Môn thể thao kỳ quặc và mới lạ ‘bom mông’
Với bộ môn “bom mông”, người chơi sẽ được nhảy từ trên cầu xuống bể bơi và tạo dáng bất kỳ mà mình yêu thích, miễn sao bọt nước tạo ra khi nhảy càng lớn thì sẽ là người chiến thắng.
Môn thể thao mới này có tên là Splashdiving, còn gọi là “lặn tóe nước”, tuy nhiên người hâm mộ vẫn gọi nó với cái tên thân mật là “bom mông” (Arse Bombing).
Khi bạn nhảy từ trên cao xuống bể bơi, bọt nước sẽ bắn tung tóe. Mới đây, hành động trên đã được trở thành một bộ môn thể thao chính đáng và đúng nghĩa, thu hút rất nhiều người tham dự.
Người chơi được thoải mái tạo dáng yêu thích.
Như vậy, cách thí sinh thường sử dụng là phải làm sao để diện tích tiếp xúc với mặt nước là lớn nhất, và nó tạo ra nhờ lực tác động của cơ thể đặc biệt là phần mông.
Video đang HOT
Một màn trình diễn vô cùng đẹp mắt.
Với trò chơi này, người chơi sẽ không cần phải sử dụng nghệ thuật điêu luyện hay bất cứ sự nhịp nhàng, đều đặn nào, chỉ cần nước văng ra cao hơn thì bạn sẽ là người chiến thắng.
Môn thể thao này được Schil nghĩ ra chỉ trong một đêm.
Người sáng tạo và nghĩ ra bộ môn mới này là Schil. Ông cho biết ông nghĩ ra bộ môn này chỉ trong một đêm. Ngay cuối tuần đó, ông đã tổ chức cuộc thi bom mông đầu tiên với tư thế, thể lệ và cấu trúc thi hoàn toàn mới lạ và thu hút 6.000 thí sinh tham dự.
Môn thể thao này đã thành công vang dội bước đầu, thu hút đông đảo báo giới, truyền thông đưa tin. Người vô địch tại cuộc thi đầu tiên là Michael Schmidt đến từ Bayreuth, Đức.
Kể từ đó đến nay, Cup thế giới bom mông được tổ chức thường niên và ghi danh nhiều nhà vô địch của bộ môn này. Theo nhà vô địch bộ môn bom mông và người giữ kỷ lục thế giới Guiness là Christian Guth thì môn thể thao này khá gần gũi với bộ môn lặn và anh cho rằng, môn thể thao bom mông cũng có thể tạo ra đau đớn.
Phương Ly (t/h)
Theo_Người Đưa Tin
Ba vấn đề của thị trường chứng khoán Mỹ
Không thể phủ nhận những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và giá hàng hóa sụt giảm là những nhân tố tác động mạnh tới thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ thời gian vừa qua, song theo giới phân tích, đằng sau đó còn có những nguyên nhân sâu xa, xuất phát từ chính nội tại của TTCK lớn nhất thế giới này.
Trong bài bình luận trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), nhà chiến lược đầu tư của Wells Capital Management, James Paulsen cho rằng, TTCK Mỹ đã và đang phát triển dưới hàng loạt tổn thương trong những năm gần đây, do sự phục hồi của kinh tế Mỹ cuối cùng đã chạm tới điểm chốt quan trọng. Cho đến khi những thách thức trong giai đoạn điều chỉnh mới trên TTCK được giải quyết, các thị trường tài chính trên toàn cầu có thể vẫn chịu nhiều sức ép.
Trước đó, TTCK Mỹ theo xu hướng giá lên (bull market), được hỗ trợ nhờ khả năng kinh tế tăng trưởng mà không tạo ra các hậu quả tài chính tiêu cực. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp hấp thụ các rủi ro trên thị trường lao động, được tạo ra từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên lý thuyết, một khi nhịp độ tăng trưởng không được như kỳ vọng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cân nhắc kỹ việc tăng lãi suất, qua đó làm trì hoãn các thách thức tới giá trị của thị trường cổ phiếu, cũng như buộc Fed phải duy trì nguồn lực thanh khoản cho các thị trường tài chính.
Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống dưới mức 5% trong những tháng tới, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc (nếu xảy ra) hay giá hàng hóa thoát đáy cũng không giúp giảm bớt những biến động trên TTCK Mỹ. Sự bất ổn định ngày hôm nay bắt nguồn từ những tổn thương trên thị trường cần được điều chỉnh, được sửa chữa suốt hơn sáu năm qua. Do đó, chứng khoán Mỹ cần tìm kiếm một nền tảng mới, cho phép xu hướng lên giá quay trở lại, ngay cả khi kinh tế Mỹ vận động theo hướng phục hồi toàn toàn thị trường lao động.
Theo chuyên gia James Paulsen, chứng khoán Mỹ đối mặt với ba thách thức lớn. Thứ nhất, trong những năm gần đây, mặc dù các nhà đầu tư đã trở nên bình tĩnh và tự tin hơn tại bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình phục hồi kinh tế, song làm thế nào để họ giữ được niềm tin rằng giai đoạn điều chỉnh hiện nay vẫn tạo ra các cơ hội mua vào và xu hướng giá lên sẽ không thay đổi trong thời gian tới thực sự là điểm mấu chốt.
Thứ hai, tại mức đỉnh của TTCK Mỹ, hệ số giá chứng khoán/lợi nhuận cổ phiếu chạm mức cao hơn khoảng 19 lần và hiện vẫn cao hơn khoảng 17 lần. Con số này có thể được chấp nhận nếu nền kinh tế phục hồi mà không tạo ra các hậu quả tiêu cực, song có thể không bền vững một khi thị trường lao động phục hồi hoàn toàn.
Thứ ba, Mỹ rõ ràng đang hướng tới giai đoạn bình thường hóa lãi suất. Điều này chắc chắn sớm muộn gì cũng diễn ra. Vì vậy, tỷ lệ giá cổ phiếu/lợi nhuận cùng những điều chỉnh trên thị trường hiện nay có tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư để họ sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán ngay cả khi lãi suất tăng hay không?
Giai đoạn TTCK trên xu hướng tăng điểm có thể vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh trên thị trường diễn ra sâu và kéo dài hơn dự kiến. Liệu TTCK có thể nhanh chóng trở lại các mức đỉnh hay tổn thương từ sự điều chỉnh này có tạo thêm nhiều rủi ro vẫn là thách thức đối với Phố Wall. Có thể chỉ số S&P 500 sẽ phá vỡ mức điểm 1.800 điểm trước khi giai đoạn điều chỉnh này dò đáy.
Chuyên gia James Paulsen kết luận, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn trong giai đoạn thích ứng với mô hình chính sách mới, sự điều chỉnh trên TTCK Mỹ đánh dấu bước ngoặt quan trọng, chuyển hướng từ cổ phiếu Mỹ tới thị trường cổ phiếu quốc tế như châu Âu và Nhật Bản.
Việt Khoa (Theo báo chí nước ngoài)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nga lên kế hoạch hợp nhất hệ thống phòng không với khối hậu Xô Viết Ngày 9-9, hãng Itar Tass đưa tin, Nga đang lên kế hoạch tạo ra các hệ thống phòng không chung với khối hậu Xô Viết gồm Armenia, Belarus, Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan. Ngày 8-9, người đứng đầu Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, Tổng tư lệnh Pavel Kurachenko cho biết, các lực lượng vũ trang của Nga và Belarus sẽ bắt đầu...