Mong muốn của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới

Theo dõi VGT trên

Thầy cô cần tiếp tục được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học, phát triển nghề nghiệp.

Mong muốn của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới - Hình 1

Cô Tô Thị Hương Giang và học trò trong giờ học.

Đổi mới giáo dục, triển khai chương trình mới khi cơ sở vật chất và nhân lực còn thiếu, bên cạnh nỗ lực của bản thân, thầy cô cần tiếp tục được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học, phát triển nghề nghiệp.

Điều kiện “cần”

“Thái độ của người học, sự trân trọng mà xã hội dành tặng cũng quyết định lớn đến việc gắn bó với sự nghiệp giáo dục của các nhà giáo” – thầy Nguyễn Văn Định chia sẻ.

Trong bối cảnh đổi mới GDPT, giáo viên là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của công cuộc đổi mới. Trong 2 năm học vừa qua, là những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ giáo dục, dạy học sách giáo khoa mới, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Chia sẻ điều này, cô Trần Thị Cẩm Vân, giáo viên Trường THCS Yersin (Nha Trang, Khánh Hòa), cho rằng: Chương trình GDPT 2018 là một chương trình “mở”. Tính “mở” của chương trình chỉ có ý nghĩa khi nhà trường, giáo viên chủ động sáng tạo thực hiện dưới sự chỉ đạo thống nhất hướng tới mục tiêu đã được quy định. Chính vì thế, để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, ngoài việc thay đổi nhận thức, tư tưởng, có cách nhìn tích cực về đổi mới giáo dục, thầy cô cần phát huy vai trò tự chủ trong chuyên môn.

“Theo tôi, đây là điều quan trọng. Bởi khi người thầy hiểu được vai trò của mình sẽ mạnh dạn, tự tin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hiệu quả nhiệm vụ, giảm thiểu áp lực, lo lắng hay những ảnh hưởng khác về tinh thần. Trên nguyên tắc bảo đảm yêu cầu, nội dung cốt lõi trong giáo dục, người giáo viên có quyền quyết định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động, xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) sao cho phù hợp với môi trường dạy học, nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh” – cô Trần Thị Cẩm Vân làm rõ.

Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tự liên hệ để khắc phục các thói quen dạy học bị động (nếu có). Trong tổ chức dạy học, cần chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Tự ghi bài; tự học; học hợp tác với nhóm, giáo viên; kỹ năng trao đổi, chia sẻ với bạn, với lớp; biết đặt câu hỏi tại sao; biết tự tìm tòi, vận dụng kiến thức, mạnh dạn tham gia vào quá trình học; biết cách tự đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm phát triển năng lực tự học…

Với vai trò của người gợi mở, chỉ đạo, hướng dẫn, trọng tài…, giáo viên cần có sự dẫn dắt, khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào quá trình học nhằm xây dựng lớp học dân chủ, cộng tác cùng tiến bộ, một môi trường học tập thân thiện – cộng đồng học tập.

Đối với kiểm tra đánh giá, theo cô Trần Thị Cẩm Vân, cần thay đổi quan điểm, quán triệt đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Mỗi kết quả sau khi kiểm tra đều phải giúp cho học sinh cảm nhận rằng mình học được nhưng vẫn còn nuối tiếc, cần phải cố gắng hơn. Do đó, giáo viên chủ động thiết kế đề kiểm tra định kỳ của mỗi lớp học sao cho phù hợp nhất với nội dung dạy học, đặc điểm học tập của học sinh.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, cô Trần Thị Cẩm Vân cũng nhấn mạnh việc giáo viên nên chủ động phối hợp, tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của trường, tổ, cụm trường. Nghiên cứu kỹ cấu trúc của sách giáo khoa mới để có những thiết kế dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, đặc trưng môn học, yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, tránh áp lực dạy học nặng về kiến thức theo cách học trước đây. Cuối cùng, là một nhà giáo dục đồng thời là người xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường, người thầy cần mạnh dạn, thẳng thắn tham mưu, đề xuất với nhà trường những ý kiến liên quan đến đổi mới giáo dục.

Là người trong cuộc, cô Tô Thị Hương Giang, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) thấm thía những áp lực, cũng như yêu cầu với nhà giáo, đặc biệt trong bối cảnh mới. Từ kinh nghiệm bản thân cô cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới chương trình GDPT, giáo viên cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu một cách hiệu quả.

Từ đó, đổi mới phương pháp dạy học, cách thức dạy học và áp dụng kỹ thuật công nghệ vào giảng dạy nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, hướng tới kết quả đầu ra để phát triển năng lực, phẩm chất người học, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Giáo viên cũng rất cần cập nhật, nắm chắc các văn bản chỉ đạo để triển khai cho đúng hướng.

Video đang HOT

Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thùy Trang, giáo viên Trường THPT Mỹ Quý (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), chia sẻ: Giáo viên phải tự nghiên cứu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn theo quy định của sở, ngành, đơn vị mình công tác. Việc luôn biết cách tự làm mới mình, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng người học là yêu cầu với mỗi nhà giáo.

Mong muốn của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới - Hình 2

TS Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP, phát biểu tại một hội thảo liên quan đến bồi dưỡng giáo viên.

Tâm tư người trong cuộc

Cùng với yêu cầu đặt ra với bản thân để tự nỗ lực, mong muốn của cô Tô Thị Hương Giang là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cô cho rằng, làm được điều này cũng là nâng cao chất lượng chuyên môn, giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Theo đó, cán bộ quản lý giáo dục cần xây dựng kế hoạch theo lộ trình, có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo và trình độ chuyên môn vững vàng. Tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu giáo dục nhà trường theo hướng phát triển công nghệ 4.0.

Để giáo viên có thể dạy học đáp ứng yêu cầu mới, cô Tô Thị Hương Giang cũng bày tỏ yêu cầu trang bị cơ sở vật chất, tài liệu dạy học phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu theo chương trình mới. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên về phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng chuẩn mới của người học. Tăng cường kết hợp 3 bên: Nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục học sinh. Nhà trường, giáo viên cần lập kênh thông tin hai chiều, đối thoại cụ thể về chương trình dạy học mới với cha mẹ học sinh để cùng kết hợp giáo dục trẻ phát triển toàn diện, tránh sự phó thác tất cả cho thầy cô, nhà trường.

Còn cô Trần Thị Cẩm Vân thì mong các cấp quản lý tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có thể triển khai đổi mới một cách thoải mái, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất. Trong đó có việc tinh giản các loại hồ sơ sổ sách; giảm thiểu cuộc họp không cần thiết, công việc đột xuất… giúp giáo viên có thời gian nghiên cứu chuyên môn, xây dựng kế hoạch bài dạy. Cần có chương trình tập huấn về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; đặc biệt, có hướng dẫn cụ thể về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng bộ trong cả nước.

Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá giáo viên trong thời gian này – kiểm tra để giúp đỡ, hướng dẫn, giúp giáo viên thực hiện giảng dạy, giáo dục một cách tốt nhất. Mục tiêu chính của hoạt động kiểm tra, giám sát để phát hiện vấn đề, thảo luận, góp ý, chứ không phải là nhằm kiểm soát và ra lệnh. Càng không nên xác định mục tiêu chính của kiểm tra, giám sát là phát hiện, xử lý kỷ luật người có sai phạm, thiếu sót.

Một vấn đề cũng được cô Cẩm Vân nhấn mạnh là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm giám sát và giải trình; xây dựng văn hóa thân thiện, cởi mở, mọi người sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng tiếp thu các góp ý để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Thay đổi phong cách quản lý, người quản lý gương mẫu đi đầu trong đổi mới, truyền cảm hứng và tạo động lực cho giáo viên thực hành đổi mới, phát huy tự chủ trong công việc nhưng không tùy tiện.

Việc phân công trách nhiệm cần dựa trên chức trách của mỗi người, mỗi tập thể; đồng thời quan tâm đến khả năng, nguyện vọng chính đáng của từng cá nhân. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải kịp thời phát hiện, động viên, nâng đỡ các nhân tố tích cực. Làm sao những cố gắng đổi mới ban đầu dù “vạn sự khởi đầu nan”, “ngày đầu chưa quen, đường cày đâu thẳng ngay” không bị phê phán mà được góp ý để không bị thui chột và sẽ “đơm hoa, kết trái” thành công.

Mong muốn của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới - Hình 3

Giáo viên hỗ trợ nhau tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bảo đảm chính sách, nhu cầu phát triển nghề nghiệp

Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, thầy Nguyễn Văn Định, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: Để giáo dục phát triển thì việc quan tâm tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo luôn là yêu cầu quan trọng bậc nhất.

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đang đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, tác động của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi nhanh chóng của thế giới và những yếu tố khách quan khác… cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác phát triển đội ngũ nhà giáo. Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nhà giáo toàn tâm, toàn ý, hết lòng, hết sức với sự nghiệp của mình?

Trả lời câu hỏi này, theo thầy Nguyễn Văn Định, trước hết cần quan tâm khâu tuyển chọn những người có tâm huyết, tấm lòng với giáo dục, năng lực để bồi dưỡng thành nhà giáo. Khi có tấm lòng, người giáo viên sẽ luôn tìm các giải pháp để phát triển nghề nghiệp và gắn bó lâu dài với nghề. Xây dựng chiến lược từng bước tuyển chọn những người giỏi nhất vào ngành sư phạm. Khi có thầy giỏi, sẽ có trò giỏi, giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.

Nghề giáo được xác định là nghề cao quý nhất, là lao động có tính chất đặc thù so với các ngành nghề khác. Do đó, cần có chế độ tiền lương, đãi ngộ tương ứng với tính chất nghề nghiệp. Cần bảo đảm nhà giáo có thu nhập đủ sống để an tâm công tác trước khi gắn bó lâu bền với nghề. Thêm vào đó, sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo nâng cao năng lực chuyên môn, thể hiện tài năng của mình cũng là yếu tố quan trọng để nhà giáo yêu mến và hết lòng vì nghề nghiệp.

Có thời gian 5 năm làm việc với chương trình phát triển giáo viên, TS Lê Thị Kim Anh – chuyên gia của Bộ GD&ĐT – đã trực tiếp trao đổi, lắng nghe những mong muốn của thầy cô trên nhiều tỉnh, thành. Từ quá trình này, TS Lê Thị Kim Anh nhận thấy đội ngũ cơ bản tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh. Những thầy cô đã hoàn thành 6 mô-đun bồi dưỡng về triển khai Chương trình GDPT 2018 cơ bản tự tin thực hiện chương trình…

Để có thể đáp ứng yêu cầu mới, TS Lê Thị Kim Anh cho biết, một số lượng lớn giáo viên bày tỏ nguyện vọng được trang bị kỹ năng để hiểu học sinh nhiều hơn. Cụ thể là hiểu về sự phát triển, đặc điểm tâm sinh lý, tư duy, khác biệt về năng lực, sự thay đổi hàng ngày của học sinh… để phục vụ dạy học cá nhân hóa, tiếp cận từng cá nhân và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện mỗi người học.

Cùng với đó, thầy cô cũng mong muốn được trang bị thêm kỹ năng “đọc” và sử dụng kết quả đánh giá học sinh để hỗ trợ các em phát triển tốt hơn, toàn diện hơn cả trong học tập, ham muốn học hỏi, khỏe mạnh hạnh phúc.

“Đây là điều đáng mừng, thể hiện vai trò của giáo viên rộng hơn, không chỉ dạy học, hỗ trợ phát triển thành tích học tập tốt hơn, mà còn chăm sóc toàn diện hơn cho người học, thể hiện tinh thần đổi mới lấy “người học làm trung tâm”" – TS Lê Thị Kim Anh nhận định.

Chia sẻ liên quan đến những điều kiện cần giúp thầy cô phát triển nghề nghiệp, làm tốt công việc của mình, TS Lê Thị Kim Anh nhắc đến đầu tiên là lương, thu nhập giáo viên phải được cải thiện. Khi thầy cô đủ trang trải cuộc sống, không phải quá lo lắng chuyện cơm ăn, áo mặc hàng ngày, mới có thể dành tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.

Ngoài ra, do nhu cầu dạy học cá nhân hóa nên sĩ số lớp không thể quá đông, vì có như thế giáo viên mới quan tâm được đến từng học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng cần được cải thiện, đáp ứng yêu cầu dạy học cá nhân hóa và phát triển toàn diện cho học sinh cả kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tinh thần và thể chất…

“Tôi cũng mong không nên quy hết trách nhiệm giáo dục cho giáo viên. Công tác giáo dục cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Tránh gây áp lực quá nặng nề cho thầy cô, khiến họ trở nên cô đơn và không thực hiện được quyền giáo dục của mình. Phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển năng lực của con em trong từng thời điểm, hơn là đánh giá con em mình thông qua điểm số của các bài kiểm tra”, cô Trần Thị Cẩm Vân chia sẻ.

Nhà giáo tài năng, sáng tạo thời kỳ đổi mới

31 năm gắn bó với 'nghề cao quý', cô Trần Thị Tương Giao, Hiệu trưởng Trường MN Trúc Xanh (TP. Vũng Tàu) luôn tạo ấn tượng trong lòng đồng nghiệp, phụ huynh, HS bằng sự tận tụy, nhiệt huyết, không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Nhà giáo tài năng, sáng tạo thời kỳ đổi mới - Hình 1

Cô Trần Thị Tương Giao (thứ 2 từ phải qua) đã cùng tập thể nhà trường đưa Trường MN Trúc Xanh trở thành Lá cờ đầu của bậc học MN.

Nhà giáo có tâm, có tầm

Đến với Trường MN Trúc Xanh, chúng tôi như được bước vào thế giới dịu mát với màu xanh của hoa lá. Thấp thoáng sau những tán lá xanh là màu đỏ của xích đu, màu cam của cầu trượt, màu vàng của những chiếc bập bênh. Trong ánh nắng ban mai, giọng nói, tiếng cười của con trẻ hòa vang cùng tiếng hát của các cô giáo đem lại cảm giác bình yên đến lạ.

Trường MN Trúc Xanh là Lá cờ đầu của ngành giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và của bậc MN nói riêng. Thành quả đó được tạo nên từ sự nỗ lực, lòng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường. Và đặc biệt, phải kể đến sự tận tâm, sáng tạo trong quản lý điều hành của nhà giáo Trần Thị Tương Giao, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nhà giáo, ấn tượng còn đọng lại mãi trong cô Giao cho tới tận bây giờ là bóng dáng của cha, của mẹ bên ngọn đèn khuya và trang giáo án. Tình yêu với "nghề cao quý" dường như đã trở thành thứ tài sản quý giá mà cô Giao được kế thừa từ chính gia đình mình.

Năm 1989, cô Tương Giao được cử tuyển vào Trường CĐ Trung ương 3, theo học ngành Giáo dục MN. Năm 1991, sau khi ra trường, cô về công tác tại Nhà trẻ phường 6, "ngôi trường" chỉ vỏn vẹn 2 lớp học với chưa đầy 10 GV, nhân viên. Nhưng cũng chính từ mái trường nhỏ bé này, cô giáo trẻ Trần Thị Tương Giao đã có cơ hội được học hỏi và trải nghiệm để trưởng thành.

Tháng 8/1993, cô Giao được tín nhiệm điều động về phụ trách Nhà trẻ phường 5. Tới năm 1995, cô được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhà trường. Sau đó, cô đã có 18 năm gắn bó với Trường MN 30/4, 2 năm gây dựng "nền móng" cho Trường MN Nắng Hồng mới thành lập. Năm học 2017-2018 cô về công tác tại Trường MN Trúc Xanh cho tới nay.

31 năm gắn bó với nghề, trong đó có tới 29 năm làm cán bộ quản lý, dù ở vị trí nào cô cũng dành trọn nhiệt huyết, tạo dấu ấn riêng, để lại trong lòng đồng nghiệp và cha mẹ HS sự tin yêu, quý trọng.

Với những đóng góp của mình, năm 2018, cô Tương Giao được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài ra, cô còn có 19 năm liên tục là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 5 lần đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT.

Đi đầu trong đổi mới, sáng tạo

Xác định đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cô Tương Giao luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ, động viên và tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ, tham gia các hội thi cấp tỉnh, thành phố.

Cô Nguyễn Thị Huyền, Hiệu trưởng Trường MN Sao Biển cho hay: "Tôi may mắn được làm việc cùng cô Tương Giao một thời gian dài với vai trò GV Trường MN 30/4, rồi Phó Hiệu trưởng Trường MN Nắng Hồng. Tôi đã được cô Giao tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm. Với tôi, cô chính là người tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề để tôi cố gắng hơn mỗi ngày".

Không chỉ chú trọng bồi dưỡng đội ngũ, cô Giao luôn động viên, khích lệ GV, nhân viên. Đôi khi chỉ là một lời động viên sau ngày dài làm việc vất vả, hay một lời khen đúng lúc nhưng lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Hàng năm, cô đều tổ chức các buổi họp mặt gia đình cán bộ, GV, nhân viên. Qua đó, các thành viên trong gia đình hiểu rõ hơn đặc thù công việc của GV MN, cảm thông, chia sẻ những khó khăn và hỗ trợ các cô giáo hoàn thành nhiệm vụ.

Cô Tương Giao cũng đặc biệt quan tâm tới công tác phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. Cô cùng cha mẹ HS tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tăng cường hoạt động tham quan dã ngoại, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm đồng thời rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giáo dục kỹ năng sống...

Một điểm nổi bật khiến cô Tương Giao được đồng nghiệp cảm phục là lòng say mê nghề nghiệp, sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Ở mỗi đơn vị công tác, cô đều xác định đúng chiều hướng phát triển của đơn vị, phù hợp với tình hình thực tế. Cô Tương Giao chia sẻ, động lực để gắn bó và cống hiến cho nghề giáo của cô đến từ những niềm hạnh phúc giản đơn: "Được nhìn thấy nụ cười của con trẻ, niềm vui của phụ huynh mỗi ngày, tôi lại tự nhủ phải làm thêm thật nhiều điều để xây dựng cho các con một ngôi trường hạnh phúc".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hiếm của bà xã sao nam Vbiz: Chỉ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, cuộc sống hôn nhân bí ẩn

Sao việt

13:29:21 19/11/2024
Cặp đôi này từng đánh úp tổ chức đám cưới, họ đã có 1 cô con gái nhưng rất ít cập nhật cuộc sống đời tư trước công chúng.

Tổng thống Pháp bình luận về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

Thế giới

13:21:30 19/11/2024
Hiện nay các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía My và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.

Hoa sữa về trong gió: Mối quan hệ của mẹ con Thuận có chuyển biến tích cực

Phim việt

13:20:59 19/11/2024
Hoa sữa về trong gió tập 53, Phương thấy mẹ rất buồn nên chủ động xin lỗi. Thuận lấy làm ngạc nhiên vì hành động này của con gái.

Sự thật về "meme ly hôn" của Nicole Kidman

Sao âu mỹ

12:51:54 19/11/2024
Nicole Kidman cuối cùng cũng tiết lộ sự thật đằng sau meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise của cô. Hóa ra meme ăn mừng ly hôn của Nicole Kidman chỉ là một lời nói dối nhỏ.

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.