Môn ngữ văn chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc, liệu có cân đối?
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo chương trình các môn học mới, trong đó có môn Ngữ văn-một môn học mà theo giáo viên và học sinh cần phải có một “cuộc cách mạng” nhằm chấm dứt tình trạng “ thầy đọc, trò chép” như hiện nay.
Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ tăng quyền chủ động lựa chọn tác phẩm phù hợp cho giáo viên và học sinh. Ảnh: minh họa.
Dù vẫn còn một vài băn khoăn song nhiều giáo viên cho biết, khá hứng thú với diện mạo của môn học này. Tuy nhiên, vẫn còn băn khoăn khi xuyên suốt cả chương trình ngữ văn chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc.
Nhận xét về chương trình môn Ngữ văn mới, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Marie Curie Hà Nội cho biết: Rất hào hứng khi đọc chương trình Ngữ văn mới, bởi vì chương trình đã thiết kế mở cho giáo viên và học sinh được quyền chủ động lựa chọn tác phẩm dạy học.
6 tác phẩm bắt buộc học trong chương trình THPT gồm Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn Độc lập đều là nền tảng cốt lõi của nền văn học dân tộc nên bắt buộc học sinh phải được học.
Ngoài 6 tác phẩm bắt buộc, cốt lõi này, giáo viên mỗi nơi có thể lựa chọn những tác phẩm khác nhau trong danh sách thống kê ở phụ lục SGK để giới thiệu, dạy học cho học sinh. “Việc thiết kế môn học thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong thi cử và đánh giá. Đó cũng là điều mà giáo viên dạy văn luôn kỳ vọng”-cô Lê .
Thầy giáo Trịnh Quỳnh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cũng cho rằng: Chương trình môn học Ngữ văn mới có tính mở cao. Bên cạnh các văn bản bắt buộc, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung văn bản phù hợp với trình độ học sinh, theo vùng miền chuẩn năng lực cơ bản mà chương trình đề ra. Chương trình cũng có sự chuyển biến tích cực từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
Video đang HOT
Việc kiểm tra đánh giá cũng có những thay đổi, thay vì kiểm tra những gì các em đã biết, giáo viên sẽ kiểm tra những gì các em có thể làm, các em có thể vận dụng đọc hiểu các văn bản khác và vận dụng giải quyết các yêu cầu thực tiễn của công việc và cuộc sống.
Tuy vậy, thầy Trịnh Quỳnh cũng đề xuất: Các giai đoạn, các trào lưu, hay các thể loại văn học đặc trưng đều cần có những văn bản bắt buộc và tự chọn để giáo viên có những định hướng rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cần tập huấn kỹ lưỡng cho giáo viên trước khi áp dụng chương trình và thực hiện có lộ trình.
Mặc dù đánh giá cao tính mở và những đột phá đáng ghi nhận trong chương trình Ngữ văn mới, song TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vẫn băn khoăn về 6 tác phẩm bắt buộc. Theo TS Trịnh Thu Tuyết, chương trình Ngữ văn một quốc gia thường phản ánh khá chính xác gương mặt tinh thần, chiều sâu và đẳng cấp văn hoá của quốc gia đó. Tuy nhiên, quan sát 6 tác phẩm bắt buộc trong Dự thảo Ngữ văn mới, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại chưa thật cân đối.
Về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho biết: Riêng 6 văn bản bắt buộc, ngoài các tiêu chí lựa chọn tác phẩm mà dự thảo chương trình đưa ra còn phải đáp ứng được một số yêu cầu, đó là những văn bản- tác phẩm có vị trí và tầm quan trọng bậc nhất về tư tưởng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và giá trị nhân văn.
Điểm chung xuyên suốt các tác phẩm bắt buộc là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tính nhân văn. Đó cũng là những áng văn tiêu biểu cho hình thức các thể loại, mang nhiều giá trị đặc sắc của lịch sử văn học dân tộc; tư tưởng của các tác phẩm này vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và hiện vẫn truyền được cảm hứng cho giới trẻ.
Có thể nói, khó chấp nhận một học sinh tốt nghiệp phổ thông, có bằng tú tài mà lại không có những hiểu biết về 6 tác phẩm ấy. Đây cũng là 6 văn bản luôn có mặt trong SGK ở tất cả các lần đổi mới chương trình Ngữ văn từ trước tới nay.
Ngoài ra, nếu như chương trình chỉ học mỗi 6 tác phẩm này thì đúng đây là một điểm cần băn khoăn. Nhưng với hơn 4.000 giờ Ngữ văn, SGK và giáo viên sẽ phải giới thiệu thêm rất nhiều văn bản, gấp rất nhiều lần 6 tác phẩm này, vì thế sẽ không thiếu những tác phẩm nhằm đáp ứng các nội dung, yêu cầu đa dạng khác.
Theo Cadn.com
Chương trình Ngữ văn mới: Nghe qua đã thấy "rối bời"
Theo Bộ GD-ĐT, môn Ngữ văn chương trình phổ thông mới chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc, gồm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
ảnh minh họa
Trước lo ngại của nhiều người về việc thiếu vắng những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống bình dị, mang tính nhân văn, PGS Đỗ Ngọc Thống (Bộ GD-ĐT) giải thích:
"Tất cả các văn bản còn lại, trong đó có nhiều tác phẩm trước đây từng có trong chương trình-SGK sẽ được đưa vào phụ lục để các tác giả SGK và giáo viên tham khảo hình dung ra về thể loại, đề tài, độ khó, sự phù hợp về tâm lý lứa tuổi...
Từ đó chủ động lựa chọn văn bản cho SGK và việc dạy học để hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc với nhiều ngữ liệu đa dạng khác nhau; từ đọc có hướng dẫn trên lớp đến đọc mở rộng và tự đọc, tự học suốt đời".
Về mặt lý thuyết, nghe rất hấp dẫn. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, GV (giáo viên) dễ bị rối bời trong mớ bòng bong của danh mục các tác phẩm "tự chọn".
Các GV, không phải là các chuyên gia về tâm lý, giáo dục học, ngay cả chuyên môn Ngữ văn cũng không được đào tạo một cách chuyên sâu (như các GS.TS), nên việc giao phó cho đội ngũ này nhiệm vụ lựa chọn tác phẩm để dạy cho HS (học sinh) sao cho phù hợp, là điều không hề đơn giản.
Trong thực tế, mỗi GV sẽ có những quan niệm, nhận thức khác nhau, dẫn đến sự lựa chọn khác nhau. HS sẽ rơi vào thế "may nhờ, rủi chịu".
Cho dù Bộ GD-ĐT khẳng định, quy định học bắt buộc 6 tác phẩm không có nghĩa các tác phẩm khác chỉ đọc thêm, tuy nhiên, sự phân biệt giữa "bắt buộc" và "không bắt buộc" cũng đã hình thành. Sự "đầu tư" của GV và HS vào hai loại tác phẩm kia, đương nhiên sẽ khác nhau.
Đến phần thi cử, rắc rối bắt đầu phát sinh. Trong phạm vi lớp, GV sẽ ra đề vào những tác phẩm đã dạy cho HS. Nhưng đến khi thi khảo sát, thi tốt nghiệp, tuyển sinh... đề thi sẽ rất rắc rối.
Nếu chỉ thi vào 6 tác phẩm bắt buộc, thì đề sẽ quá nghèo nàn, và nảy sinh vấn nạn học tủ. Còn ra đề vào những tác phẩm khác, sẽ dẫn đến tình trạng nhiều HS phải làm bài tập đối với những tác phẩm các em không được học.
Để "chắc ăn", HS có thể phải học tất cả các tác phẩm có trong chương trình (bao gồm cả bắt buộc và tự chọn), thì tình trạng quá tải sẽ hết sức nặng nề.
Một điều nữa, chương trình, lý thuyết có thể rất mới, rất hiện đại, và thay đổi xoành xạch, nhưng đội ngũ GV vẫn là những người cũ, thậm chí rất cũ, trong khi GV đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Không hiểu các nhà làm chương trình sẽ giải bài toán này như thế nào?
Theo Laodong.vn
Dự thảo môn Ngữ văn mới: Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh Đối với dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, bên cạnh những ý kiến ủng hộ, sự lo lắng về công tác chuẩn bị cho việc dạy và học của giáo viên cũng nhận được nhiều quan tâm. Hãy để cho các em học Văn theo cảm nhận riêng của mình. Với khối lượng ngữ liệu...