Món ăn, bài thuốc quý cho ngày xuân
Vào mùa xuân, ngoài việc lựa chọn các đồ ăn thức uống chúng ta có thể sử dụng một vài món ăn – bài thuốc tốt cho sức khỏe sau đây.
Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải “thuận theo tự nhiên”, mà tự nhiên lại có bốn mùa, cho nên trong mỗi mùa lại có những nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vào mùa xuân, ngoài việc lựa chọn các đồ ăn thức uống chúng ta có thể sử dụng một vài món ăn – bài thuốc tốt cho sức khỏe sau đây.
Cháo hà thủ ô
Hà thủ ô 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 3 quả, đường phèn lượng vừa phải. Đem hà thủ ô cho vào nồi đất sắc kỹ lấy nước rồi bỏ gạo, đại táo và đường phèn vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Dưỡng gan bổ huyết, ích thận, chống lão hóa, thích hợp với các chứng đầu váng tai ù, tóc bạc sớm, thiếu máu, thần kinh suy nhược, rối loạn lipid máu, táo bón… do can thận hư suy gây nên.
Cháo hà thủ ô
Cháo đảng sâm gạo đen
Đảng sâm 15g, bạch phục linh 15g, gừng tươi 5g, gạo nếp cẩm 100g, đường phèn lượng vừa phải. Đảng sâm, phục linh và gừng tươi thái lát; gạo nếp cẩm vo sạch, loại bỏ tạp chất, đường phèn nghiền nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, cho lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa đun trong 2 giờ là được, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng vị, thích hợp với các chứng cơ thể suy nhược, mệt mỏi rã rời, chán ăn, đi lỏng… do tì vị hư nhược gây nên.
Lá tre 50 lá, thạch cao 150g, đường cát 50g, gạo tẻ 250g. Lá tre rửa sạch đem sắc cùng thạch cáo với 3 bát nước, cô lại còn 2 bát để hơi nguội lọc lấy nước, để lắng một lúc, gạn lấy nước trong cho gạo vào nấu cháo. Cháo được cho thêm đường cát vào là có thể ăn được. Công dụng: Thanh trừ nhiệt tích trong cơ thể.
Hoa cúc vừa phải, gạo tẻ 100g. Ngay từ mùa thu trước tiết Sương Giáng, hái hoa cúc về sấy khô hoặc hấp chín rồi phơi khô, cũng có thể hong khô trong bóng râm (phơi âm can), sau đó xay thành bột. Trước tiên bỏ gạo tẻ vào nấu thành cháo, rồi cho khoảng 10 – 15g bột hoa cúc vào, đun sôi lăn tăn là được. Công dụng: Tán phong nhiệt, thanh can hoả, điều hòa huyết áp, thích hợp với những người bị tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đau đầu do can hỏa, hoa mắt, mắt mờ và mắt đỏ do phong nhiệt.
Video đang HOT
Bột gạo nếp 1.000g, bột gạo tẻ 200g, hồng táo 500g, hoàng kỳ 20g, đường cát 500g, nước cốt hoa quế, vừng lượng vừa phải. Trộn lẫn bột gạo nếp với bột gạo tẻ, hấp chín; hồng táo bỏ hạt thái vụn, hoàng kỳ tán bột, đem trộn hai thứ với đường trắng và nước cốt hoa quế làm nhân, gói vào trong bột trộn chín làm thành bánh trôi, lăn vào mẹt vừng cho bám đều bên ngoài, cho nồi đun sôi lên là được. Công dụng: Bổ tì vị, sinh tân dịch, bảo vệ can tạng, tăng cường sức cơ, phòng chống bệnh viêm gan virut, ăn vào dịp tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng).
Cao hạch đào mật ong ngũ vị tử
Hạch đào 50 – 80 hạt, ngũ vị tử 20 – 30g, mật ong lượng vừa phải. Hạch đào bỏ vỏ lấy nhân, trộn lẫn với mật ong và ngũ vị tử đã rửa sạch, giã thành hồ nhuyễn rồi đem hấp chín, đựng vào lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lầm 1 thìa cà phê. Công dụng: Ích khí bổ phế, thích hợp với những người hay có cảm giác khó thở, tự đổ mồ hôi, lúc lạnh lúc nóng, dễ bị cảm cúm.
Hoàng kì 15g, dạ dày lợn 1 cái. Rửa sạch dạ dày, bóp muối rồi rửa thật sạch, bỏ vào nước sôi luộc qua,vớt hết bọt và mỡ nổi, cho thêm một ít rượu gạo vào, đun nhỏ lửa chừng 40 phút; hoàng kỳ rửa sạch, cho 6 bát nước lã vào đun cô còn 3 bát ; đổ nước hoàng kỳ vào nồi canh dạ dày, hầm trong 2 – 3 giờ, sau đó vớt dạ dày ra, thái miếng, ăn dạ dày và uống nước canh. Công dụng: Ôn trung tán hàn, thích hợp với những người bị bệnh lý đường tiêu hóa.
Canh thảo quyết minh, rong biển
Rong biển 20g, thảo quyết minh 10g. Cho hai thứ vào nấu với 2 bát nước, cô lại còn một bát, bỏ bã uống canh. Công dụng: Thanh can sáng mắt, thích hợp với người can hoả đau đầu, cao hưyết áp, bị viêm kết mạc…
Sữa bò 300ml, mạch môn 10g, đường phèn 30g. Mạch môn rửa sạch, sắc kỹ lấy nước rồi đổ sữa bò vào, đun sôi, hòa với đường cát, uống vào buổi sáng. Công dụng: Bổ hư tổn, ích tì vị, sinh tân dịch, nhuận tràng, thích hợp với những người hay có cảm giác buồn nôn, nghẹn, đái tháo đường, táo bón do hư nhược lao tổn gây ra.
Thanh bì (vỏ cam non) 10g, mạch nha tươi 30g. Thanh bì và mạch nha loại bỏ tạp chất, rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 30 phút là được, bỏ bã uống nước. Công dụng: Ích vị sơ can, tiêu thực hoá trệ, thích hợp với những người hay đau chướng hai bên lườn, đầy bụng, biếng ăn… do bệnh gan gây ra.
Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn (Sức khỏe & Đời sống)
Bài thuốc quý chữa bệnh từ dứa dại
Nhiều bộ phận của cây dứa dại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gan, thận.
Dứa dại tên khác là dứa gai, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1-2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
Nhiều bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc
Rễ
Thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g tất cả thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.
Bệnh viện Ba Vì (Hà Tây cũ) đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: Rễ dứa dại 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 - 300ml trẻ em 100 - 150ml. Ngày 2-3 lần. Một đợt điều trị 5 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.
Đọt non
Đọt đứa dại được thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.
Chữa tiểu rắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa kinh phong ở trẻ em
Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.
Có thể thực hiện bài thuốc như sau:
- Có đờm khò khè, thêm chua me và xương sông.
- Nóng sốt nhiều thêm dứa dại và búp mít.
- Co giật, thêm dâm hôi.
- Tiểu ít, táo bón thêm đào nhân.
- Trẻ em đang bị tiêu chảy không được dùng.
Dùng đắp ngoài: đọt non dứa dại, lá đinh hương (lượng bằng nhau), đắp chữa đinh râu rất tốt.
Quả: dùng tươi hoặc phơi khô.
Chữa xơ gan, cổ trướng: quả dứa dại 200g thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày...
Dứa dại chữa xơ gan, viêm gan mãn tính
Để chữa viêm gan mạn tính, lấy quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.
Theo tài liệu nước ngoài, hạt dứa dại 9 hạt, giã nhỏ nhồi vào 1 khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, chữa bệnh đái tháo đường.
Theo DS. Đỗ Huy Bích (Sức khỏe & Đời sống)
Món ăn thuốc bổ dưỡng trong mùa hè Mùa hè thời tiết nóng nực, khả năng tiêu hóa và hứng thú ăn uống của con người thường giảm, lại ra nhiều mồ hôi làm cho năng lượng bị tiêu hao nhiều. Vì vậy việc bồi bổ vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng lại phải đạt được tác dụng thanh nhiệt. Do vậy trong Đông y nhận thấy cần chọn lựa...