Món bánh làm từ nguyên liệu giá rẻ lại là đặc sản Sơn Tây
Món bánh đơn giản làm từ những nguyên liệu dân dã lại mang đến hương vị lạ miệng, cuốn hút thực khách. Đến thị xã Sơn Tây (Hà Nội), nhiều người bất ngờ khi được người dân địa phương mời một món bánh vừa quen vừa lạ.
Quen vì phần vỏ giống bánh chưng, còn bên trong nhân lại là chuối tây. Món bánh chưng chuối này không chỉ rất quen thuộc với người dân nơi đây mà từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
Được biết, bánh chưng chuối có nguồn gốc từ Thái Lan. Loại bánh này thường được người Thái dùng để cúng dường cho các nhà sư bởi nó là một món ăn chay rất ngon lành. Nguyên liệu cũng rất đơn giản bao gồm gạo nếp, nước cốt dừa và chuối tây. Khi trải qua những công đoạn gói, hấp, sẽ cho thành quả là một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Với những thực khách lần đầu thưởng thức bánh chưng chuối, họ sẽ thấy mùi vị của loại bánh này hết sức lạ miệng và dễ chịu. Vị ngọt thanh của chuối, vị ngậy của nước cốt dừa hòa cùng với gạo nếp khiến ngay sau khi ăn là vị ngọt, bùi đọng lại nơi cuống họng. Người sành ăn thường bảo đó là “hậu vị ngọt” và đó là vị đặc trưng mà bánh trưng chuối mang lại cho mỗi người.
Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh chưng chuối chính là gạo nếp. Muốn làm ra một chiếc bánh chưng chuối thật ngon thì gạo nếp phải mới và chất lượng. Gạo được vo sạch, ngâm kỹ trong nước lã, sau đó đãi hết sạn, để ráo nước rồi trộn đều với nước cốt dừa. Dừa cũng phải chọn quả già thì nước đánh mới sánh, nguyên vị.
Phần nhân của bánh chưng chuối được làm từ chuối tây. Chuối tây được lựa chọn để làm nhân càng chín thì bánh sẽ càng thơm và ngon. Thậm chí, để tạo cho chuối có vị thơm đặc biệt, nhiều người còn lựa chọn chuối từ lúc còn xanh, sau đó dấm hương chờ chín. Đặc biệt khi ăn, chuối sẽ không có vị chua mà ngược lại, nhân bánh sẽ có vị ngọt dịu, thơm thơm. Nhân bánh khi chín cũng có màu đỏ như gấc, tròn xoe như lúm đồng tiền và nằm gọn gàng trong lớp gạo nếp bọc khéo léo phía ngoài.
Lá để dùng gói bánh cũng là lá dong và được gói theo hình khum khum gần giống với chiếc bánh giò. Không luộc bánh như bánh chưng Việt Nam, bánh chưng chuối được hấp cách thủy khoảng từ 3 – 4 giờ để gạo chín. Sau đó, chuối tiết ra mật, vị mật chuối quyện với nước cốt dừa, với hương thơm của nếp… Bánh chín rền, dẻo và vị ngọt bùi, ngậy khiến mọi người ăn một lần có thể nhớ mãi.
Video đang HOT
Bánh chưng chuối bóc ra ăn có vị thơm ngọt, ngầy ngậy nhưng không gây ngấy. Mỗi người có thể ăn liền 3 – 4 cái mà không chán. Món bánh này từ già trẻ gái trai đều rất thích cũng bởi nó dễ ăn và dễ gây thương nhớ, dù chỉ được làm từ những nguyên liệu hết sức giản dị.
Ghé đến thị xã Sơn Tây, bạn dễ dàng có thể tìm mua những chiếc bánh chưng chuối nhỏ nhắn này ở các khu chợ. Vì vậy hãy mua một số để về thưởng thức và làm quà cho người thân, gia đình bạn nhé!
Món cá "nhà nghèo" ăn "mềm như cháo" thành đặc sản giá vài trăm nghìn/kg
Với hương vị lạ miệng, thịt mềm tan như cháo, cá khoai trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên cá khoai là loài thân mềm, dễ ươn nên sau khi đánh bắt thường được tiêu thụ ngay.
Ở Việt Nam, cá khoai xuất hiện nhiều ở vùng biển các tỉnh từ miền Bắc đến hết miền Trung nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là cá khoai Thái Bình và Quảng Bình.
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì cá khoai có thân thon dài, thịt trắng hồng, không vảy trông giống như những củ khoai. Cách gọi này cũng nhằm mục đích giúp người dân phân biệt cá khoai với các loài cá khác.
Trước đây, cá khoai chưa được nhiều người biết đến nên thường chỉ chế biến đơn giản thành món ăn dân dã của bà con vùng biển, thậm chí dùng làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Nhưng ngày nay, cá khoai đã trở thành đặc sản khoái khẩu được thực khách thập phương ưa chuộng, góp mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn hay quán ăn.
Cá khoai là đặc sản nổi tiếng, có nhiều ở vùng biển các tỉnh từ Bắc vào Nam (Ảnh: Gió Đông).
Ở một số địa phương,... cá khoai còn được gọi là cá cháo vì thịt cá có kết cấu khá đặc biệt, khi nấu chín sẽ mềm tan như cháo, rất dễ ăn (Ảnh: Hoàng Thùy).
Từ tháng 9 đến hết tháng 12 âm lịch hàng năm là thời điểm cá khoai vào mùa thu hoạch. Tùy từng nơi mà mùa cá khoai có thể kéo dài tới tháng 2 âm lịch của năm sau. Thời gian này, ngư dân ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định hay Thanh Hóa, Quảng Bình, Vũng Tàu... lại tất bật ra khơi để đánh bắt cá khoai.
Tuy nhiên, cá khoai là loài thân mềm, rất dễ ươn nên sau khi đánh bắt lên, người ta phải mang cá đi tiêu thụ ngay hoặc vận chuyển đến các tỉnh thành lân cận để đảm bảo cá vẫn tươi, giữ được độ thơm ngon, ngọt thịt.
Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như nấu canh tần ô (cải cúc), nấu canh rau cần, nấu canh chua hay đem nấu cháo, nấu lẩu, kho tiêu đều ngon (Ảnh: Huyen Nguyen).
Cá khoai có vị ngọt, tính mát, thịt mềm như cháo nên rất dễ ăn (Ảnh: Cẩm Nhung).
Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng như cháo cá khoai, lẩu cá khoai... nhưng đơn giản và giữ được trọn vẹn hương vị nhất vẫn là món canh cá khoai. Để món ăn đạt chất lượng, người ta phải chọn mua cá tươi rói có mang đỏ, thịt trong suốt, vây ánh hồng tự nhiên và mắt trong suốt, thân còn nhớt, ánh nhũ. Còn cá ươn hoặc ướp đá lâu ngày thường bị vây đen, thịt đục.
Sau khi mua về, người ta đem sơ chế bằng cách cắt đầu, bỏ ruột rồi rửa sạch cá bằng nước muối pha loãng. Dạ dày cá khoai cũng thường được giữ lại vì có độ giòn, vị béo ngậy lạ miệng. Vì thân cá khoai dài nên thường được cắt thành nhiều khúc dài chừng 3-4cm rồi tẩm ướp với các gia vị như mắm, hạt tiêu, gừng, sả, hành tỏi ớt băm nhỏ để tăng độ thơm ngon cho món ăn.
Tùy khẩu vị và sở thích của từng người mà cá khoai được chế biến, nêm nếm gia vị, nguyên liệu khác nhau (Ảnh: Song Anh DC).
Để nấu canh cá khoai, bạn chỉ cần phi thơm hành tỏi với cà chua, cho nước vào nồi đun lên. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, thả cá vào thật nhẹ tay. Vì thịt cá khoai rất mềm nên khi nấu không được khuấy hay đảo nhiều, tránh làm nát cá. Loại cá này cũng chảy nhiều nước nên khi nấu chỉ cần cho lượng nước vừa đủ. Cá chín thì cho thêm hành lá, rau răm hoặc thì là thái nhỏ. Canh cá khoai nấu chua là món ăn dễ chế biến, hương vị ngọt thanh.
Tùy từng địa phương và khẩu vị mỗi người mà cá khoai có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ở Quảng Bình, lẩu cá khoai là món nổi tiếng nhất. Cá cũng được làm sạch, cắt khúc rồi đem nhúng lẩu, ăn kèm rau và các nguyên liệu như những món lẩu thông thường khác.
Năm 2017, lẩu cá khoai Quảng Bình được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong 100 món ăn - đặc sản đặc sắc của Việt Nam (Ảnh: Hoàng Thùy).
Còn ở thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) có đặc sản khô cá khoai nổi tiếng. Người dân địa phương chế biến cá khoai theo phương pháp truyền thống để bảo quản cá được lâu hơn và tạo thành món ăn có hương vị khác biệt. Để làm khô cá khoai, người ta sơ chế cá thật sạch rồi bắt chéo hàm, vắt ngang những cây sào và phơi nắng rồi sử dụng dần.
Khô cá khoai có thể chế biến thành các món nướng, chiên hay rim đều hấp dẫn (Ảnh: DucHoang Nature).
Từ món ăn dân dã của bà con miền biển, cá khoai nay trở thành đặc sản được thực khách ở khắp các tỉnh thành, nhất là Hà Nội yêu thích và tìm mua. Cá khoai thu mua tại biển khá rẻ nhưng khi được vận chuyển vào trong đất liền được bán với giá dao động từ 170.000-320.000 đồng/kg. Riêng những ngày cuối năm hoặc cận Tết, số lượng cá khoai khan hiếm hơn nên giá có thể cao tới 400.000-500.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, cá khoai dễ ươn sau khi đánh bắt nên thường được mang tiêu thụ ngay hoặc chỉ vận chuyển tới các tỉnh gần biển. Bởi vậy, thực khách ở Thủ đô muốn thưởng thức cá khoai không hề đơn giản, nhà giàu có tiền cũng khó mua.
Ghé làng Chuồn xứ Huế nhớ thưởng thức đặc sản mắm rò Nhận lời của người bạn lập nghiệp ở TPHCM xa quê "thèm ăn mắm rò", tôi dành cả ngày Chủ nhật về làng Chuồn. Nơi đây có món mắm rò nổi tiếng khắp nơi và từ Huế dễ dàng di chuyển đến vì chỉ cách 10km. Mắm rò được làm từ cá kình, loài cá đặc trưng ở đầm Chuồn thuộc làng Chuồn,...