Món ăn dễ tìm giúp chống lại bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu đã cho thấy, ăn hành tím có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Trong hành tím có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B6, vitamin BC, chromium, canxi chất xơ,… tốt cho sức khỏe.
Ăn hành tím có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ảnh: NV
Thường xuyên ăn hành tím có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Environmental Health Insights cho thấy, ăn hành tím tươi sẽ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy hợp chất quercetin có trong hành tím có thể tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy và gan, điều này có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể, theo Eatthis .
Bên cạnh đó, ăn hành tím còn giúp giảm cholesterol. Hợp chất quercetin trong hành tím còn có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.
Bạn nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng cao. Chúng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, mangan, vitamin C và B6
Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Chúng là những nguyên liệu đa năng mà chúng thậm chí còn là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả chuối tươi cỡ vừa, nặng 118 gam chứa 105 calo, 27 gam carbs, 3 gam chất xơ, 0,3 gam chất béo và một gam protein.
Mặc dù chuối chứa chất béo và protein, nhưng khẩu phần của chúng không đủ so với lượng khuyến nghị hàng ngày của những chất dinh dưỡng thiết yếu này.
Chuối ít chất đạm và chất béo
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu chịu trách nhiệm cho chức năng miễn dịch thích hợp, sức khỏe của xương, xây dựng cơ và sửa chữa mô, theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Mặt khác, chất béo cung cấp cho cơ thể năng lượng và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Thêm vào đó, nó tăng cường sản xuất hormone và sức khỏe não bộ.
Chuối chỉ nên được ăn như một bữa ăn nhẹ và không được coi như một bữa ăn hoàn chỉnh vì chúng thiếu đủ lượng chất béo và protein để cơ thể hoạt động bình thường. Tốt nhất nên ghép chúng với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như quả óc chó, bơ đậu phộng và trứng luộc.
Các bữa ăn có cả trái cây và các nguồn chất béo và protein lành mạnh được coi là những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Bạn cũng có thể tiêu thụ nhiều hơn một quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế lượng tiêu thụ hàng ngày vì tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.
Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Chuối có hàm lượng calo thấp đáng kể nhưng tiêu thụ nhiều hơn lượng khuyến nghị hàng ngày dẫn có thể đến tăng cân.
Theo Science Direct, hàm lượng tinh bột của chuối xanh chưa chín chuyển hóa thành đường khi quả chín. Do đó, calo bạn ăn từ chuối chín có nguồn gốc từ đường. Tiêu thụ quá mức khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.
Những người mắc các bệnh về đường như tiền tiểu đường và tiểu đường không nên ăn chuối chín quá mức. Những tình trạng này đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh lượng đường trong máu để tránh bệnh phát triển thành các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, bệnh tim và thậm chí tử vong.
Lượng chuối được khuyến nghị hàng ngày là 1-3 quả chuối cỡ vừa mỗi ngày. Đây được coi là một lượng vừa phải đối với hầu hết những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể ăn bao nhiêu chuối tùy thích miễn là bạn không tiêu thụ quá nhiều calo.
Chớ xem nhẹ bệnh gan nhiễm mỡ vì có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng thường thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến các bệnh về gan nghiêm trọng và thường gây tử vong, kể cả ung thư. - ẢNH: SHUTTERSTOCK Đây là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng vì nó có thể dẫn đến các bệnh về...