Món ngon nổi tiếng tại Sơn La
Ngoài những địa điểm du lịch thú vị, Sơn La còn có một nền ẩm thực vô cùng phong phú của những dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
BÊ CHAO MỘC CHÂU
Bê chao Bê chao Bê phải chao trên lửa to để thịt không ngấm mỡ. Lửa to thì dầu phải ngập miếng thịt để tránh “sống trong, chín ngoài. Mùi thơm lựng của thịt, mùi cay nồng của gừng, sả tỏa lan “điếc mũi”. Độ chín của gừng, sả ướp cùng thịt bê cũng là một yếu tố để đánh giá tay nghề đầu bếp. Bê chín, gừng, sả cũng vừa vàng ươm, thơm nức mà không khét, cháy. Bê chao phải ăn nóng. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn. Thi thoảng lại có thêm những lát gừng mỏng, vàng ruộm, không cay xè mà thơm đến ứa nước miếng.
PA PỈNH TỘP
Người Thái gọi món cá nướng là món Pa pỉnh tộp. Đây là món ăn cổ truyền, để chế biến được món cá pỉnh tộp thì bạn phải có đầy đủ gia vị đặc trưng như: mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng…Tiếp đến là chọn cá, cần chọn có chép, trắm hoặc trôi khoảng từ 2 – 4 lạng nhưng thường thì người dân địa phương chọn cá chép nuôi trong ao hoặc cá chép sông là ngon nhất, mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị gập đôi lại, luồn đôi qua vòng miệng. Sau khi đã tẩm ướp gia vị ngấm đều ta cho cá vào híp (đoạn tre tươi vừa đủ để kẹp chặt cá, chẻ đôi hay chẻ ba) nướng trên than củi đã hồng, pa pỉnh tộp phải được nướng đều trên than hồng mới không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên của cá. Cá nướng đã vàng đều lan tỏa mùi thơm từ gia vị mùi cay cay của má khen mùi thơm của cá thưởng thức miếng thịt cá vàng rộm, thơm lừng với cơm xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt của các loại gia vị, cơm xôi mà ăn với pa pỉnh tộp của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá kho của người miền xuôi vậy.
NẬM PỊA
Đây là một món ăn rất lạ, nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”.
Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Có nhiều người mới đầu khi trông thấy bát nậm pịa, ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.
CƠM LAM
Cơm lam ngươi Thái
Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái, Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.
CHÁO MẮC NHUNG
Cháo mắc nhung – một món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.
NỘM DA TRÂU
Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.
Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.
XÔI SẮN
Video đang HOT
Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Sắn bà con đào từ nương về bóc vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi nhỏ trộn lẫn với gạo nếp cho vào chõ đồ lên.
Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, bà con không dùng các loại chõ sành, chõ kim loại vì có nhược điểm thường gây ra “ướt xôi” không ngấm nước. Cái chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Dùng loại chõ gỗ có ưu điểm gỗ hút hơi nước lên, xôi chín dẻo, khô. Khi xôi chín bà con đổ xôi ra mâm, dàn mỏng dùng quạt, quạt cho xôi nguội nhanh. Rồi cho xôi vào các “giỏ” đan bằng mây có nắp đậy, có quai treo lên cột nhà. Đến bữa đem ra dùng hoặc đem đi làm nương ăn rất tiện. Thức ăn chỉ cần là gói muối ớt, hoặc con cá nướng.
XOÀI TRỨNG YÊN CHÂU
Lần đầu tiên nhìn thấy, có thể bạn sẽ lặc đầu chê, xoài gì mà vừa bé vừa xấu. Ấy thế mà ai đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn loại xoài ở các vùng khác. Khi chín xoài có mầu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng. Cái ngọt của xoài Yên Châu cũng hơi khác, ngọt đậm nhưng lại thanh mát cho nên không có cảm giác khé cổ bởi ngọt quá.
Đặc biệt ngon là những quả xoài bản địa được trồng tại Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán,……của vùng đất Yên Châu. Trọng lượng từ 200 – 250g, nhựa quả trắng, trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt nhiều xơ.
RƯỢU CHUỐI YÊN CHÂU
Rượu chuối từ lâu đã nổi tiếng là đặc sản của vùng đất Yên Châu (tỉnh Sơn La) và được bà con nơi đây trưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống. Để có được rượu chuối ngon thì trước tiên phải lựa chon loại chuối phải thật chín, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho thật khô. Rượu ngâm phải dùng loại rượu cốt nguyên chất, cứ 1 kg chuối hột thì ngâm khoảng 2-2,5 lít rượu nguyên chất. Đồ ngâm rượu phải là dùng lọ thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào,chuôi chiếm 1/3 lọ, rượu chiếm 2/3 lọ rồi đậy nắp kỹ, ngâm 100 ngày sau là sử dụng được.
TỎI TÍA PHÙ YÊN
Tỏi cô đơn là một loại tỏi quí được trồng trên đất Phù Yên- Sơn La. Tỏi này có mùi vị và công dụng rất đặc biệt. Ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được nhiều bệnh. Tỏi nổi tiếng nhất được trồng là ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên
CHÈ TÀ XÙA
Chè Shan tuyết Tà Xùa có búp màu trắng, cánh vàng, lá to được bà con lại chăm bón tự nhiên, không sử dụng hóa chất, việc thu hái, sao chế tuân thủ đúng theo kinh nghiệm cha ông để lại nên chè khi uống có vị thơm, ngọt thanh, mát dịu. Màu nước chè từ khi pha tới vài nước sau vẫn giữ được nguyên màu xanh lơ đỏ. Khi uống chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát, sau đó dần chuyển sang ngọt, hương vị chè thơm đặc biệt khác lạ so với các dòng chè khác.
BÁNH DÀY NGƯỜI MÔNG
Nếp mới sau khi được đồ chín thì đượm nồng ngọt ngào vì ngấm cái nắng, cái gió vùng cao. Xôi nếp được đổ vào chiếc cối to làm bằng nửa thân cây gỗ. Công việc giã bánh dầy là khá nặng nhọc, phải do những người đàn ông khoẻ mạnh đảm nhiệm. Theo nhịp chày hạ xuống, xôi nếp trong cối quện quánh, tan vào nhau.
Tiếp đó là công việc của những người phụ nữ. Từng vắt bánh nóng hổi tròn trịa dần dưới bàn tay các mẹ các chị. Năm nào thời tiết khắc nghiệt, mùa màng kém, bánh dầy hơi đen và không dẻo. Năm nào mưa thuận gió hòa, bánh ngon và giã quánh, đỡ vất vả hơn. 6 cặp bánh đầu tiên được gói nhanh, gói đẹp để dâng lên trời đất và vị thần mùa màng của dân bản. 6 cặp bánh gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Những chiếc bánh còn lại xếp vào một hộp gỗ pơ mu đậy kín lại để ăn.
Khi ăn, bà con nướng bánh trên than củi. Bánh dẻo, thơm mùi nếp quện với mùi thơm gỗ, vị ngọt của nếp nương thật quyến rũ.
ỐC ĐÁ SUỐI BÀNG
Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất.
Về đến nhà, những con ốc được rửa sạch và đưa lên bếp luộc. Con ốc khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy dòn dòn, vị ngọt mát lan dần xuống cuống họng. Cái ngon ngọt, mát dòn của ốc đá là thế, không tanh nhưng có vị hăng, thơm của lá rừng. Ăn ốc đá nên nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, vị thơm độc đáo. Và cũng chỉ ăn theo kiểu thưởng thức, không nên vì ngon, lạ mà háo hức “ăn lấy no” như nhiều món khác.
DƯA MÈO
Dưa mèo là giống dưa chuột địa phương quả to do bà con dân tộc người H’Mông thuộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…gây trồng và giữ giống từ lâu đời. Tại Sơn La, loại dưa này do bà con người Mông ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu trồng xen trong các nương ngô, nương lúa vừa để lấy rau ăn, vừa đem bán cho khách du lịch ven quốc lộ hoặc các khách sạn, nhà hàng để tăng thêm nguồn thu. Thường trồng vào đầu mùa mưa, tháng 2-3 để thu hoạch cùng với ngô tháng 6-7, mỗi cây dưa mèo cho 2-3 quả, mỗi sào thường cho sản lượng 200-300 kg.
KHOAI SỌ MÁN
Gọi là Khoai sọ mán bởi nó được người Dao trồng, và cũng chỉ có mảnh đất có người Dao sống loại củ này mới ngon. Khoai sọ mán có nguồn gốc, hình thù, màu sắc không giống các loại khoai khác.Có khi đó là nét làm nên sự đặc sắc. Theo nhiều người thì có mua khoai về trồng cũng không có củ, chỉ người Dao Mộc Châu trồng mới được, và cũng chỉ người Dao một số nơi như: Chiềng Sại, Chiềng Chung… trồng mới năng suất. Chả biết phải thế không mà đi nhiều nơi, nhìn thấy và ăn nhiều loại khoai sọ, chẳng đâu thấy khoai sọ mán giống ở Mộc Châu. Nó không tròn, nhỏ như khoai bon, không có màu tim tím tròn trĩnh như khoai môn. Khoai sọ mán liệt vào loại củ dị dạng được. Nó chẳng có hình thù nào mà gọi tên. Các mầm củ cứ đẻ ra lộn xộn thành những u, những mấu và to dần lên.
viện 6, có món gà rang ăn ngon, không gian được. phải đặt cơm trước, không bán đột xuất. 6,5/10.
Đến Sơn La nhất định phải thử những món ăn này
Ngoài thưởng thức vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, ẩm thực Sơn La mang đến cho thực khách những nhớ thương khó lòng mà quên được. Khi đến Sơn La, bạn nhất định phải thử những món ăn này nhé!
Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất là cá gập nướng. Nói đến cá nướng thì có ở nhiều vùng đất, nhưng pa pỉnh tộp có một đặc trưng riêng mà chỉ có người vùng cao mới chế biến được ra hương vị riêng biệt này. Bởi ngoài các gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng... thì đặc biệt không thể thiếu được mắc khén. Đây là gia vị đặc trưng riêng có của núi rừng Tây Bắc, giúp món cá ăn tăng vị đậm đà mà lại khử được mùi tanh.
Cá trước khi nướng được ướp với rất nhiều gia vị riêng của người vùng cao
Thường người Thái ở Sơn La hay chọn các loại cá như cá chép, trắm hay trôi. Cá không cần quá to mà chỉ cần vài lạng, sau khi làm sạch cá được mổ dọc sống lưng, bỏ mật và cho các loại gia vị nói trên vào. Người ta gập đôi cá rồi dùng que tre kẹp chặt và nướng cá trên than hồng. Khi cá chín toả mùi thơm nức. Ăn miếng cá nướng, cảm nhận cả mùi vị của núi rừng Tây Bắc đang lan toả trong khoang miệng.
Để món Pa pỉnh tộp thơm ngon không thể thiếu hạt mắc kén
Canh mọ
Canh mọ, nghe tên có thể đoán đây là món ngon đặc trưng của người dân tộc vùng cao. Món ăn này thường xuất hiện trong những ngày lễ Tết của người Khơ Mú. Nguyên liệu chính từ các loại thịt chuột, chim, sóc sấy khô băm nhỏ. Để không đơn điệu, thịt được trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp cho vào ống tre rồi nấu như cơm lam.
Canh mọ có nguyên liệu chính từ thịt chuột, chim, sóc
Thịt trâu gác bếp
Món ngon đặc trưng này vốn là đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến thịt trâu gác bếp Sơn La. Thịt trâu được róc thành miếng, tẩm ướp gia vị rồi hun bằng khói của than củi đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, vương vấn trong từng thớ thịt vậy mà chẳng gây khó chịu.
Nộm da trâu
Da trâu vốn là một loại nguyên liệu được dùng để làm trống vì có đặc điểm rất dày, cứng và dai. Ấy thế nhưng, ở mảnh đất Sơn La, thứ da trâu ấy lại trở thành một đặc sản ẩm thực vô cùng lạ miệng và độc đáo - thấu da trâu hay nộm da trâu của người Thái.
Để giảm độ dai, người dân ở đây phải sơ chế da trâu qua những giai đoạn như hơ lửa, ngâm nước lã, lọc và đập da nhiều lần. Người vùng cao không dùng chanh hay dấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị vô cùng khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị.
Món nộm da trâu độc đáo của Sơn La
Cá hồi
Từ nhiều năm qua, cá hồi đã được nuôi tại nhiều địa điểm có nguồn nước lạnh, sạch như Sapa, Lai Châu, Sơn La... để phục vụ nhu cầu thực khách trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Đến Sơn La, du khách sẽ được thưởng thức 6 món được chế biến từ cá hồi: gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá chua, lá ổi; da cá hồi chiên; thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi xông khói rất đặc trưng; lẩu cá hồi và cháo cá hồi. Nếu du khách mua cá tươi mang về, giá khoảng 350.000 đồng/kg.
Đến Sơn La bạn nhất định phải thưởng thức món cá hồi
Nậm pịa
Nếu người Mông ở Yên Bái có món thắng cố thì người Thái ở Sơn La có món nậm pịa. Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim... kèm theo là gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm. Sau đó, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt.
Trong tiếng Thái, "nậm" có nghĩa là canh, "pịa" là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Món nậm pịa tuy rất ngon nhưng không dành cho những ai bị yếu bụng
Có nhiều người mới đầu khi trông thấy bát nậm pịa, ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.
Cháo mắc nhung
Cứ sau mỗi mùa gặt, những quả mắc nhung được gieo trồng ở trên nương bắt đầu chín. Người dân vùng Sơn La bắt đầu hái về rồi rửa sạch, sau đó chế biến thành nhiều món ăn, nổi tiếng trong đó là món cháo mắc nhung.
Quả mắc nhung có màu xanh, cùng họ với cà chua nhưng lại chỉ bé bằng hạt đu đủ chín. Vị xen lẫn giữa đắng pha trộn với ngọt và cay the. Tuy nhiên, để có được một nồi cháo mắc nhung ngon thì cũng phải tốn khá nhiều công đoạn thực hiện.
Để có món cháo mắc nhung chuẩn vị, người Sơn La thường chọn tấm đầu vụ gặt non, nấu cùng sườn lợn hun khói. Khi cháo chín tới, cho quả mắc nhung vào, đập dập thêm củ gừng, ớt nướng và sả. Ở một số nơi, người ta trộn quả mắc nhung với tấm, túm vào lá chuối buộc chặt, vùi trong tro bếp hoặc đồ xôi là đã có ngay một món mắc nhung sền sệt, đắng nhẹ, thơm cay ăn rất lạ miệng.
Món cháo mắc nhung thơm ngon bổ dưỡng
Ngày nay, cháo mắc nhung dần đã trở thành một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người thích món cháo này không chỉ bởi giá trị ẩm thực độc đáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo, cẩn thận của người chế biến. Vào những ngày mùa đông giá rét, người dân Sơn La chỉ cần nấu một nồi cháo mắc nhung, ngồi quây quần bên bếp than đỏ lửa, múc ra từng bát cháo, xì xụp với gia đình, vừa thổi vừa ăn. Chỉ nghĩ thôi cũng chẳng còn cảm giác buốt giá, khắc nghiệt của mùa đông nữa.
Ốc đá Suối Bàng
Ốc đá Suối Bàng chỉ xuất hiện vào tầm tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, cũng chính là mùa mưa của vùng đất này. Người dân kể rằng vào mùa này nếu chăm chỉ bắt thì có khi bắt được cả chục kg ốc mang về.
Ốc ở Suối Bàng chỉ thường có vào mùa mưa, khi tiết trời ẩm ướt. Ốc ở đây chẳng cần lá chanh hay sả, cứ thế luộc suông là đủ giữ vị. Thậm chí, nước chấm cũng không cầu kỳ, rót từ chai, cho thêm vài lát ớt là ổn. Ốc đổ ra, mọi người quây quần ngồi vừa khêu vừa nói chuyện là đủ ấm cho ngày mưa.
Ốc đá Suối Bàng chỉ xuất hiện vào tầm tháng 4 đến tháng 8 hàng năm
Nếu muốn thưởng thức kiểu khác thì luộc ốc chín tới rồi đổ ra khêu, thịt ốc đem nấu với lá nồm, lá chua hoặc măng chua... đều ngon. Cầu kỳ hơn, người ta có thể nạo xoài chua đem trộn với ốc và gia vị: mùi tàu, lá gừng, tía tô, chanh, ớt làm gỏi. Bạn sẽ có một bữa ăn đáng nhớ, một buổi tối thú vị khi ngủ nhà sàn để sáng hôm sau ra về lòng vẫn lâng lâng.
Ăn gì khi đến đất Sơn La? Nếu một lần lên Sơn La mà chưa thưởng thức những món như Pa pỉnh tộp, thịt gác bếp, canh mọ... có lẽ mảnh đất núi rừng này đang muốn níu chân bạn lần hai đấy. Cùng xem những món ngon Sơn La dưới đây để thưởng thức bằng hết nhé. Món ngon Sơn La - Pa pỉnh tộp Ăn gì khi đến...