Món ăn khoái khẩu mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tránh xa
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ chỉ tình trạng tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ.
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức và có chế độ ăn hợp lý.
Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Cụ thể, trong giai đoạn “gan còn khỏe” thì vẫn ăn chất đạm bình thường là khoảng 50g thịt, 100g cá trong một bữa ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan đã kém thì lượng đạm ăn vào phải giảm đi, giảm ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ suy gan.
Mắc gan nhiễm mỡ cần tránh ăn nội tạng động vật
Video đang HOT
Đặc biệt, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa chất béo no từ mỡ, da, óc, nội tạng (tim, gan, cật) động vật, thức ăn chiên xào nhiều béo, nên ăn ít nhất 2 lần cá béo mỗi tuần (cần nhớ mỡ cá cũng giàu năng lượng, chỉ nên ăn một ít mỗi lần), dùng dầu thực vật để chiên xào (trừ dầu dừa và dầu cọ không nên dùng nhiều và thường xuyên). Mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau củ (khoảng 1 chén mỗi bữa, không tính nước) và 200g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan
Bạn không nên ăn quá nhiều gan lợn, thịt dê... bởi đây là những món không có lợi cho gan.
Gan là cơ quan chủ đạo giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể. Những người bị gan yếu nên tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các biến chứng khó lường.
Trong thực đơn hàng ngày, ngoài những thực phẩm tốt cho gan, có một số loại cấm kỵ cần tránh xa:
Gan lợn
Gan lợn cũng như một số cơ quan nội tạng khác của động vật, chứa nhiều cholesterol, cứ 0,5 kg gan lợn chứa khoảng 200 mg cholesterol. Những người gan yếu khi ăn gan lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, không hề có tác dụng tốt với gan như quan niệm xưa nay.
Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, đồ ăn chế biến từ gan lợn sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Sau khi ăn món này, hàm lượng đồng trong cơ thể tăng lên, tích tụ trong gan và não, gây tổn thương như xơ gan, cổ trướng gan và hôn mê gan...
Thịt dê
Trên thực tế, đối với tất cả các bệnh nhân, không chỉ mắc bệnh gan, đều không được ăn thịt dê. Ăn nhiều thịt dê sẽ làm cho bệnh nặng hơn và chậm quá trình phục hồi vết thương.
Các tế bào gan bị bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, có thể gây ra các triệu chứng nóng gan. Hơn nữa, thịt dê tương đối nhiều mỡ và nóng nên hạn chế ăn nhiều.
Nếu bạn bị bệnh gan và các cơ quan khác có vấn đề, bạn sẽ không thể ăn thịt dê. Khi bạn cố ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ra tổn thương ác tính ở các cơ quan khác.
Tỏi
Tỏi là một thực phẩm có mùi vị cay nồng rất mạnh. Ăn tỏi trong giai đoạn chức năng gan và thận bị tổn thương sẽ tăng sự kích thích đến gan, thận và hệ tiêu hóa, ức chế chức năng tiêu hóa, khiến hiện tượng chán ăn, buồn nôn tồi tệ hơn.
Hơn nữa, tỏi là một loại thực phẩm có thành phần dễ bay hơi. Ăn tỏi trong thời gian bị bệnh gan rất có khả năng gây thiếu máu và cản trở việc điều trị viêm gan.
Đường trắng
Đối với nhiều người, nhất là phụ nữ, thực phẩm yêu thích là đồ có đường như bánh ngọt, bánh tart trứng, kem và các loại thực phẩm ngọt khác.
Khi nạp vào cơ thể lượng đường quá nhiều sẽ không chỉ khiến cơ thể chúng ta béo lên mà còn khiến các tế bào gan tích tụ rất nhiều chất béo. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Hai thói quen gây tổn thương gan nghiêm trọng
Thức khuya
Thời gian tốt nhất để ngủ mỗi đêm là trước 22h. Nếu bạn không ngủ lúc 22h, gan sẽ bị tổn thương. Sau nửa đêm, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và gan cũng vậy, điều đó sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Chúng ta thường thấy nhiều người thức khuya, sắc mặt có màu vàng, đây là tổn thương gan do thói quen này tạo thành. Từ đó, theo thời gian, chức năng giải độc của gan trở nên yếu đi, gây ra các bệnh gan khác.
Tức giận
Thường xuyên tức giận sẽ gây ứ máu trong gan, gây hại cho gan. Khi gặp chuyện không vui, bạn nên học cách giải quyết thông qua các cách khác, giúp cho tâm trạng tốt hơn.
Dùng nhiều đường fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ Ngũ cốc thêm đường, nước ngọt và bánh ngọt là những thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi và ngon miệng vì chúng được làm ngọt bằng sirô bắp có hàm lượng đường fructose cao. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây rò rỉ ruột và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không...