Món canh quen thuộc này ăn thường xuyên giúp hạ đường huyết, cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Những thực phẩm lên men, chẳng hạn như canh kim chi có thể giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Kim chi, thịt lợn vai hoặc thịt bò ba chỉ
2. Tương ớt, tương đậu, đường, hành lá (hoặc hành boa rô)
3. Đậu phụ
Một số loại thực phẩm lên men, chẳng hạn như kim chi, dưa cải muối,… có chứa hợp chất tăng cường sức khỏe gồm men vi sinh, khoáng chất và cả chất chống oxy hóa. Và chúng được xem là thực phẩm hạ đường huyết hiệu quả. Bởi chúng có khả năng cải thiện lượng đường trong máu và độ nhạy insulin.
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị tiểu đường và tiền tiểu đường bổ sung thực phẩm lên men vào chế độ ăn của mình có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose.
Canh kim chi đã quá quen thuộc và dễ nấu. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm nguyên liệu này vào món canh sẽ giúp phát huy hiệu quả ổn định đường huyết cho cơ thể.
Cách nấu canh kim chi rau cải mầm giúp hạ đường huyết
1
Sơ chế
Kim chi cắt nhỏ.
Thịt thái miếng nhỏ vừa ăn. Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ.
2
Nấu canh
Cho kim chi, thịt, một thìa đường cùng một thìa tương đậu vào nồi. Rưới thêm chút nước kim chi vào cho đậm đà.
Thêm nước lọc vừa phải vào nồi và đun sôi trên lửa lớn. Nấu trong khoảng 15- 20 phút.
Thêm đậu phụ và cho nhỏ lửa. Nấu khoảng 5 đến 10 phút.
Thêm hành lá hoặc boa rô cắt nhỏ cùng rau cải mầm và tắt bếp.
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu, rau mầm chứa một dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Các loại rau mầm hầu hết đều có khả năng khử gốc tự do, giải độc. Nếu như mầm rau muống có thể giúp thải độc thì rau mầm cải có chứa sulforaphane – một loại isothiocyanate có đặc tính làm giảm lượng đường trong máu. Nhờ sulforaphane, mầm cải có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như các dấu hiệu oxy hóa.
Khi thêm rau mầm vào canh kim chi, bạn có thể chọn rau mầm bông cải xanh và rau mầm cải xoong. Đây là những lựa chọn hàng đầu có công dụng ngăn ngừa ung thư. Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn của rau mầm cao nhưng khi nấu với thực phẩm lên men như kim chi, tương đậu thì đã được diệt khuẩn sạch sẽ. Không chỉ vậy, sự kết hợp này còn mang đến hiệu quả cao trong việc hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu, rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Cách muối dưa cải (dưa chua) vàng giòn, để lâu không nổi váng
Dưa cải muối chua là món ăn vô cùng quen thuộc và vô cùng phổ biến. Hướng vị đặc trưng khiến cho các món ăn kèm càng trở nên hấp dẫn.
1. Dưa cải muối
Nguyên liệu làm Dưa cải muối
Dưa cải 1 kg Muối 60 gr
Đường 20 gr
Hành tím 5 củ
Hành lá 100 gr
Ớt 5 trái
Giấm 3 muỗng cà phê
Hũ đựng dưa, thau rổ, dao, chén, đũa,...
Cách chế biến Dưa cải muối
1
Sơ chế nguyên liệu
Dưa cải tách từng bẹ, loại bỏ lá xấu, hư, đem phơi nắng 1 ngày cho dưa hơi héo lại.
Sau khi phơi xong đem cải vào rửa thật sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo nước.
Hành tím bóc vỏ rửa sạch. Hành lá rửa sạch cắt khúc khoảng 5 cm.
2
Muối dưa
Hòa tan 60gr muối hạt 20gr đường 3 muỗng cà phê giấm ăn vào 1 lít nước (nước đun sôi để nguội đến khoảng 60 độ C).
Xếp dưa vào hũ, đổ nước ấm đã pha muối đường vào, thêm vào hành tím, hành lá, vài trái ớt tươi.
Dùng que tre lèn lên trên dưa để dưa ngập trong nước hoàn toàn.
Đậy kín nắp, để dưa khoảng 2 - 3 ngày nơi thoáng mát.
Khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là dưa đã chua, có thể lấy ra thưởng thức được rồi.
3
Thành phẩm
Dưa cải muối vàng giòn, chua chua ngọt ngọt ăn kèm với bánh chưng, bánh tét vào dịp Tết thì đúng là trọn vị!
2. Dưa cải muối (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Dưa cải muối (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Cải bẹ 1 kg (khoảng 3 bẹ)
Đường tán 200 g (khoảng 4 cục)
Muối 50 gr
Ớt tươi 10 trái
Hành tím 5 củ
Cách chọn mua cải bẹ tươi ngon
Bạn nên chọn cải bẹ có lá to, xanh, cứng, khi cầm lên cảm giác chắc tay.không nên chọn những lá bị sần sùi hay dập nát, phần ruột bên trong cải có nhiều khoảng trống vì thường là cải đã già.Không nên chọn mua cải đã úa vàng, bị sâu ăn, phần cuống lá có dấu hiệu chảy nhớt.
Cách chế biến Dưa cải muối (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế nguyên liệu
1kg cải bẹ mua về để nguyên cây mang đi phơi nắng khoảng 1 tiếng (đối với nắng gắt) cho héo, khi phơi bạn nên phủ một lớp vải mùng để tránh bụi và côn trùng bay vào. Phơi cải khoảng 20 phút thì trở mặt cải 1 lần để cải được héo đều.
Cải héo thì mang vào rửa sạch với nước, sau đó cắt cải thành từng khúc dài khoảng 2 lóng tay.
Tiếp đến bạn bắt nồi nước lên bếp, nước sôi thì cho cải vào trụng sơ rồi vớt ra để thật ráo nước.
Hành tím lột vỏ rồi cắt đôi (khoảng 5 củ), ớt trái cắt bỏ cuống (khoảng 10 trái) rồi cho tất cả ra dĩa.
2
Nấu nước muối dưa
Bắc nồi lên bếp cho vào 2 lít nước, 50gr muối, 200gr đường tán rồi nấu cho đến khi đường tan, nước sôi thì bạn tắt bếp để nguội.
3
Ngâm cải muối dưa vào hủ
Cho cải đã ráo nước vào hủ thủy tinh sau đó cho hành tím và ớt lên trên rồi đổ nước muối nguội vào hủ sao cho nước muối ngập mặt cải.
Lưu ý: Bạn dùng miếng chặn hoặc que tre đè lên mặt cải để phần cải bên trên ngập trong nước muối nhé!
4
Thành phẩm
Khoảng 3 ngày thì dưa cải sẽ đổi sang màu vàng, thấm vị. Khi ăn sẽ cảm nhận được độ giòn và vị chua chua mặn mặn của cải, hương thơm nhẹ của hành tím. Dùng dưa cải muối làm món ăn kèm sẽ rất bắt vị. Nhanh tay vào bếp thực hiện thôi nào.
Cách muối dưa cải nguyên cây đậm đà, thơm ngon ngay lần đầu tiên Cách muối dưa cải nguyên cây là một phương pháp chế biến thực phẩm siêu thơm ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhiều bà nội trợ đều xắn tay vào làm dưa cải tại nhà khi có thời gian rảnh. Dưa cải muối bảo quản được rất lâu. Chính vì vậy mà đây mà món được nhiều người yêu thích....