Mong sớm hết dịch để có một kỳ thi THPT quốc gia
Những ngày qua, trước diễn biến dịch còn phức tạp, rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề nên bỏ hay nên thi THPT quốc gia cho năm nay.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 – Đào Ngọc Thạch
Quan sát dư luận xã hội trên các diễn đàn báo chí, có hai luồng ý kiến trái chiều khá rõ rệt. Một là nên dừng kỳ thi năm nay và giao việc xét tốt nghiệp về cho địa phương. Hai là cần phải tổ chức kỳ thi và hy vọng sẽ còn thời gian để tổ chức kỳ thi này.
Vì thế, Bộ GD-ĐT cần phải công bố các kịch bản theo diễn biến dịch cho toàn xã hội để các địa phương (Sở giáo dục, nhà trường), các trường đại học có được sự chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch riêng của mình, chứ không phải bị lệ thuộc, thụ động và đến lúc trở tay không kịp.
Video đang HOT
Cần đặt lên bàn cân để tính toán thật kỹ những được/mất, những hóa giải tình thế/khó khăn, hệ lụy nếu quyết định thi hay không thi THPT quốc gia. Hãy thử tưởng tượng, nếu Bộ quyết định “không thi” trong thời điểm này, của năm học này, điều gì sẽ xảy ra? Tinh thần, thái độ việc dạy và học sẽ ra sao? Khó khăn, tốn kém về việc tuyển sinh của các trường đại học sẽ như thế nào? Liệu có đem đến sự công bằng cho thí sinh?…
Vẫn hy vọng và mong sao mau sớm hết dịch để chúng ta có một kỳ thi THPT quốc gia cho năm nay. Nhiều học sinh và đồng nghiệp giáo viên của tôi vẫn mong muốn như thế!
Trần Nhân Trung
Sẵn sàng cho các kịch bản khác nhau với kỳ thi THPT Quốc gia
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các phương án thi THPT Quốc gia năm 2020, ứng phó dịch Covid-19.
Hai kịch bản thi được bộ đưa ra, gồm cả tình huống không tổ chức kỳ thi này. Lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương, trường đại học đều cho biết đã chuẩn bị sẵn các điều kiện dạy học, thi, tuyển sinh cho cả hai kịch bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.
Theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu dịch kiểm soát được, học sinh đi học trước ngày 15/6, sẽ đảm bảo chương trình. Năm học có thể kết thúc ngày 15/7, kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra vào tháng 8. Nếu thời gian đi học sau ngày 15/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có phương án thi phù hợp.
Trong trường hợp bất khả kháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi, giao cho các địa phương xét tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các phương án thi THPT Quốc gia năm 2020, ứng phó dịch Covid-19.
Chia sẻ quan điểm về các phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều ý kiến cho biết, phương án lý tưởng là ngành giáo dục-đào tạo vẫn kịp tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia bởi các học sinh đã học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi này, đồng thời nhiều trường đại học cũng xét tuyển theo kết quả của kỳ thi.
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang nêu ý kiến: "Bản thân các em học sinh đang quen với nếp thi đã được tổ chức trong nhiều năm qua ở quy mô kỳ thi THPT quốc gia và cũng đã rất thuận lợi cho các em trong việc lựa chọn các trường dự tuyển vào cao đẳng, đại học. Vì vậy chúng tôi cũng rất muốn là có tính ổn định để các em đỡ mất nhiều thời gian, mất nhiều sức lực trong việc tìm kiếm phương thức, tìm kiếm thông tin để đăng ký dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo nguyện vọng".
Trong trường hợp ngành giáo dục- đào tạo phải thực hiện giải pháp tình thế là không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, giao cho địa phương xét tốt nghiệp, các trường đại học cũng đã xây dựng các phương án tuyển sinh riêng phù hợp như: xét tuyển theo học bạ, tổ chức kỳ thi riêng...
"Quan điểm của chúng tôi là chúng ta phải thích ứng theo tình hình chung. Nếu không tổ chức kỳ thi thì chúng tôi cũng có phương án tuyển sinh riêng. Thứ nhất là, chúng tôi lấy kết quả của các năm học của cấp 3 theo tinh thần chung là như vậy. Thứ 2, là trường chúng tôi có thể có khoa, có ngành thì chúng tôi sẽ tổ chức kỳ thi riêng của chúng tôi theo đúng tinh thần để đảm bảo nhất cho chất lượng của thí sinh chúng tôi" - ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nói./.
Minh Hường
Xem xét việc tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học kéo dài, nhiều ý kiến cho là nên tạm dừng thi THPT quốc gia, có thể xét tốt nghiệp để phù hợp với tình hình. Sau hai lần thay đổi thời gian kết thúc năm học do dịch bệnh, trước yêu cầu của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT đã lên nhiều...