Món hủ tiếu khiến khách đổ mồ hôi, chảy nước mắt mà miệng vẫn không thể ngừng ăn
Hủ tiếu sa tế khiến thực khách vừa thưởng thức vừa đổ mồ hôi, chảy cả nước mắt vì cay.
Dấu ấn của các món ăn người Hoa ở Chợ Lớn là một trong những nét chấm phá góp phần làm phong phú bản đồ ẩm thực tại TP.HCM. Trong số rất nhiều cái tên phổ biến như mì vịt tiềm, sủi cảo…, thì hủ tiếu sa tế xuất hiện không quá dày đặc nhưng một khi đã thử là sẽ khó lòng quên được hương vị đặc trưng vô cùng độc đáo của món ăn này.
Hủ tiếu sa tế là món ăn độc đáo ở TP.HCM. (Ảnh: eatwithcheesie)
Trước khi gây ấn tượng với hương vị thì nguồn gốc của hủ tiếu sa tế cũng đã gợi ra nhiều sự tò mò với các tín đồ yêu ẩm thực.
Nhiều người cho rằng hủ tiếu sa tế có nguồn gốc từ người Hoa. Một số tài liệu thì ghi chú món ăn này khởi phát từ tiệm ăn của một người Triều Châu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó cũng có lập luận cho rằng đây là sáng tạo ẩm thực kết hợp giữa kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn.
Món ăn mang màu sắc bắt mắt và hương thơm hấp dẫn. (Ảnh: trangiahung159)
Chính xác nguồn gốc của hủ tiếu sa tế thì chưa rõ, nhưng ai cũng biết, muốn thưởng thức hương vị độc đáo chuẩn vị của món ăn này thì phải tìm đến khu vực đông người Hoa sinh sống như quận 5, quận 6 ở TP.HCM.
Những quán hủ tiếu sa tế chuẩn vị thường tập trung ở khu vực đông người Hoa. (Ảnh: nhu.nguyen__)
Ấn tượng đầu tiên mà bất kỳ ai hẳn cũng sẽ bị choáng ngợp với món ăn này đó là màu sắc rực rỡ của lớp nước lèo bốc khói nghi ngút, mang theo hương thơm gây xao xuyến mọi chiếc bao tử vô tình đi ngang.
Cũng dễ hiểu nếu như thực khách bị quyến rũ bởi mùi thơm của nồi nước dùng khi nó hội tụ gần 20 gia vị khác nhau để nấu thành.
Để cho ra nước dùng đậm đà mang hương vị đặc trưng, hủ tiếu sa tế sử dụng gần 20 loại gia vị khác nhau. (Ảnh: imnhunnhun)
Video đang HOT
Tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… hòa chung với nồi nước lèo hầm từ xương bò đậm đà, những muỗng sa tế sánh đặc…, tất cả trải qua nhiều công đoạn nấu, trộn kỳ công mới cho ra được phần nước dùng chuẩn vị rất riêng mà không thể tìm thấy ở món hủ tiếu khác.
Món ăn thường dùng kèm thịt bò, nai, bò viên… (Ảnh: nhu.nguyen__)
Không chỉ đa dạng trong gia vị mà thành phần ăn cùng của món hủ tiếu sa tế cũng vô cùng phong phú, từ bò, lòng bò, lòng heo, bò viên đến thịt nai. Những miếng thịt đầy ắp được xếp trên tô hủ tiếu rực đỏ sắc sa tế, cộng thêm vài lát cà chua, dưa leo băm sợi, khế hoặc giá đỗ, rau quế, ngò gai sẽ khiến tuyến nước bọt của mọi thực khách được dịp hoạt động hết công suất.
Lượng sa tế có thể gia giảm tùy vào mức độ ăn cay của thực khách. (Ảnh: doan.harry.94)
Nước lèo nóng sốt mang theo vị béo thơm, nồng nàn hương gia vị và đặc biệt nhất tất nhiên là vị cay the vô cùng kích thích của sa tế góp phần làm cho những miếng thịt bò, thịt nai mềm ngọt thêm phần hấp dẫn. Một lần thử hủ tiếu sa tế, thực khách chắc chắn không thể quên được cảm giác vừa ăn vừa lau mồ hôi đổ khắp trán, miệng hít hà mãi vì cay mà tay thì không thể ngừng đũa.
10 đặc sản ngon nhất Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế
Thứ cuối cùng trong danh sách không phải là một món ăn. Bạn có đoán ra nó là gì không? Trong khi một số quốc gia có thể nổi tiếng với những món ăn mới mẻ, những kỹ năng nấu nướng hiện đại thì Việt Nam lại được biết đến với những công thức ẩm thực lâu đời.
Dưới đây là những món đặc sản ngon nhất Việt Nam được bình chọn bởi Isabelle Sudron - một cây viết tự do cho chuyên trang du lịch The Culture Trip. Isabelle tới từ xứ sở sương mù và hiện đang sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam.
Isabelle Sudron - cây viết tự do tới từ Anh và đang sống tại Việt Nam.
1. Phở
Không quá bất ngờ, phở đã vinh dự đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách do Isabelle bình chọn. Món ăn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt này đã chinh phục được các thực khách cả nước ngoài lẫn trong nước.
.
Với thành phần khá đơn giản, gồm có sợi phở được làm từ bột gạo, thịt gà (phở gà) hoặc thịt bò (phở bò) cùng nước dùng được hầm từ xương nhưng thứ làm nên vị ngon khó cưỡng của phở chính là cách chế biến đầy tinh tế của đầu bếp với các gia vị đặc biệt và mỗi một vùng miền của Việt Nam lại có hương vị phở riêng của mình
2. Bún chả
Món ăn phổ biến ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam này là sự hòa trộn của những sợi bún trắng tinh cùng vị thịt lợn nướng thơm lừng chấm trong nước dùng được pha từ nước mắm ớt thơm ngon, đậm đà ăn kèm cà rốt, đu đủ thái mỏng để trung hòa vị giác, do đó, thực khách có thể có một bữa ăn no nê, đủ chất mà vẫn không thấy ngán.
Đây cũng là món ăn đã trở nên cực kỳ nổi tiếng vì đã được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama lựa chọn thưởng thức trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2016.
3. Bánh mì
Bánh mỳ kẹp là một ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp rất duyên dáng giữa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Pháp, với các thành phần là bánh mỳ, thịt lợn nướng (hoặc trứng, pa-tê, hoặc thịt gà, thịt bò...) các loại rau sống, tương ớt để tạo nên một món ăn thơm ngon, tiện lợi, được nhiều người lựa chọn.
4. Bánh cuốn
Bánh cuốn - món ăn sáng dân dã của nhiều người Việt có lớp vỏ trắng tinh, vừa mềm, dẻo, lại vừa đủ độ dai, bên trong là hỗn hợp thịt xay cùng mộc nhĩ giòn sừn sựt, thơm mùi hành khô được rắc bên trên. Khi chấm bánh cuốn trong bát nước chấm chua ngọt có vài lát ớt đỏ tươi, bạn sẽ hiểu tại sao món bánh cuốn lại được bạn bè quốc tế dành nhiều tình cảm đến vậy.
5. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn - một món ăn với cách chuẩn bị đơn giản, trình bày đẹp mắt lại tốt cho sức khỏe cũng vinh dự có tên trong danh sách này. Gỏi cuốn có xuất xứ từ miền Nam Việt Nam có các nguyên liệu gồm rau xà lách, húng quế, tía tô, tôm, rau thơm, thịt luộc, trứng... tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Có thể chấm gỏi cuốn với tương hoặc nước mắm chua ngọt.
6. Chè
Những tín đồ thích đồ ngọt chắc chắn sẽ không bỏ qua các món chè của Việt Nam, với vô số các hương vị khác nhau, từ chè đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, chè ngô, chè thập cẩm, chè khoai môn... Đây là một món tráng miệng, món ăn vặt vô cùng ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng.
7. Hủ tiếu
Hủ tiếu là một trong các món ăn ở Việt Nam có nhiều công thức chế biến khác nhau, tùy thuộc vào các vùng miền (thậm chí nó còn có những phiên bản rất khác ở Campuchia và Trung Quốc).
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu (làm từ bột gạo), thịt gia súc, hoặc gia cầm, hoặc hải sản, nước dùng (nấu từ xương heo, rau củ), tất cả tạo nên một hương vị thơm ngon, đặc trưng khó cưỡng.
8. Bánh xèo
Bánh xèo là món ăn đường phố rất phổ biến ở Việt Nam, được nhiều giới trẻ yêu thích. Vỏ bánh làm từ bột mỳ, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, kim chi, khoai tây, hẹ, gấp thành hình bán nguyệt, sau đó được chiên trong dầu cho đến lúc bánh chuyển sang màu vàng ươm. Cái tên "bánh xèo" xuất phát từ tiếng xèo xèo phát ra trong quá trình rán bánh.
9. Mì vịt tiềm
Có lẽ nhiều người sẽ thấy mì vịt tiềm ít phổ biến hơn các món ăn khác của Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là nó ít ngon hơn. Món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc này đã được biến đổi cho phù hợp với người Việt Nam với các thành phần là thịt vịt nướng, mỳ trứng, nước dùng hầm từ xương lợn. Các loại gia vị như vỏ quýt, thảo quả, hoa hồi, la hán... sẽ giúp cho món ăn có hương vị thơm ngon đặc trưng.
10. Bia hơi
Mặc dù không phải là đồ ăn - nhưng bia hơi đã được tác giả Isabelle Sudron cho là xứng đáng nằm trong danh sách các đặc sản phải thử khi đến Việt Nam vì sự nổi tiếng và phổ biến của nó. Bia hơi là bia tươi, thường được đựng trong thùng và được rót bằng vòi và được uống để giải nhiệt trong mùa hè. Các món ăn kèm khi uống bia hơi bao gồm lạc luộc, nem chua... Bia hơi có bán ở nhiều nhà hàng, quán vỉa hè và ở bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, bạn cũng có thể thưởng thức món đồ uống này.
Cách nấu hủ tiếu nam vang ngon dạng nước, khô, chay chuẩn Campuchia Cách nấu hủ tiếu nam vang ngon vốn là công thức nấu ăn xuất phát từ Campuchia, nhưng lại do người Hoa nấu. Theo dòng giao thoa văn hóa, món ăn dần "du nhập" vào miền Tây Việt Nam và trở thành một trong những món ngon nổi tiếng của người miền Nam (do người Cam định cư ở Sài Gòn và truyền...