năm là "người đưa đò" trên mảnh đất nghèo, thầy Vỹ vẫn nung nấu mang đến nhiều hơn những ngôi trường, căn nhà cho những mảnh đời trên dãy Trường Sơn đại ngàn. Anh còn sáng lập Câu lạc bộ Kết nối yêu thương Nam Trà My để có thêm những người bạn đồng hành. Đến nay, thầy Vỹ đã kêu gọi và xây dựng hơn 40 điểm trường tại những vùng núi khó khăn để các em có cơ hội đến trường.
Học sinh chuyển tổ hợp môn: nhiều vấn đề nảy sinh, trường đợi Bộ hướng dẫn Thầy Nguyễn Văn Hai: Nhà trường sẽ phân công các giáo viên thiếu tiết dạy bổ túc cho học sinh để bù vào số tiết chuẩn mà giáo viên còn thiếu. Từ năm học 2022- 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Với chương trình mới, học sinh sẽ học...