Món canh đặc sản từ lá đắng
Canh đắng là món ăn phổ biến và hấp dẫn của đồng bào các dân tộc miền núi và dần được biết đến như một món ăn đặc sản.
Không chỉ những phiên chợ miền núi, chợ miền xuôi bây giờ cũng bày bán lá đắng rất nhiều. Đây là nguyên liệu để nấu món canh đắng mà nhiều người yêu thích. Lá nấu canh đắng là loại lá đắng (còn gọi là lá chân chim) tươi, hoặc lá ngũ gia bì. Nếu không có lá tươi, có thể dùng lá đắng đã phơi khô.
Để có bát canh đắng ngon chuẩn vị, người dân thường nấu cùng với ruột già, ruột non, tiết, tim, gan, dạ dày của trâu, bò. Thanh dịu hơn, có thể nấu với thịt gà, hoặc chim bồ câu già. Ngoài ra, còn có thể nấu với cá, ốc, tôm tép…
Video đang HOT
Tất cả các nguyên liệu trên băm thật nhỏ, chuẩn bị thêm một chút riềng, sả tươi đem trộn đều với mẻ hoặc bỗng rượu, tra mắm tôm, ớt vừa ăn theo khẩu vị, rồi đem ướp chừng 15 phút.
Sau đó, phi hành khô cho thơm, cho các nguyên liệu đã ướp vào xào sơ qua; đổ lượng nước lọc vừa đủ, đun sôi rồi cho lá đắng vào nấu đến khi chín là có thể thưởng thức.
Một số vùng, người dân còn cho vào nồi canh đắng nõn cây chuối hột non đã thái mỏng hoặc ít hạt gạo nếp.
Canh đắng ngon nhất khi ăn nóng. Bát canh với đủ mùi vị: ngọt béo của nội tạng, thịt, cay của ớt, đắng của lá chân chim, chua của mẻ, cùng mùi thơm của sả.
Không chỉ là món khoái khẩu của nhiều người, từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số đã dùng lá đắng như một vị thuốc chữa bệnh đường ruột. Ngày nay canh đắng có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình và được nhiều thực khách lựa chọn.
Về Bạc Liêu ăn bánh củ cải
Trải qua bao thế hệ, bánh củ cải đã trở thành món ăn đặc sản khiến người dân xứ công tử Bạc Liêu có thể tự hào với bạn bè bốn phương.
Tuy nhiên, khi đến Bạc Liêu, du khách cũng không dễ tìm bánh củ cải, bởi món ăn này thường được bán trên những chiếc xe đẩy hoặc gánh hàng rong. Nhiều người vẫn nói vui rằng: "Ăn bánh cũng phải tùy duyên".
Nhiều người nói đến thăm "xứ công tử" mà chưa một lần nếm thử bánh củ cải thì có thể xem như chưa từng biết đến ẩm thực Bạc Liêu. Bánh củ cải nới đây có nguồn gốc từ người Hoa. Ngày xưa loại bánh này thưởng xuất hiện trong những gia đình người Hoa vào mỗi dịp giỗ hoặc đón Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, khi đến Bạc Liêu, du khách cũng không dễ tìm bánh củ cải, bởi món ăn này thường được bán trên những chiếc xe đẩy hoặc gánh hàng rong. Nhiều người vẫn nói vui rằng: "Ăn bánh cũng phải tùy duyên".
Nhìn thoáng qua bánh củ cải giống như há cảo khổng lồ, nhưng mùi vị của nó thì hoàn toàn khác biệt. Vỏ bánh củ cải được làm từ bột mì pha cùng bột củ cải trắng đã được xay nhuyễn. Vỏ bánh được cán mỏng hơn cả bánh ướt, vỏ càng mỏng thì bánh càng ngon và đẹp mắt. Nguyên liệu để làm bánh không phải là sơn hào hải vị gì, chỉ đơn giản là củ cải trắng, củ sắn, tôm khô cùng thịt. Tuy nhiên, quá trình làm bánh lại phức tạp và tốn nhiều công sức.
Người thợ làm bánh thể hiện sự khéo léo của mình khi thái các nguyên liệu như củ sắn, củ cải trắng thành sợi đều tăm tắp. Sợi củ cải trắng và củ sắn càng dài, càng mỏng thì gia vị mới thấm. Ngoài những nguyên liệu trên, người làm bánh phải ngâm tôm khô với nước từ hôm trước để tôm mềm và lọc bớt muối mặn. Tôm khô sau khi ngâm để ráo nước và băm nhuyễn, trộn cùng với thịt ba rọi được thái mỏng rồi mang hỗn hợp này ướp với hành, muối, chút tiêu, dầu mè. Sau đó xào hỗn hợp này trước khi mang trộn với củ cải, củ sắn đã được thái sợi từ trước.
Quá trình nấu bánh củ cải giống như làm bánh cuốn. Ta dùng chảo chống dính, phết một ít dầu ăn mỏng lên mặt chảo rồi đổ bột gạo vào. Nhớ là phải để lửa liu riu và nghiêng chảo liền tay để tráng bánh thật mỏng. Cho nhân bánh vào chính giữa gói bốn cạnh với nhau, đậy kín nắp vài phút để bánh chín. Bánh củ cải Bạc Liêu dùng chung với nước mắm chua ngọt.
Màu trắng trong "xuyên thấu" của vỏ bánh để lộ màu đỏ quyến rũ của nhân bánh, cùng màu xanh của hành khiến cho thực khách không thể rời mắt. Vị ngọt của tôm, vị béo của thịt, mùi hăng đặc trưng của củ cải hòa cùng vị ngọt thanh của của sắn... tạo thành một mùi vị riêng chỉ có ở bánh củ cải xứ công tử Bạc Liêu.
Ngọt, dai bánh hỏi An Nhất Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của xã An Nhất, huyện Long Điền. Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm của người dân địa phương và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai ta càng thấy ngọt, được cuốn với rau sống, thịt xào...