Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc
Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1.
Theo Reuters, 56 thành viên trong Quốc hội Moldova gồm 101 ghế đã ủng hộ biện pháp trên trong cuộc bỏ phiếu rạng sáng 13.12, sau lời kêu gọi phê duyệt của Thủ tướng Dorin Recean để đảm bảo vùng ly khai Transnistria của Moldova đảm bảo được nguồn khí đốt cần thiết. Ông Recean nhấn mạnh đó là cuộc bỏ phiếu nhằm chấm dứt “việc tống tiền về khí đốt” từ Moscow.
Thủ tướng Moldova Dorin Recean phát biểu tại kỳ họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) ngày 27.9. ẢNH: REUTERS
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép chính phủ Moldova phản ứng nhanh chóng và hạn chế xuất khẩu năng lượng, theo Reuters.
Moldova nhận khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine, quốc gia đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển với gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31.12.
Ông Recean cáo buộc Nga “muốn để người dân Transnistria không có khí đốt và điện và bắt họ làm con tin”. “Moscow đang làm điều này để làm mất ổn định tình hình ở Moldova”, ông cáo buộc.
Ông Recean nhấn mạnh quốc hội phải phê duyệt tình trạng khẩn cấp để “mùa đông năm nay phải là mùa đông cuối cùng trong lịch sử đất nước khi chúng ta có thể bị tống tiền về năng lượng”.
Điểm xung đột: Nga sẽ phóng thêm Oreshnik; Iran tố ai chủ mưu lật đổ chính quyền Syria?
Chính phủ Moldova cảnh báo trong một tuyên bố rằng việc không cung cấp khí đốt cho Transnistria “sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo… và cũng sẽ tạo ra rủi ro cho sự ổn định của ngành điện Moldova”.
Moldova nhận được khoảng 2 tỉ m 3 khối khí đốt/năm từ Nga. Kể từ năm 2022, Transnistria và chính quyền trung ương đã nhất trí rằng tất cả khí đốt của Nga mà Moldova nhận được sẽ đến Transnistria.
Transnistria là nơi có một nhà máy điện chạy bằng khí đốt của Nga. Đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế Transnistria và cũng cung cấp phần lớn điện cho những khu vực do chính phủ Moldova kiểm soát. Transnistria đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế của riêng mình hôm 10.12.
Ông Recean khẳng định việc Moldova nhận khí đốt tự nhiên từ Nga qua Ukraine là một “vấn đề nhân tạo” vì khí đốt của Nga có thể được di chuyển theo các tuyến đường khác.
Moldova cho hay một tuyến đường thay thế đến Transnistria có thể là vận chuyển khí đốt của Nga qua đường ống TurkStream đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó qua Bulgaria và Romania.
Tuy nhiên, việc cung cấp khí đốt qua tuyến đường thay thế có thể có vấn đề vì Gazprom trong các cuộc đàm phán đã liên kết việc tiếp tục giao hàng qua những tuyến đường như thế với yêu cầu Moldova trả khoản nợ cho việc cung cấp khí đốt trước đây, theo tính toán của Nga là 709 triệu USD, theo Reuters.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với động thái mới của Moldova.
Lý do Moldova tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến Ukraine
Quốc hội Moldova đã thông qua sắc lệnh do Thủ tướng nước này Dorin Recean đề xuất do tình trạng bất ổn của dòng khí đốt Nga vận chuyển qua Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Moldova. Ảnh: TASS
Trong một văn bản được các nhà lập pháp của Đảng Hành động và Đoàn kết vừa mới thông qua có nội dung: "Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Moldova trong thời hạn 60 ngày bắt đầu từ ngày 16/12/2024".
Quốc hội Moldova rạng sáng 13/12 (giờ địa phương) đã bỏ phiếu ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dự kiến nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ bị cắt kể từ ngày 1/1/2025. Có 56 trong tổng số 101 nghị sĩ Quốc hội Moldova đã ủng hộ quyết định này trong cuộc bỏ phiếu ngay sau nửa đêm.
Moldova tiếp nhận khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine - quốc gia đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31/12 tới.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp trên là do nguy cơ hiện hữu của một cuộc khủng hoảng nhân đạo trước khả năng đình chỉ hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine để tới Moldova.
Trong thời gian này, Ủy ban Tình trạng khẩn cấp của chính phủ Moldova được phép ban hành các quy định ràng buộc cả các thể chế nhà nước, các pháp nhân kinh tế và cá nhân liên quan. Phe đối lập từ chối ủng hộ sắc lệnh trên của Thủ tướng Dorin Recean. Quá trình xem xét sắc lệnh bắt đầu vào cuối buổi tối ngày 12/12.
Vào đêm trước đó, Moldova đã tổ chức một cuộc họp của Ủy ban Tình trạng khẩn cấp. Trong đó, ủy ban này nêu rằng cuộc khủng hoảng trên có thể gây ra tình trạng thiếu điện trong mùa đông, bởi vì nhà máy điện Moldavskaya (ở khu vực Transnistria) hoạt động bằng khí đốt của Nga không thể cung cấp điện. Nhà máy điện Moldavskaya là nơi cung cấp cho lưới điện ở cả hai bờ sông Dniester.
Theo Chính phủ Moldova, trữ lượng than ở Transnistria chỉ đủ để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước ở khu vực bờ trái sông Dniester trong vòng từ 30 đến 50 ngày. Trong khu đó khu vực bờ phải sẽ phải nhập khẩu điện thông qua lưới điện của Romania. Cho đến nay, khu vực này chỉ có thể đáp ứng một nửa nhu cầu của Moldova vì phía Romani xuất khẩu một lượng lớn sang Ukraine.
Hôm qua, chính quyền vùng lãnh thổ Transnistria cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Một thảm họa nhân đạo đang rình rập ở bờ trái sông Dniester do người tiêu dùng trong nước và ngành công nghiệp ở Transnistria hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga. Người đứng đầu khu vực Transnistri, ông Vadym Krasnoselsky cho biết đã thúc giục Moldova và Nga đạt được thỏa thuận với Ukraine để duy trì việc "quá cảnh" nguồn khí đốt hiện nay.
Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga Bộ Ngoại giao Moldova đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga liên quan đến việc mở các điểm bỏ phiếu bầu cử tổng thống Nga ở khu vực ly khai Transnistria. Đại sứ quán Nga tại Chisinau, Moldova. Ảnh: Al Jazeera Theo tờ The Guardian, Bộ Ngoại giao Moldova cho biết thông tin trên sau khi triệu tập Đại sứ Nga ngày...