Mộng tinh có làm cạn kiệt tinh binh?
1. Em năm nay 16 tuổi và thời gian gần đây, thỉnh thoảng tự nhiên em cứ bị xuất tinh dịch ra trong lúc ngủ ban đêm. Em đã hỏi papa rùi. Papa nói đó là hiện tượng bình thường của lũ con trai mới lớn bọn em. Nó giống như hiện tượng nguyệt san ở các XX mới dậy thì vậy? Điều này có đúng hem? Không biết hiện tượng này còn kéo dài bao lâu nữa ạ? (Lê Anh Dũng, 16 tuổi)
Trả lời:
Anh Dũng thân mến!
Đúng như papa bạn nói, về mặt nam khoa, mộng tinh (tinh ra trong lúc ngủ) là dấu hiệu… bình thường ở những XY trong độ tuổi dậy thì. Hiện tượng này thường xảy ra ở thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-20, bởi vì lứa tuổi này thường có sinh lực dồi dào nhất và được thoát ra nhẹ nhàng lúc ngủ.
Do đó, bạn đừng quá lo lắng về hiện tượng này nhé. Thực ra, mộng tinh ở các XY mới lớn cũng có thể so sánh như hiện tượng nguyệt san ghé thăm hàng tháng ở các teengirls. Là XX mà không có nguyệt san hoặc xuất hiện nguyệt san muộn màng thì mới đáng lo sợ, phải lo chữa trị. Hiện tượng mộng tinh của bạn cũng vậy, nó sẽ thường kéo dài vài ba năm rồi tự hết khi cơ thể đã trưởng thành bạn ạ.
Video đang HOT
2. Mỗi lần bị mộng tinh, em xí hổ với chính mình và mama của em vô cùng. Bởi vì mama thường phải là người giặt giũ bãi chiến trường kia cho em. May mà mama của em rất tâm lý nên em cũng thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên em rất muốn có cách nào chữa hết hẳn mộng tinh, chẳng hạn như việc uống thuốc nào đó? Liệu có nên không? (Nguyễn Duy Chương, 17 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn!
Bạn biết không, tinh dịch cũng giống như nước miếng. Đang đói bụng mà đi ngang tiệm phở thì nước miếng cứ tha hồ mà tuôn trào. Khi có kích thích tình dục thì các tuyến tiết tinh dịch cứ ào ào hoạt động, nên một chút tinh dịch trào ra qua lỗ tiểu là chuyện hết sức bình thường. Có người háo ăn, nên nghe mùi phở là nước miếng tiết ra đầy cả miệng. Có người dễ bị kích thích, nên chỉ xem thoáng một đoạn phim “ướt” một tí là tinh dịch đã rỉ ra rồi.
Mộng tinh chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở các XY mới lớn thui. Vì thế, nếu muốn chữa sao cho hết mộng tinh thì chẳng khác nào biến người lành thành người bệnh. Thuốc chữa mộng tinh có “hiệu quả” là những thuốc có tác động làm dương vật cương vật vờ và ức chế hoạt động sinh dục bình thường. Điều này rất có hại cho sức khỏe cậu nhỏ của bạn đấy. Do đó, chẳng dại gì mà nên sử dụng phải hem?
Cứ đợi một vài năm nữa, khi các hoạt động của cơ thể ổn định và tâm lý của bạn đã chín chắn hơn, khi ấy mộng tinh sẽ giảm hoặc mất hẳn đấy.
3. Em 19 tuổi rùi mà vẫn thi thoảng gặp hiện tượng mộng tinh. Em lo lắm và đã bật mí bí mật cho một thằng bạn thân biết điều này. Thằng bạn thân của em lại càng làm em lo hơn khi nói, mộng tinh có thể làm hao hụt tinh binh của em? Điều này thực hư như nào? (Quang Sơn, 19 tuổi)
Trả lời:
Thỉnh thoảng mộng tinh mới xuất hiện ở bạn một lần và chút tinh dịch, tinh binh phun trào ra khi ấy của bạn chắc chắn sẽ không thể làm hao hụt hết sạch tinh binh của bạn được. Ngược lại, hiện tượng này chỉ có thể làm hao hụt đi vài calo rất nhỏ. Điều này sẽ không thể khiến bạn sụt cân hay mệt mỏi và hao tổn nhiều tinh binh như bạn đã lo lắng đâu.
Tuy nhiên điều đáng ngại là do chưa hiểu dõ về hiện tượng này nên nhiều XY trong độ tuổi dậy thì cũng như em thường nảy sinh tâm lý lo sợ. Chính điều này mới là nguyên nhân khiến bạn suy nhược cơ thể và khủng hoảng tâm lý nhanh chóng.
Những dấu hiệu khi "cậu nhỏ" bị "ốm"
"Cậu nhỏ" bị ngứa khiến cho bạn khó chịu, thậm chí lại còn có cả mùi nữa? Đây là biểu hiện thường thấy khi "cậu nhỏ" bị viêm nhiễm, không được giữ vệ sinh sạch sẽ.
Đặc biệt với những teenboy có bao qui đầu chưa được tuột hoặc không tuột bao qui đầu khi vệ sinh cho "cậu nhỏ". Những chất bẩn sẽ tích tụ lại vào mặt trong của nếp gấp bao qui đầu khiến cho vùng này thường có mùi khó chịu.
Ngoài ra, ngứa còn là một biểu hiện cần phải hết sức lưu ý với những bạn đã từng "XXX" vì ngứa là một trong những biểu hiện đầu tiên của các bệnh lây nhiễm khi "XXX" không an toàn. Một số bệnh thường gặp như: Herpes sinh dục, bệnh sùi mào gà, hạ cam, hột xoàn ..vv..
Những bệnh này thường đi kèm với những triệu chứng như: có xuất hiện các nốt mụn, vết loét, vết trợt dài ở xung quanh. Một số trường hợp "đèn dầu" bị chảy mũ vàng hoặc xanh. Thậm chí còn gây đau rát, khó khăn khi đi vệ sinh.
Một trường hợp gây ngứa mà teenboys cũng không thể bỏ qua đó là rận mu. Bạn nào hay mặc chúng đồ với người khác thì càng nên để ý điều này.
"Chữa" bệnh
Đầu tiên, teenboys cần phải chấn chỉnh ngay thói quên vệ sinh của mình. Hàng ngày, các bạn cần phải tuột bao qui đầu khi vệ sinh cho "cậu nhỏ". Nếu bị chít hẹp bao qui đầu thì nên đi làm tiểu phẫu cắt bao qui đầu để tránh mắc bệnh.
Bao cao su là vật "bất li thân" khi bạn sở hữu chữ "X" thứ 3 để phòng tránh mắc bệnh lây nhiễm.
Đi khám ngay khi có những biểu hiện bất thường ở "cậu nhỏ" để được điều trị thích hợp.
Sưng đau ở "túi bi đôi"
Điều này có thể xảy ra khi bạn có bị chấn thương, va chạm mạnh trong khi hoạt động, chơi thể thao.
Nếu bạn cảm thấy "đèn dầu" bị sưng to, lớp da ngoài bị đỏ chỉ trong vòng 3-4 giờ, sờ vào thấy rất đau thì có thể bạn đã bị viêm mào tinh. Mào tinh hoàn to và rắn nhưng vẫn phân biệt được với tinh hoàn. Ranh giới sẽ mất đi và chỉ còn lại một khối phồng to nóng ran và đau. Ngoài ra có thể kèm theo triệu chứng như sốt cao, rét run.
Triệu chứng phổ biến của xoắn tinh hoàn là đau đột ngột, sưng to vùng "túi bi đôi". Một số trường hợp kèm theo sốt và nôn mửa.
Cần phân biệt viêm mào tinh hoàn và xoắn tinh hoàn dù triệu chứng của 2 bệnh này có nhiều điểm giống nhau.
Nếu bị viêm tinh hoàn thì khi dùng tay nhấc nâng "túi bi đôi" lên phía bụng thì sẽ cảm thấy cơn đau dịu đi nhưng nếu bị xoắn tinh hoàn thì cơn đau sẽ tăng mạnh hơn.
Ngoài ra nếu xuất hiện những cơn đau tức khi vận động, hay gặp ở phía bên trái, sờ phía bên trên có những búi lùng nhùng thì có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Cơn đau thường nhẹ dịu bớt đi khi nằm nghỉ hoặc ngồi.
"Chữa" bệnh
Khi phát hiện ra những dấu hiệu kể trên, teenboys cần phải đi khám ngay lập tức. Vì tất cả những bệnh này nếu để lâu đều gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Đặc biệt khi bị xoắn tinh hoàn thì cần phải đến bệnh viện trước 6 giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau. Chỉ cần chậm trễ thêm 1 vài giờ là khả năng "cứu" được tinh hoàn sẽ càng ít đi. Nếu trên 24 giờ mới đến thì các bạn phải chấp nhận cắt bỏ một hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Với bệnh viêm tinh hoàn nếu không điều trị đúng cách dễ trở thành viêm tinh hoàn mãn tính, bệnh sẽ thường xuyên bị tái phát.
Làm gì để "cậu nhỏ" chịu "hạ cờ"??? "Cậu nhỏ" cương khi nào? Cương cứng "cậu nhỏ" là một hiện tượng tự nhiên bình thường của cơ thể. "Cậu nhỏ" có thể cương với những lí do như: nghĩ đến người khác giới, lo lắng, hồi hộp, bị kích thích, khi thức dậy vào buổi sáng ... Hoặc vì những lí do không rõ ràng khác. Khi bị "cậu nhỏ" bị...