Môn công nghệ chậm đổi mới
Dù được chú trọng hơn trước đây nhưng việc giảng dạy môn công nghệ và nghề ở bậc phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
Cần thay đổi nhận thức của giáo viên lẫn học sinh trong việc học nghề ở phổ thông - Ảnh: Minh Luân
Học để kiếm điểm khuyến khích
Mặc dù môn công nghệ có 2 tiết/tuần nhưng do không phải là môn chính nên nhà trường và học sinh vẫn chưa chú trọng đầu tư cả về giảng dạy lẫn học tập. Chính vì thế, học sinh học môn này mang tính chất đối phó, học chủ yếu để kiếm điểm khuyến khích tốt nghiệp và tuyển sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, đội ngũ giáo viên công nghệ thiếu. Nhiều trường, đặc biệt ở bậc THPT, phải sử dụng giáo viên các môn khác dạy. Không những thiếu về số lượng, chất lượng giáo viên cũng là vấn đề. Dù dạy công nghệ nhưng phương pháp dạy học của giáo viên chậm đổi mới, chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chưa kể trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy ở môn này còn hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.
Mạnh dạn thay đổi
Một nguyên nhân khác khiến môn học này ít tạo hứng thú cho học sinh vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành giáo dục – đào tạo và lao động – thương binh – xã hội trong việc phân luồng học sinh sau THCS về đào tạo nghề. Nhà nước giao cho ngành lao động – thương binh – xã hội đào tạo nghề còn ngành giáo dục chú trọng dạy các môn văn hóa nên việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ với mục tiêu hướng nghiệp. Dựa vào điểm thi tuyển sinh đại học hằng năm, Cục Công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT thống kê hàng trăm ngàn thí sinh có tổng điểm 3 môn thi dưới 3 điểm. Những thí sinh này chuyển sang học nghề sẽ phù hợp hơn nhưng lại vào ĐH và không trúng tuyển. Trong khi đó, trường nghề lại không tuyển được học sinh.
Trước thực tế này, có thể ghép 2 trung tâm kỹ thuật thực hành – hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên thành trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp – dạy nghề để vừa dạy văn hóa (7 – 8 môn) và dạy nghề cho học sinh. Về lâu dài, nhà nước nên chuyển các trường trung học nghề hiện nay ở các tỉnh thành trường trung học kỹ thuật, các trường TCCN hiện nay dạy văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp. Tốt nghiệp trường này, học sinh có thể lấy 2 bằng (bằng THPT hệ giáo dục thường xuyên và bằng TCCN).
Về chương trình, cần có sự thống nhất, liên thông giữa nội dung chương trình môn công nghệ và nghề phổ thông, có tính tích hợp cao, thiết kế theo từng chủ điểm.
Ngoài ra, phải đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Môn học này cần phải kết hợp nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như: thuyết trình, diễn giảng, thực hành/thí nghiệm, thảo luận/đàm thoại, hướng dẫn đọc tài liệu, tham quan/thực địa, dạy học theo dự án, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm bài tập/dự án nhỏ… Khi kiểm tra đánh giá, ngoài lý thuyết còn có thực hành, cho học sinh thực hiện các dự án nhỏ như dự án nuôi gà, trồng cây, tái chế phế liệu…
Mô hình ở một số nước phát triển
Pháp: Môn kỹ thuật là những kiến thức về công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế gia đình và kinh doanh. Sau THCS, học sinh được chuyển lên trường THPT đại cương và công nghệ hoặc trường THPT nghề. Những học sinh mong muốn tiếp tục học ĐH sẽ học ở các trường THPT đại cương và công nghệ. Những học sinh muốn đi làm ngay sau khi ra trường sẽ học ở các trường THPT nghề. Học sinh lấy chứng chỉ khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ nghề sẽ chỉ học 2 năm tương đương lớp 10, 11; học tiếp 2 năm nữa sẽ lấy bằng tú tài nghề, với trình độ tay nghề sau khi tốt nghiệp có thể kiếm được việc làm.
Mỹ: Việc giảng dạy kỹ thuật và dạy nghề của các bang đều xác định mục tiêu là giúp học sinh có kiến thức tổng quát để tiếp tục học tới ĐH; cung cấp cho học sinh không theo đuổi đến bậc ĐH những kiến thức kỹ thuật, chuyên môn cần thiết để khi ra trường có thể kiếm việc làm dễ dàng. Các trường trung học cũng được phân làm 2 loại: THPT và trung học chuyên môn. Tại trường THPT, các môn học được chia làm 2 loại: môn học bắt buộc (sinh ngữ, kiến thức, xã hội, khoa học, toán học, y tế, thể dục), môn học tự chọn (ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa, nữ công gia chánh, kỹ thuật, thương mại). Tại các trường trung học chuyên môn, học sinh được học một số chuyên ngành như: kỹ thuật, thương mại, canh nông, kinh tế, dịch vụ… Th.S Hồ Sỹ Anh (Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Theo TNO
Triển khai dạy môn kinh doanh: Đụng đâu, thiếu đó
Chưa có chuẩn đào tạo, chưa có chương trình, chưa có cả đội ngũ giáo viên... khiến ý tưởng triển khai dạy kinh doanh trong trường phổ thông đang đứng trước hàng loạt khó khăn.
Lồng ghép hay lập môn riêng?
Theo Vụ Giáo dục Trung học, việc dạy kinh doanh sẽ được dạy từ cấp trung học cơ sở theo hình thức lồng ghép với một số môn như môn công nghệ, giáo dục công dân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp... Ở bậc trung học phổ thông, sẽ hình thành chủ đề tự chọn có tên Nghề kinh doanh với 105 tiết, bắt đầu dạy từ lớp 11.
Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh ý tưởng này.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Đại học Sư phạm Hà Nội, không nên coi giáo dục kinh doanh là môn độc lập vì chương trình giáo dục phổ thông hiện đã quá tải. "Nên tích hợp với các môn hiện có," ông Khôi nói.
Đây cũng là ý kiến của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kim Long, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo ông Long, nội dung cần dạy cho học sinh là rất nhiều, không thể ôm đồm, gây áp lực cho học sinh. Chỉ cần dạy các em những kiến thức cơ bản về vấn đề này như việc quy trình, các vấn đề về đầu tư, lãi suất, hiệu quả kinh doanh... Do đó, có thể tích hợp với các môn học vốn sẵn có trong nhà trường.
Giờ học của học sinh trường Trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Trong khi đó, phó giáo sư, tiến sĩ Đào Thái Lai, thành viên ban soạn thảo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 lại ủng hộ chủ trương của Vụ Giáo dục Trung học.
Theo ông Lai, lên bậc trung học phổ thông, xu hướng ngành nghề rất đa dạng. Vì thế, bên cạnh các môn bắt buộc như văn, toán, ngoại ngữ, nên có nhiều môn tự chọn cho học sinh, trong đó có môn kinh doanh. "Chúng tôi cũng kiến nghị bộ xem xét đưa nội dung này vào chương tình giáo dục phổ thông sau năm 2015," ông Lai cho biết.
Ai sẽ dạy?
Phương pháp dạy chưa rõ ràng, vấn đề giáo viên càng nan giải hơn. "Ai sẽ là người dạy kinh doanh cho học sinh? Giáo viên hay doanh nhân? Nếu là giáo viên thì kiêm nhiệm hay đào tạo riêng?" ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chuyên nghiệp đặt câu hỏi.
Theo chia sẻ của ông Vinh, hệ trung học chuyên nghiệp đã triển khai nội dung này được hai năm nhưng giáo viên vẫn là vấn đề đau đầu nhất.
Thừa nhận vai trò đặc biệt của giáo viên, ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, Vụ sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên hiện có từ các trường.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng không thể có biên chế giáo viên chỉ dạy vài chục tiết, vì thế phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy kiêm nhiệm. Hơn nữa, ngay cả với các môn đã đưa vào trường phổ thông như công nghệ hay hoạt động hướng nghiệp đến nay vẫn chưa có cơ sở sư phạm nào đào tạo riêng biệt.
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng giảng dạy, ông Kiên Sorit, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, một trong những trường đã thực hiện thí điểm việc đưa nội dung kinh doanh vào giảng dạy, cho rằng để giáo viên kiêm nhiệm là rất khó.
Theo ông Sorit, bản thân giáo viên phải yêu thích kinh doanh, có trải nghiệm thực tế thì việc dạy mới hiệu quả. "Thiếu kinh nghiệm thực tế nên khi dạy, giáo viên đôi khi thiếu tự tin và khó thuyết phục được học sinh. Nội dung giảng dạy vì thế cũng khô cứng, lý thuyết, thiếu sinh động," ông Kiên Sorit nói.
Cũng theo vị hiệu trưởng này, một vấn đề khó khăn khác của kiêm nhiệm là chế độ. Mỗi giáo viên đều đã có một môn dạy riêng, khi đi học, kiêm thêm nội dung kinh doanh nhưng chế độ không thay đổi (vì vẫn hưởng lương theo biên chế) nên nhiều khi giáo viên không nhiệt tình.
Nhìn vấn đề một cách tổng thể hơn, ông Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cốt lõi của tất cả những bất đồng quan điểm trên là do vẫn chưa có một chuẩn đầu ra cho học sinh khi dạy môn học này. Mặc dù nội dung kinh doanh đã được thí điểm trên một số trường từ năm 2006 nhưng để triển khai rộng trên toàn quốc lại là vấn đề hoàn toàn khác. "Phải có chuẩn đầu ra, trên cơ sở đó mới xác định dạy cái gì, nội dung ra sao, phương pháp thế nào, giáo viên cần tiêu chuẩn gì. Nhưng tiếc là điều này lại chưa được đặt ra," ông Vinh nói.
Theo Vietnam
Sẽ dạy kinh doanh từ bậc phổ thông Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ triển khai đại trà nội dung tự chọn nghề kinh doanh từ lớp 11, sau 2015 đây sẽ là môn học tự chọn cho học sinh. Từ năm học 2013-2014, học sinh lớp 11 sẽ học kinh doanh. Dự kiến sẽ có 10 chủ đề Ông Đoàn Văn Ninh, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ...