Món phở của ba ngày ấy
Thời bao cấp nghèo khó, đồng lương công chức ít ỏi của ba mẹ phải nuôi 5 đứa con nên cuộc sống gia đình rất khó khăn.
Đã thế, ba công tác xa, chỉ thỉnh thoảng mới về nhà vào ngày Chủ nhật. Những bữa cơm ngày ấy thường chỉ có canh rau tập tàng mẹ hái sau nhà hay rau muống luộc hoặc canh rau muống… Món mặn chỉ là đậu phụng rang muối hay củ đậu kho mặn. Khi có ba về, mẹ dậy sớm, xếp hàng mua đậu phụ theo tem phiếu, chiên lên, xốt với cà chua. Thỉnh thoảng, mẹ đổi bữa, cho cả nhà ăn món tép rang mặn đã thấy sang lắm. Vì vậy, phở là món ăn xa xỉ mà những dịp trọng đại lắm, như khi ba mẹ được tăng lương hay có khách mời cả nhà đi ăn phở, chúng tôi mới được thưởng thức. Dư âm của phở thường đọng lại không chỉ trong những cái chép miệng thòm thèm của chúng tôi những ngày sau đó, mà còn là những cái hít hà mỗi khi đi ngang qua hàng phở. Chao ơi, mùi vị của phở sao mà hấp dẫn. Nó thơm ngào ngạt, quyến rũ, kích thích vị giác của những đứa trẻ nhà nghèo ghê gớm.
Những ngày Chủ nhật có ba luôn là những ngày vui vẻ, sôi động nhất. Đó không chỉ là dịp cả nhà đoàn tụ mà còn bởi ba luôn vào bếp nấu ăn, theo lời ba là để mẹ các con nghỉ ngơi. Các món ăn của ba được chế biến thường khác lạ ngày thường nên ai cũng thích. Ngày ấy, cửa hàng lương thực bán bột mì, mì sợi, khoai lang… thay gạo nên ba làm món bánh bao nhân củ đậu hay mì sợi xào củ cải, thêm ít hành phi thơm lừng, ngon bá cháy.
Chủ nhật đó, ba tuyên bố với cả nhà: “Trưa nay nhà mình ăn phở nha!”. Mấy đứa con vỗ tay rần rần. Chỉ mẹ mỉm cười lỏn lẻn. Trưa, chúng tôi háo hức chờ ba dẫn đi nhưng ba bình thản: “Mình ăn phở nhà nấu!”. Không sao, ở nhà hay ra tiệm, cứ phở là được. Ba nói chị cả và tôi dẫn mấy đứa em đi chơi, chút về đói bụng, ăn sẽ ngon hơn.
Quả thật, khi vừa bước vào cửa, mùi thơm ngào ngạt của phở bay khắp không gian, khiến đứa nào cũng hít lấy hít để. Ngồi vào bàn, ba đặt trước mặt mỗi người một tô “phở” với nước dùng thơm ngát, có hành lá xanh xanh xắt nhỏ trên bề mặt, hết sức hấp dẫn. Cả bọn háo hức cầm đũa, trộn lên… Ơ! Gì thế này? Không phải là bánh phở gạo như ở tiệm, mà là khoai lang luộc xắt thành lát mỏng. Còn giá, ba thay bằng rau muống luộc. Cũng chẳng có thịt bò hay thịt heo mà chỉ là mấy miếng đậu phụ chiên thái chỉ… Có bất ngờ, thất vọng chút xíu, nhưng vì bụng ai cũng đang réo ùng ục, với lại mùi nước phở (ba nói là dùng hành củ và gừng nướng chế biến) thơm quá nên vèo một cái, tô đứa nào cũng cạn trơ đáy.
Video đang HOT
Ba nhìn mấy đứa con xì xụp gắp, múc, húp… “phở” bằng đôi mắt chan chứa yêu thương: “Sao! Phở của ba ngon không?”. Mấy đứa con đồng thanh: “Ngon lắm! Ngon lắm ạ!”.
Quả thật, đến tận bây giờ, có dịp ngồi với nhau để nhắc lại, chúng tôi vẫn thấy món phở của ba ngày ấy ngon tuyệt, bởi trong đó chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu của ba!
Đi từ hàng quán đến từng bàn ăn của mỗi nhà, phở ngày càng khẳng định vị trí của nền ẩm thực Việt Nam
Phở vốn là một món ăn đã quá đỗi quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Phở Hà Nội, phở Sài Gòn, phở Nam Định... hay dù không phải là một cái tên nổi tiếng nào đó gắn liền với phở, thì dù đến bất kì tỉnh thành nào cũng sẽ có hàng bán phở.
Chẳng rõ phở đã có từ bao giờ, do ai sáng tạo ra, thế nhưng món ăn này đã gắn bó với người Việt suốt một hành trình dài, để giờ đây khi nhắc đến cái tên "phở", người ta sẽ nghĩ ngay đến một sự truyền thống và mang trong đó rất nhiều ý nghĩa đối với nền ẩm thực Việt.
Phở - Niềm tự hào của người Việt, món ăn cần phải thử trong to-do list của bạn bè quốc tế
Nhiều năm trước, khi một người bạn nước ngoài đến Việt Nam chơi, nó bảo tôi dẫn đi ăn món gì thật "best" ở Hà Nội. Chẳng hiểu sao tôi lại nghĩ đến phở đầu tiên. Thế là chẳng chần chờ, tôi dẫn bạn vào một quán phở nổi tiếng trên phố cổ, cũng không ngại cho nó ngồi ở những bộ bàn ghế có phần cũ kỹ, không sang xịn như trong nhà hàng. Bởi điều quan trọng là sau đó, tất cả những ký ức của bạn tôi về quán ăn đó, và về Hà Nội chính là một bát phở thật "best" theo những gì nó mong muốn cùng vài ba câu chuyện mà tôi đã đọc được trên một cuốn sách nào đó về món ăn này. Để rồi tới khi về nước, anh bạn của tôi đã mang luôn theo niềm yêu thích với món phở, suốt ngày khoe ăn phở chỗ này chỗ kia, rồi khoe ăn cả phở ăn liền nữa.
Những năm đầu thế kỷ XX, phở được bán dưới hình thức những quán ăn rất nhỏ. Ở Sài Gòn, hàng phở chỉ có một cái bàn, nồi nước dùng và dụng cụ xếp đầy xung quanh. Chủ làm phở trên chiếc bàn đó và khách cũng ăn ngay tại chỗ. Rồi người ta bắt đầu mở những quán phở lớn hơn, sang trọng hơn, và đến nay thì phở còn được phục vụ trong cả nhà hàng 5 sao không thua kém gì những món ăn nổi tiếng khác trên thế giới.
Điều khiến món phở thu hút bất kì người nào, có lẽ chính là bởi hương vị đặc biệt từ chính những nguyên liệu làm nên nó. Sợi phở là thứ sợi khác biệt với tất cả những loại được gọi là "noodles", nên sau này người nước ngoài cũng đã gọi bằng cái tên "Pho" chứ không phải bất kì một loại "noodles" nào đó. Thứ "topping" quan trọng nhất chỉ có thịt chứ chẳng phải đầy đủ móng giò, bò viên, huyết... nhưng vẫn đủ khiến bát phở trở nên thật ấn tượng. Và thành phần khiến người ta bị mê mẩn nhất trong món phở có lẽ chính là nước dùng. Thứ nước được ninh nấu cầu kỳ với những loại thảo mộc và gia vị đặc trưng, tạo nên hương vị đặc biệt mà không phải ai cũng có thể làm được. Cũng bởi thế mà phở của mỗi hàng lại có một nét riêng, một sự thu hút riêng.
Cứ thế, ngày càng nhiều người yêu thích phở. Có những người thậm chí còn "nghiện" ăn phở. Sáng ăn phở, trưa ăn phở, tối ăn phở, rồi đến bữa đêm người ta cũng bảo nhau đi làm bát phở cho ấm cái bụng.
Không khoa trương nhưng vẫn âm thầm phát triển với nhiều biến tấu tiện lợi, phở ngày càng "chiếm sóng" trong cuộc sống mỗi người
Tôi còn nhớ có lần giữa đêm khuya, cả nhóm bạn đi chơi về muộn, ai cũng đói và muốn tìm ngay một thứ gì đấy để ăn qua loa cho cái bụng bớt léo nhéo. Một đứa bạn bất chợt nảy ra ý tưởng đi ăn phở đêm, dù phải vòng vèo hơi xa nhưng lại quá hợp lý cho một buổi đêm đang se lạnh. Mỗi lần ăn thêm một hàng phở mới, theo một cách mới, tôi lại càng thấy ấn tượng thêm về món ăn này, và càng thấy bị "nghiện" nặng. Cứ thế, tôi trở thành khách quen của mấy hàng phở liền: một hàng gần nhà, đôi ba hàng trên phố cổ, một hàng chuyên bán ăn sáng, hàng lại chỉ mở buổi đêm...
Yêu phở là vậy nên những ngày gần đây, khi phải tạm xa rời món phở thân thuộc như hơi thở cuộc sống, các tín đồ của Phở đã "sục sạo" khắp trong các group review đồ ăn với mong muốn tìm thấy một tô phở ngon đầy đặn như tô phở họ vẫn thường ngày thưởng thức tại quán quen. Và việc họ tìm thấy hương vị phở quen thuộc đó từ một tô phở ăn liền đã làm tôi không khỏi ngạc nhiên. Tô phở mang tên Phở CHIN-SU với thịt bò nguyên miếng này đã được rất nhiều người dùng thử chụp hình lại và review với những mỹ từ thể hiện sự xuýt xoa tới kinh ngạc. "Tô phở ngon nhất trên đời" hay "Pha giải cứu ngoạn mục trong mùa cách li" là cách mà cư dân mạng đang nói về tô phở ăn liền mà chẳng giống chút nào với những tô phở ăn liền trước đây tôi biết, bởi trước khi nó xuất hiện và gây nên một làn sóng tò mò lan tới thích thú, ai mà ngờ phở ăn liền lại có thịt bò nguyên miếng?
Có lẽ kể từ giờ, phở sẽ càng "chiếm sóng" nhiều hơn nữa, bởi nó có thể xuất hiện trong căn bếp của mỗi gia đình vào bất kì thời điểm nào trong ngày, hay thậm chí là món đánh bay cơn "đói lòng" vào những lúc đi chơi xa, công tác nước ngoài, buổi đêm hay làm việc quá bận rộn... Cứ thế, bằng rất nhiều cách, phở đã và đang khẳng định vị trí vô cùng quan trọng với ẩm thực Việt Nam, với người Việt Nam và cả trên thế giới.
Phở Hà Nội nổi tiếng thì ai cũng biết, nhưng chỉ có 6 quán từng được lên báo nước ngoài, khách Tây đến thử đông nghịt Tên tuổi của những quán phở Hà Nội này đã vươn tầm thế giới. Hà Nội đất chật người đông, số quán phở ngon cũng phải lên đến hàng chục, hàng trăm quán. Nhưng nếu nói đến những quán nổi tiếng nhất thì phải là 6 quán phở từng được truyền thông quốc tế ca ngợi, trở thành địa chỉ thu hút nhiều...