Món bánh khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc
Bánh rán là món khoái khẩu được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là món ăn vặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm, có thể dẫn tới ngộ độc.
Là tín đồ của bánh rán đường, bánh mật, chị Lê Thị Dung, Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết mỗi sáng đi làm chị đều qua quán bánh bán ở vỉa hè mua 3 chiếc chỉ với giá 10.000 đồng. Người phụ nữ này còn mua bánh rán cho các con làm quà ăn sáng, chiều. Trẻ thích đồ ngọt nên bánh rán là món các bé yêu thích vì vừa tiện lợi vừa ngon miệng.
Theo bà N.T.H (bán hàng tại khu đô thị Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), mỗi ngày, bà bán kèm thêm khoảng 50 chiếc bánh rán cho khách bao gồm bánh bọc đường, mật, vừng. Tuy nhiên, những chiếc bánh này được sản xuất bánh như thế nào thì bà không biết.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm vê bánh rán bán rong ở vỉa hè Hà Nội. Ảnh: Phương Anh
Mỗi ngày, người đổ mối mang tới giao bánh với giá 2.000 đồng/chiếc, bà H. bán cho khách 3.000 đồng. Bà H. khẳng định đây là mối quen, không có hàng ế từ hôm trước. Một số mối giao bánh buổi sáng, chiều tối lại đi gom bánh ế mang về.
Dù bán bánh rán nhưng bà H. không bao giờ dám ăn vì “cũng không rõ nguồn gốc có đảm bảo hay không”. Ngoài ra, bánh rán còn quá ngọt, nhiều dầu mỡ.
Video đang HOT
Anh Trung, một người bán đồ ăn vặt tại đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, cũng cho biết các món bánh rán, bánh tiêu, bánh dày đều do một người khác bỏ mối. Do đó, anh không rõ các sản phẩm này được sản xuất ở đâu, chưa nói tới vấn đề an toàn thực phẩm của cơ sở làm ra những chiếc bánh đó.
Thực tế cũng cho thấy tại các quán trà đá vỉa hè hay quán cóc bán đồ ăn vặt ven đường, người dân đều dễ dàng mua được những chiếc bánh rán ba không: Không nguồn gốc, không tem mác, không hạn sử dụng.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), bánh rán được làm từ bột gạo, đỗ, đường, mật… Bột gạo thường được ngâm chua để bánh có độ xốp, nở. Gần đây, các cơ sở sản xuất bánh rán dùng bột nở thay thế. Nếu bột nở không đảm bảo có thể gây hại cho cơ thể người ăn.
Ngoài ra, quá trình chiên nướng trên 120 độ C còn khiến các protein phản ứng với đường trong môi trường nhiệt tạo thành acrylamide. Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra. Do acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên FDA đã xếp chất này vào loại có hại cho sức khỏe.
Với công suất làm bánh cung cấp ra thị trường tại các lò bánh rán, ông Thịnh khẳng định khó đảm bảo an toàn thực phẩm. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyên gia này cũng cho biết bản thân không bao giờ ăn bánh rán hay các loại quẩy, nui bán ven đường vì nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên bác sĩ tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), bánh rán thường được các cơ sở sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi loại dầu mỡ đã chuyển hóa sinh ra các chất độc hại gây ra nhiều bệnh tật trong đó có ung thư.
Vì vậy, bác sĩ Hải khuyến cáo người tiêu dùng không dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn chế các thực phẩm chiên rán sẵn. Bởi đa số món ăn chiên sẵn đều sử dụng dầu mỡ kém chất lượng.
Ba bố con đi cấp cứu sau khi ăn loại hạt chứa chất độc có trong thuốc trừ sâu
Ăn hạt cây củ đậu, anh V., 34 tuổi cùng 2 con ở Vĩnh Phúc có biểu hiện ngộ độc như buồn nôn, nôn, chóng mặt, phải vào viện cấp cứu.
Cả ba bố con vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, tối 13/11. Anh V. cho biết chiều cùng ngày, anh ra vườn nhà thấy cây củ đậu có hạt nên hái và luộc ăn trong bữa cơm tối.
Hai con anh ăn thử thấy đắng nên không ăn nữa, riêng anh T. ăn nhiều hơn. Khoảng 15 phút sau khi ăn, anh T. xuất hiện các hiện tượng buồn nôn, nôn, chóng mặt, vợ anh đưa 3 bố con đi viện.
Ba bố con ở Vĩnh Phúc phải nhập viện cấp cứu sau ăn hạt cây củ đậu. Ảnh minh họa: Hoàng Linh
Được cấp cứu kịp thời, sức khỏe của anh T. đã ổn định. Hai con của anh do ăn ít, các dấu hiệu ngộ độc không rõ ràng, hiện các bé đã được chuyển sang khoa Nhi để tiếp tục theo dõi thêm.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết củ đậu là món ăn giải nhiệt rất mát và bổ, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong phần thân, lá, hoa, quả/hạt của cây củ đậu có chứa chất Rotenon - một chất độc thường được dùng làm chế phẩm trong thuốc trừ sâu.
Khi được hấp thu vào cơ thể, Rotenon gây ức chế hô hấp của tế bào, gây tăng sinh lactate nhiễm toan hóa máu, tăng hình thành các gốc oxy hóa tự do và gây chết tế bào. Sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ,...
Ở mức độ nặng hơn, Rotenon gây ức chế thần kinh khiến người bệnh rơi vào hôn mê, co giật, ngừng thở, ngừng tim và dẫn tới tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, Rotenon trong hạt củ đậu có thể diễn tiến nặng rất nhanh, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong vòng 2-5 giờ sau khi ăn phải chất độc.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên hết sức cẩn trọng khi ăn các loại quả, hạt lạ. Khi xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế nhằm kịp thời kiểm soát tình trạng ngộ độc.
Kiên Giang: Hơn 50 học sinh của 2 trường học nhập viện sau bữa ăn trưa Trưa cùng ngày, các em học sinh ăn bữa trưa tại trường, có món mì thịt bằm, súp...; sau đó xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Tối 15-11, bác sĩ Danh Tý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang, cho biết sức khỏe của hơn 50 học sinh Trường tiểu học Trần Văn Ơn và Trường tiểu học Mạc Đĩnh...