Món ăn, bài thuốc từ củ dong riềng đỏ
Củ dong riềng đỏ không chỉ là một loài thực vật có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là nguồn dược liệu quý trong Y học cổ truyền.
Các món ăn, bài thuốc phổ biến từ củ dong riềng đỏ giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, tiêu hóa…
Cây dong riềng đỏ ( Canna edulis) với củ giàu tinh bột được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.
Ngoài ra, nó còn được áp dụng trong các bài thuốc truyền thống để chữa trị nhiều loại bệnh. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn và bài thuốc phổ biến từ củ dong riềng đỏ, cùng với những tác dụng của chúng đối với sức khỏe.
Củ dong riềng đỏ chứa hàm lượng tinh bột cao, lên đến 70 – 80%, khiến nó trở thành nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn. Các món ăn từ dong riềng không chỉ bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Cây dong riềng đỏ cho thực phẩm bổ dưỡng và vị thuốc quý.
1. Các món ăn từ củ dong riềng đỏ
1.1. Bánh dong riềng đỏ
Bánh dong riềng là một món ăn truyền thống phổ biến ở nhiều nước châu Á. Bánh này không chỉ giàu năng lượng mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ lượng tinh bột kháng cao trong củ. Tinh bột kháng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột, từ đó giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột như viêm đại tràng và táo bón.
Bánh từ củ dong riềng đỏ còn giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng, thích hợp cho người lao động hoặc người cần phục hồi sức khỏe.
- Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu: Củ dong riềng đỏ, bột nếp hoặc bột gạo, đường, dừa nạo.
Gọt vỏ củ dong riềng, rửa sạch và luộc chín trong khoảng 20 – 30 phút.
Sau khi luộc, nghiền củ dong riềng thành bột nhão.
Trộn bột dong riềng với bột nếp hoặc bột gạo, thêm đường và dừa nạo vào, nhào đều. Nặn hỗn hợp thành từng viên nhỏ.
Hấp bánh trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi chín.
Củ dong riềng đỏ nẫu với cà rốt, hành tây làm súp hỗ trợ điều trị bệnh.
Video đang HOT
1.2. Súp dong riềng đỏ
Súp từ củ dong riềng đỏ là một món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng hoặc hỗ trợ phục hồi sau bệnh. Nhờ tính kháng viêm và khả năng làm dịu hệ tiêu hóa, súp dong riềng giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình lành vết thương trong niêm mạc dạ dày, rất thích hợp cho những người có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa kém.
Cách làm:
Chuẩn bị nguyên liệu: Củ dong riềng đỏ, cà rốt, hành tây. Nước dùng (nước hầm xương), gia vị (muối, hạt nêm).
Gọt vỏ và luộc củ dong riềng cho đến khi mềm, sau đó xay nhuyễn.
Cho cà rốt và hành tây vào nước dùng, nấu chín mềm.
Cho củ dong riềng đã xay nhuyễn vào nồi súp, khuấy đều, nêm gia vị. Nấu thêm 5 – 10 phút và tắt bếp.
Hoa hòe kết hợp với dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
2. Bài thuốc từ cây dong riềng đỏ
Trong Y học cổ truyền, củ dong riềng đỏ được coi là một loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh mạnh mẽ, đặc biệt trong điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa và đái tháo đường. Các bài thuốc từ cây dong riềng đỏ không chỉ an toàn mà còn dễ thực hiện tại nhà.
Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày
Theo Y học cổ truyền, củ dong riềng đỏ có khả năng làm dịu dạ dày, giảm viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.
Công thức như sau:
- Cách 1: Nghiền nhỏ củ dong riềng đã được sấy khô thành bột. Mỗi ngày uống một muỗng bột dong riềng khoảng 20g pha với nước ấm hoặc với 1 thìa mật ong, uống trước bữa ăn.
- Cách 2: Lấy khoảng 20 – 30g củ dong riềng đỏ tươi. Rửa sạch củ, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Hãm với nước sôi như pha trà, uống thay nước hàng ngày.
- Cách 3: Lấy 1 củ dong riềng đỏ tươi rửa sạch, giã nát hoặc ép lấy nước. Pha thêm vào một chút muối và uống từ từ. Giúp giảm các triệu chứng ợ chua, đầy hơi và khó tiêu do viêm dạ dày.
Bài thuốc 2: Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và tốt cho bệnh tim mạch
- Công thức: 20g củ dong riềng đỏ tươi hoặc khô đều được, 10g hoa hòe. Đem các nguyên liệu rửa sạch, đun với 1 lít nước. Uống mỗi ngày, có thể chia làm 2 – 3 lần.
- Công dụng: Hoa hòe chứa rutin giúp làm bền thành mạch, kết hợp với dong riềng đỏ có tác dụng giãn mạch, giảm áp lực máu, tốt cho người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Bài thuốc 3: Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2
- Công thức: 20g củ dong riềng đỏ khô, 10g dây thìa canh khô.Đem các nguyên liệu rửa sạch, đun với 1 lít nước.Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Công dụng: Dây thìa canh đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng giảm đường huyết, kết hợp với dong riềng đỏ sẽ tăng cường hiệu quả kiểm soát bệnh đái tháo đường, đồng thời hỗ trợ điều hòa huyết áp và mỡ máu.
Cây dong riềng đỏ không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến mà còn là một nguồn dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Từ các món ăn bổ dưỡng như bánh, súp đến các bài thuốc chữa bệnh như loét dạ dày, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường, dong riềng đỏ đã chứng minh được giá trị của nó trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe.
Với những lợi ích về dinh dưỡng và dược liệu này, cây dong riềng đỏ đáng được sử dụng và phát huy nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.
Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
Ăn táo mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ về các vấn đề sức khỏe như đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
(Ảnh: iStock)
Táo là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất trên thế giới nhờ vị ngon và quan trọng hơn là mang lại những lợi ích sức khỏe đã được các nhà khoa học chứng minh.
Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng và đa dụng. Bạn có thể ăn táo tươi nguyên quả, chế biến chúng thành các món tráng miệng hoặc thêm chúng vào các món ăn mặn để có vị ngọt tự nhiên.
Nhà dinh dưỡng người Anh Eli Brecher cho biết: "Táo là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C cùng với đồng, vitamin K và vitamin E."
Một quả táo cỡ trung bình (200g) cung cấp 104 calo, 28g carb, 5g chất xơ, vitamin C (10% nhu cầu hằng ngày), đồng (6%), kali (5%), vitamin K (4%).
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Sau đây là 4 lý do thuyết phục bạn nên bổ sung táo trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Táo rất giàu chất xơ. Một quả táo cỡ trung bình chứa 5g chất xơ, tương đương khoảng 18% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ và 12% nhu cầu hàng ngày của nam giới.
Chất xơ không chỉ giúp bạn no lâu hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tiêu hóa, điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Ăn táo cả vỏ mới nhận được trọn vẹn lợi ích sức khỏe của loại trái cây này. (Ảnh: iStock)
Một số chất xơ trong táo có nguồn gốc từ chất xơ hòa tan được gọi là pectin. Chất này sẽ làm giảm cholesterol máu và kiểm soát mức đường huyết.
Pectin cũng hoạt động như một chất prebiotic, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa nói chung.
Để tận dụng đầy đủ lợi ích của chất xơ từ táo, bạn cần ăn cả vỏ táo bởi việc gọt vỏ có thể làm giảm hàm lượng chất xơ tới 50%. Do đó, bạn cần lựa chọn táo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để có thể ăn được cả vỏ táo.
Giàu chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật
Táo rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin, một loại flavonoid giúp chống viêm và bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Các đặc tính bảo vệ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh Alzheimer và hen suyễn.
Quercetin cũng được nghiên cứu rộng rãi về các đặc tính chống ung thư. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn một hoặc nhiều táo mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở đại trực tràng, phổi, tuyến tiền liệt, vú, cổ tử cung và ruột kết.
Thúc đẩy sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Ăn táo đều đặn mỗi ngày cũng có thể làm giảm cholesterol xấu, duy trì cholesterol ở mức có lợi cho cơ thể, từ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y sinh American Journal of Clinical Nutrition năm 2020 đã chứng minh ăn táo mỗi ngày có thể làm giảm mạnh mức cholesterol.
Ăn táo mỗi ngày có thể làm ngăn ngừa đột quỵ. (Ảnh: iStock)
Các nhà nghiên cứu từ Anh và Italy đã yêu cầu 40 người tham gia ăn 2 quả táo mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả cho thấy mức cholesterol của họ giảm mạnh, mạch máu của họ cũng khỏe mạnh hơn.
Riêng đối với huyết áp, 3 nghiên cứu lớn thực hiện trong 8 năm đã phát hiện ra rằng ăn ít nhất 4 quả táo mỗi tuần có thể giảm 9% nguy cơ tăng huyết áp.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Táo chứa đường, nhưng phần lớn lượng đường trong táo là fructose. Fructose có trong trái cây có ít tác động đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ trong táo có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. Điều này có nghĩa là đường đi vào máu chậm và không gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Đáng chú ý, polyphenol là hợp chất thực vật có trong táo, có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và làm giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một quả táo mỗi ngày giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ngay cả việc chỉ ăn vài quả táo hàng tuần cũng có tác dụng tương tự./.
Điều gì xảy ra với cơ thể sau 1 tuần uống trà xanh kiểu Nhật? Matcha là bột nghiền búp trà xanh pha nước uống đem lại nhiều tác dụng như cải thiện sự tập trung, tốt cho đường ruột. Patricia Varacallo là bác sĩ người Mỹ có kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cô cũng là huấn luyện viên lối sống được cấp chứng nhận, có nhiều nghiên cứu trình bày tại các hội...