Món quà “tẩm thuốc độc” của Mỹ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ
Việc Mỹ rút khỏi Syria ngày càng không phải vì “IS đã bị tiêu diệt hết” mà là thành quả một thỏa thuận giữa Washington và Ankara.
Theo đó Mỹ rút đi nhường lại cho Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội làm “chủ xị” tại Syria và tiêu diệt được lực lượng người Kurd, vốn là cái gai trong mắt Ankara lâu nay. Nhưng món quà này không hề dễ nhận chút nào.
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút hết quân khỏi Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản ứng. Ngày 21/12/2018, ông Erdogan hứa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục truy đuổi “hai mối đe dọa khủng bố”: lực lượng dân quân người Kurd, luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố, và những thành viên thánh chiến cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo nhiều viên chức Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã thuyết phục được đồng nhiệm Mỹ Donald Trump tin tưởng vào khả năng của Ankara, một mình thừa sức tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của IS.
Tổng thống Donald Trump cũng xác nhận là ông “tin cậy” vào đồng nhiệm Erdogan để “diệt trừ tận gốc” tổ chức IS.
Trên thực tế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công khai tuyên bố chỉ chờ Mỹ rút lực lượng đặc biệt đang bố trí tại miền bắc Syria, sẽ thẳng tay chôn vùi dân quân người Kurd ở Syria.
Video đang HOT
Thế nhưng, hầu hết giới phân tích đều không chia sẻ thái độ lạc quan của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: ông Erdogan là nạn nhân của chính bản thân mình khi bán cho người đồng nhiệm Donald Trump ý tưởng là Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức tiêu diệt thánh chiến. Lý do là, cho dù có được Mỹ trợ giúp trực tiếp đi nữa, thì phải mất nhiều thời gian mới có thể lập được một lực lượng Arập thân Thổ Nhĩ Kỳ đủ đông, đủ mạnh để bảo vệ miền đông Syria, theo nhận định của chuyên gia Nicolas Heras, thuộc viện nghiên cứu New American Security, với AFP.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20, Buenos Aires, Argentina, ngày 1/12/2018
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng viễn chinh. Những căn cứ cuối cùng của IS nằm trong sa mạc thuộc miền đông và miền trung Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến 400km. Còn nhiệm vụ tiêu diệt cơ sở IS gần biên giới Iraq sẽ do quân đội Syria và dân quân Shia Iraq phụ trách.
Bản thân quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sau hai chiến dịch quy mô vào năm 2016 và 2018 chỉ quanh quẩn khu vực gần biên giới, không triệt tiêu được nhóm thánh chiến Al-Qaida có tên mới là Hayat al-Cham (HTS). Do vậy, theo chuyên gia Pháp Fabrice Balanche, khả năng cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là “ngăn chặn tổ chức IS trỗi dậy bằng biện pháp khóa biên giới và thỉnh thoảng tung quân đột kích đối phương”.
Ngay một chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ là Sinan Ulgen, Viện nghiên cứu Edam tại Ankara, cũng nghi ngờ khả năng hậu cần của quân đội, nếu muốn hành quân xa biên giới đến 400 km, trong vùng đất địch.
Khi cam kết với ông Donald Trump về khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan không có một chiến lược nào cả. Mục tiêu thực sự của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là “tiêu diệt lực lượng Kurd ở Syria”, theo Lina Khatib, chuyên gia Anh ở Luân Đôn. Bởi vì để tiêu diệt IS, phải có một chiến lược toàn diện, phối hợp quốc tế, không thể bỏ qua các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị. Không có Mỹ, IS sẽ có điều kiện phục hồi. Đánh một mình mà không thắng, thì chính bản thân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu trả thù của khủng bố. Tạo điều kiện cho Mỹ rút quân, sau 7 năm tham chiến, không chắc là một thành công của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Để đổi lấy món quà từ nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ xem xét hủy bỏ thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga mà theo hợp đồng sẽ bàn giao vào năm 2025. Thay vào đó, Ankara có thể sẽ thay thế bằng hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Theo các nhà quan sát, ông Trump là người thực dụng. Ông đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ hơn là người Kurd.
AFP Th.Long
Theo petrotimes
"Đuổi" được Mỹ ra khỏi Syria, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhắm vào Pháp
Thông tin xuất hiện vào thời điểm phát ngôn viên của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hé lọ rằng các quan chức quốc phòng Mỹ sẽ gặp gỡ đồng nghiệp phía Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận việc hợp tác ở Syria sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi quốc gia này.
Xe tăng và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại một ngôi làng nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ảnh: Reuters.
Theo cơ quan thông tấn Anadolu, khi bình luận về việc Pháp dự tính tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã lên tiếng cho rằng "điều này sẽ không mang lại lợi ích gì cho các bên".
Còn theo trang tin Hurriyet, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm nay (25.12) khẳng định quân đội nước này sẽ tiến vào phía bắc Syria trong thời gian sớm nhất có thể. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết mọi công tác chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự tại Syria đã hoàn thành.
Theo Sputnik, các diễn biến mới này xuất hiện đúng vào thời điểm Tổng thống Erdogan đã mời Tổng thống Trump tới thăm Ankara. Các nguồn tin cũng xác định quan chức quốc phòng hai bên cũng sẽ gặp mặt để thảo luận về việc phối hợp hành động tại Syria.
Được biết, ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút 2.000 quân về nước, nhiều chuyên gia, cơ quan truyền thông đã cho rằng chính nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã thuyết phục người đồng cấp Mỹ với lời đảm bảo Ankara sẽ thay Washington tiêu diệt nốt tàn dư khủng bố ở Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hứa gánh hộ Trump việc này ở Syria Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan được cho là hứa với Tổng thống Trump rằng ông sẽ kết liễu khủng bố IS ở Syria khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường này. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan được cho là đã hứa với Tổng thống Trump để hoàn thành nốt cuộc chiến chống khủng bố IS còn dang dở ở Syria khi Mỹ...