Món quà vô giá ông Putin gửi tặng Tổng thống Hàn Quốc
Tồng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng người đứng đầu Hàn Quốc bà Park Geun-Hye một món quà, đó là một tặng phẩm cá nhân mà ông chủ điện Kremlin gửi tặng riêng cho người đồng cấp, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho hay. Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, món quà này chính là ước nguyện nhân dịp năm mới cuối cùng mà ông Park Chung-hee, cha của bà Park Geun-Hye nhắn lại vào năm 1979 trước khi qua đời.
Ông Putin gửi tặng một món quà cực kỳ ý nghĩa tới Tổng thống Hàn Quốc.
Ông Park Chung-hee từng giữ chức Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1961 cho đến khi qua đời sau khi bị một chiến hữu ám sát vào ngày 26/20/1979.
Ông Park có thói quen viết nguyện vọng của mình bằng chữ tượng hình vào những ngày đầu tiên của năm mới và đặt nó khung ảnh. Năm 1979, ông đã chọn viết một dòng chữ tạm dịch là “Đoàn kết dân tộc tiến lên phía trước”.
Sau khi ông chết, không hiểu vì lý do gì mà tờ giấy này lại lưu lạc tới Mỹ trước khi được một người Mỹ gốc Triều Tiên mua lại.
“Chúng tôi đã tìm thấy nó và mua lại. Theo như tôi biết, đây là bản duy nhất, Tôi cho rằng đối với bà nó có ý nghĩa đặc biệt, vì vậy tôi muốn gửi lại nó cho bà”, ông Putin nói với Tổng thống Hàn Quốc.
Video đang HOT
Theo VTC
Đội đặc công 'ngủ cùng hài cốt' Triều Tiên từng ám sát hụt tổng thống Hàn Quốc
Đội lính đặc công Triều Tiên chuẩn bị kỹ càng cho chiến dịch đột kích, nhưng sơ hở khi tha mạng cho những người đốn củi Hàn Quốc phát hiện ra họ.
Kim Shin-jo bị bắt khi chiến dịch của Triều Tiên thất bại. Ảnh: militaryhistorynow
Năm 1968, 31 lính Triều Tiên cố gắng đột nhập nơi ở chính thức của tổng thống Hàn Quốc - Nhà Xanh ở Seoul để ám sát tổng thống Hàn Quốc khi đó là Park Chung-hee. Nỗ lực này thất bại và 29 trong 31 lính đặc công Triều Tiên thiệt mạng. Người sống sót duy nhất bị bắt là Kim Shin-jo.
Theo trang Tacticalmilsim, 31 thành viên ưu tú được lựa chọn cẩn thận từ Đơn vị 124. Họ luyện tập trong hai năm và dành 15 ngày để diễn tập với bản sao có quy mô y như bản gốc Nhà Xanh. Họ thậm chí còn mặc đồng phục quân đội Hàn Quốc để cải trang và nói được giọng Seoul.
"Đó là yếu tố căn bản của chiến tranh du kích", Kim Shin-jo nói. "Chúng tôi rất tự tin. Chúng tôi biết tất cả về hàng phòng thủ của Nhà Xanh; chúng tôi không nghĩ nhiều về những vệ sĩ của họ. Họ không cảnh giác lắm".
Đơn vị được huấn luyện kỹ năng xâm nhập và trốn thoát, sử dụng vũ khí, hoạt động hàng hải, trên không, chiến đấu giáp lá cà (đặc biệt là đấu dao), và ẩn náu.
Các bài tập của họ rất khó khăn và thường diễn ra trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như chạy với tốc độ gần 13 km/h trong khi đeo ba lô nặng 30 kg trên địa hình trắc trở dưới thời tiết lạnh giá, đôi khi khiến họ bị chấn thương hay tê cóng chân.
Họ còn bị bỏ đói và buộc phải ăn rắn và ếch trong các khu rừng của Triều Tiên. Một trong những thử thách khó khăn nhất là đào mộ để ẩn nấp bên trong."Chúng tôi nằm ngủ cùng những bộ hài cốt", Kim Shin-jo nói. "Việc đó giúp chúng tôi trở nên can đảm. Chẳng ai nghĩ đến việc tìm kiếm người trong một ngôi mộ".
Tối ngày 17/1 /1968, họ thâm nhập qua Khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên, bằng cách cắt qua hàng rào do một sư đoàn Mỹ canh gác. Ngày 19/1, khi họ đến núi Simbong, 4 người Hàn Quốc đốn củi phát hiện ra họ.
Đơn vị Triều Tiên đã tranh luận gay gắt xem có nên giết những người này không. Sau đó, họ quyết định giáo huấn tư tưởng rồi thả họ, kèm với cảnh báo nghiêm khắc rằng họ không được báo cảnh sát. Tuy nhiên, anh em nhà Woo ngay lập tức báo cho giới chức.
Lực lượng Hàn Quốc và Mỹ đề cao cảnh giác. Quân đội và cảnh sát Hàn Quốc được triển khai để truy lùng những người xâm nhập.
"Họ chặn đường, nhưng không thể ngăn chặn chúng tôi", Kim Shin-jo nói. "Họ nghĩ chúng tôi di chuyển với tốc độ khoảng 8 km/h, nhưng thực tế chúng tôi đi với tốc độ 12 km/h. Họ chặn đường nhưng lúc đó chúng tôi đã đi qua rồi".
Nhà Xanh - nơi ở của tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: Wiki
Tối ngày 21/1/1968, đơn vị tiếp cận trạm kiểm soát Segeomjeong-Jahamun, cách Nhà Xanh chưa đến 100 m, thì bị một cảnh sát tiếp cận và tra hỏi. Khi cảnh sát tỏ ra nghi ngờ câu trả lời của họ, đơn vị Triều Tiên nổ súng và ném lựu đạn vào trạm kiểm soát.
Sau vài phút đấu súng, đơn vị này phân tán và chạy trốn lên núi. Hàn Quốc bắt được một lính Triều Tiên nhưng ông này tự sát. Gần 100 người Hàn Quốc thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ việc, trong đó có gần hai chục dân thường trên một chiếc xe buýt đi qua hiện trường đấu súng, theo Military History Now.
29 lính Triều Tiên bị săn đuổi và tiêu diệt trong 9 ngày sau đó. Một người trốn thoát được trở về Triều Tiên, chỉ có Kim Shin-jo đầu hàng.
"Tôi hạ vũ khí xuống", ông nói. "Tôi có khát khao được sống, đó là bản năng của con người".
Sau một năm thẩm vấn, Kim Shin-jo được tha tội vì ông chưa hề nổ súng trong chiến dịch bất thành. Ông sau đó được nhập tịch Hàn Quốc, lập gia đình, và trở thành một mục sư.
Phương Vũ
Theo VNE