Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh

Theo dõi VGT trên

Câu chuyện về việc sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sau khi tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học gần như luôn thu hút cộng đồng, các bạn sinh viên và cả nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, giải pháp toàn diện nào để giúp sinh viên tự tin với vốn ngoại ngữ, thích ứng được bối cảnh chung hội nhập luôn là câu hỏi với các trường đào tạo.

Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh - Hình 1

Thiếu ngoại ngữ, sinh viên mất đi một lợi thế lớn khi hội nhập thị trường lao động

Không giỏi tiếng Anh, sinh viên đán.h mất cơ hội cạnh tranh

Hàng năm, lượng sinh viên ra trường chật vật tìm kiếm việc làm vì năng lực tiếng Anh yếu vẫn diễn ra. Tiếng Anh kém cũng là nguyên do khiến cho nhiều cử nhân không đáp ứng điều kiện để học lên bậc học cao hơn hay đán.h mất mất cơ hội du học hay “rinh” các suất học bổng giá trị.

Đây cũng là rào cản làm cho nhân sự nước ta, đặc biệt là đội ngũ nhân sự trẻ thiếu tự tin trên tiến trình hội nhập. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), so với các quốc gia ASEAN, trình độ tiếng Anh của Việt Nam hiện đứng sau Singapore, Malaysia, Philippines và Brunei. Đội ngũ nhân sự đến từ các quốc gia trên sẽ chiếm ưu thế nhờ khả năng tiếng Anh tốt và phong cách làm việc quốc tế. Thậm chí ngay tại thị trường Việt Nam, nếu không trang bị cho mình vốn tiếng Anh tốt, nhiều bạn trẻ có khả năng thua trên “sân nhà”.

“Đổ nền” với phương pháp đào tạo tiếng Anh ưu việt

Với sinh viên UEF, chương trình tiếng Anh được xây dựng phù hợp với đa dạng đối tượng.

Từ những sinh viên chưa đạt chuẩn theo học chương trình song ngữ đến những bạn còn chưa tự tin với năng lực tiếng Anh, tất cả sẽ được bổ trợ khóa học “Anh văn dự bị” hoàn toàn miễn phí ngay khi nhập học.

Từ những nền tảng học tiếng Anh cơ bản ở bậc đại học, mỗi sinh viên còn có cơ hội tham gia và trải nghiệm rất nhiều hoạt động khác nhau để rèn khả năng ngoại ngữ như giao lưu, học tập quốc tế, học tập cùng thầy cô nước ngoài,… Những kiến thức, kỹ năng hữu ích này giúp sinh viên tự tin theo suốt 7 học phần tiếng Anh chính khóa và dễ dàng chinh phục các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh từ năm thứ 2 trở đi.

Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh - Hình 2

Sinh viên UEF tự tin biện luận bằng tiếng Anh

Các tiết học tiếng Anh là sự kết hợp giữa mảng kiến thức và bài tập thực hành thú vị, tạo môi trường cho sinh viên chủ động trao đổi, trình bày ý kiến và thảo luận với giảng viên và bạn học đồng hành. Phương pháp học tương tác, gần gũi này giúp giảng viên đứng lớp dễ nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của từng sinh viên và kịp thời định hướng hỗ trợ.

Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh - Hình 3

Hàng loạt các chương trình talkshow, workshop về Tiếng Anh được tổ chức

Môi trường tạo cảm hứng học tập

Việc học ngoại ngữ sẽ hiệu quả hơn với mật độ phù hợp cùng môi trường giàu cảm hứng, đặc biệt với UEF việc này hoàn toàn đúng.

Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh - Hình 4

Video đang HOT

Học kỳ quốc tế với nhiều trải nghiệm thú vị tại Nhật Bản của sinh viên UEF

Được học tập và trải nghiệm thực tế liên tục, sinh viên UEF luôn là nhân tố tích cực trong các chương trình giao lưu học thuật với sinh viên nước ngoài, nổi trội và gặt hái nhiều thành tích trong các cuộc thi mang tầm quốc tế: English Superstar Contest, Nielsen Case Competition,…

Đặc biệt, với khả năng tiếng Anh lưu loát và chuyên môn giỏi, hàng năm sinh viên còn có cơ hội trải nghiệm học kỳ quốc tế tại các trường là đối tác của UEF tại các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Đan Mạch,… Với chương trình hợp tác đào tạo này, các bạn còn có cơ hội nhận được những suất học bổng hấp dẫn hoặc tiếp tục hoàn thiện chương trình đại học và nhận bằng cấp có giá trị quốc tế tại những trường đại học uy tín trên thế giới.

Môi trường song ngữ, chú trọng tiếng Anh rèn nên những sinh viên tự tin, bản lĩnh - Hình 5

Phúc Sang – Gương mặt Quán quân Business Ideas của UEF

Được chuẩn bị vững vàng về mọi mặt, tốt nghiệp, sinh viên trường luôn tự tin, bản lĩnh và hiện đầu quân cho nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn thuộc các lĩnh vực như ngân hàng, thương mại, xuất nhập khẩu,… kể cả việc khởi nghiệp và điều hành công ty do chính mình quản lý.

Cùng Vlog of UEF khám phá môi trường học tiếng Anh ở bậc đại học

Vlog of UEF khai thác góc nhìn thực tế về cuộc sống sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ nguồn năng lượng trẻ, lối sống tích cực và kinh nghiệm học tập ở trường đại học như một lời động viên dành cho các tân sinh viên 2020.

Các tân sinh viên tương lai của UEF hãy khám phá số thứ 3 với chủ đề “Learning English at university is different”lên sóng vào cuối tháng 7 này.

Cùng đón xem và gặt về những trải nghiệm môi trường học tiếng Anh nhé!

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ

Quốc tế hóa từ cơ sở vật chất đến chương trình đào tạo, giảng dạy, nhiều đại học kỳ vọng thế hệ sinh viên ngành ngôn ngữ có thể dẫn đầu xu hướng hội nhập, trở thành công dân toàn cầu.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 1

Lớn lên trong thời đại bùng nổ Internet, khi con người dễ dàng "rút ngắn" khoảng cách giữa các quốc gia bằng smartphone và mạng xã hội, gen Z sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt thế hệ trước. Người trẻ sinh sau năm 1996 cởi mở, có xu hướng rời bỏ khuôn mẫu, thích khám phá bản sắc của các nền văn hóa. Trong khi gen Y mong muốn bước ra thế giới, thì gen Z lại định hướng trở thành "global citizen" - công dân toàn cầu.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 2

Mục tiêu hội nhập của những global citizen không dừng lại ở du lịch check-in, mà hướng đến các trải nghiệm sống và làm việc tại nhiều quốc gia. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, nhóm ngành ngôn ngữ được không ít bạn trẻ lựa chọn. Theo học ngành này, bên cạnh tiếng Anh, gen Z được đầu tư nghiêm túc cho ngôn ngữ thứ 3, trang bị đầy đủ chuyên môn, kỹ năng mềm và trải nghiệm văn hóa. Tất cả đều là hành trang quan trọng để chinh phục giấc mơ công dân toàn cầu.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 3

Quan điểm sống thực tế và lý tính thúc đẩy gen Z đưa ra yêu cầu cao khi chọn đại học cho nhóm ngành ngôn ngữ. Những người trẻ này đề cao môi trường giáo dục có tính tương tác, chương trình giảng dạy sáng tạo, sinh động, thiên về thực hành.

"Vốn yêu thích văn hóa của đất nước mặt trời mọc, tôi dự định theo ngành ngôn ngữ Nhật. Đặc thù của học tiếng Nhật là phải thực hành nhiều mới tiến bộ. Tôi mong muốn được học cùng giáo viên bản xứ, tham gia các hoạt động trao đổi văn hóa Việt - Nhật thường xuyên để tăng cơ hội luyện kỹ năng nghe nói", Thục Nghi (lớp 12, TP.HCM) chia sẻ.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 4

Cũng như Thục Nghi, Đình Tuấn (lớp 12, Cần Thơ) đang chọn trường để theo học ngành ngôn ngữ Hàn. Đình Tuấn cho biết cậu sẽ rất hào hứng nếu được trở thành đội trưởng của một câu lạc bộ về Kpop. "Trải nghiệm ở đại học sẽ khá buồn tẻ nếu thiếu đi các hội nhóm về văn hóa", Tuấn cho hay.

"Tôi muốn mọi người nhìn nhận mặt tích cực của cộng đồng fan Kpop. Thông qua các hoạt động quảng bá nền âm nhạc Hàn Quốc, thành viên của câu lạc bộ sẽ hiểu hơn về văn hóa xứ sở kim chi, nâng cao vốn từ vựng thông qua nghiên cứu tài liệu hay dịch lời bài hát.

Biết đâu một ngày không xa, nhờ kinh nghiệm quản lý câu lạc bộ mà tôi có thể gia nhập một công ty giải trí hay truyền thông lớn tại Hàn Quốc", Đình Tuấn tâm đắc nói về ước mơ của mình.

Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên mà chỉ cần vài cú nhấp chuột có thể mở ra cả kho tàng kiến thức, thì phương pháp học truyền thống với bảng đen, phấn trắng và sách vở khó hấp dẫn được những người trẻ có ước mơ trở thành global citizen. Họ cần ở trường học những chương trình giảng dạy tích hợp công nghệ tân tiến, để có thể tiếp cận ngoại ngữ một cách trực quan, thực tiễn.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 5

Những đặc trưng về thói quen học tập và định hướng tương lai của gen Z đã góp phần lớn trong việc định hình lại phương pháp giáo dục đại học hiệu quả. Nhiều đại học đã đổi mới tư duy, phát triển theo mô hình hội nhập, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo từ các đơn vị đào tạo nổi tiếng thế giới.

Theo đó, các trường chú trọng cải cách chương trình học dựa trên cơ chế quốc tế hóa. Đối với ngành ngôn ngữ, nhiều đại học ra sức chiêu dụng giáo viên bản xứ có thực lực từ nhiều nền văn hóa. Nhờ vậy, trong mỗi tiết học, sinh viên buộc phải sử dụng ngoại ngữ để tương tác với giáo viên, từ đó tăng khả năng phản xạ và luyện kỹ năng nghe nói tự nhiên.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 6

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 7

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 8

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 9

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 10

Các trường cũng tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh như mở câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, chương trình trao đổi sinh viên quốc tế... để người học trải nghiệm thực tế nền văn hóa các nước. Thay vì gò bó bởi lý thuyết nhàm chán, sinh viên được giải tỏa áp lực, tăng cảm hứng từ việc khám phá những điều mới lạ hay kết nối với bạn bè quốc tế.

Tiếp đến, các trường mạnh tay đầu tư vào cơ sở vật chất để tạo không gian học thân thiện với sinh viên ngôn ngữ. Sinh viên có thể thoải mái tổ chức giao lưu, học hỏi tại các thư viện hiện đại hay khuôn viên rộng lớn. Các giáo trình khó nhằn cũng được "mã hóa" bằng hình ảnh, video hay phần mềm ngôn ngữ.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 11

Năm nay, lứa học sinh ra đời năm 2002 sắp bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học. Điều này đồng nghĩa việc chuẩn hóa giáo dục đại học dành cho thế hệ hậu Millennial đã bước qua năm thứ 6. Trên hành trình dài nỗ lực, không ít trường đã dần cán đích với mô hình đào tạo hội nhập gần như hoàn thiện dành cho nhóm ngành ngôn ngữ, điển hình là Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech).

Nhìn lại thành quả đạt được, đại diện Hutech kỳ vọng sinh viên ngành ngôn ngữ được trải nghiệm môi trường học tập tương tự đi du học. Theo học tại trường, sinh viên các ngành Ngôn ngữ Anh, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc có thể khám phá nhiều quốc gia khác nhau qua hình thức "du học tại chỗ".

Ngoại trừ ngôn ngữ Anh được đào tạo theo hướng phát triển kỹ năng nghe nói đọc viết do sinh viên đã nắm được kiến thức căn bản từ những bậc học trước, các ngành khác đều được đào tạo bài bản từ sơ cấp. Chọn ngôn ngữ Nhật, Trung Quốc hay Hàn Quốc, sinh viên sẽ bắt đầu bài học cùng hệ thống chữ cái và phát âm, sau đó mới được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng khác.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 12

Nhờ hợp tác với các trường đại học lớn đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... trường sở hữu đội ngũ giáo viên ngoại quốc dày dặn kinh nghiệm giảng dạy và am hiểu sâu rộng về văn hóa. Đây là lý do sinh viên Hutech luôn được đán.h giá cao về khả năng phát âm và tư duy ngôn ngữ.

Cùng với đội ngũ giáo viên bản ngữ, các phòng học của trường đều được trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu chuẩn công nghệ 4.0 cùng phần mềm học tập hiện đại. Điển hình, sinh viên thuộc ngành ngôn ngữ Hàn Quốc được học nghe-nói thông qua ứng dụng e-learning với chuyên gia từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Còn với ngành ngôn ngữ Anh, sinh viên sẽ được tìm hiểu văn hóa Anh - Mỹ qua ứng dụng Tedtalk hay nâng cao kỹ năng dịch thuật qua ứng dụng SDL Trados.

Trường còn có thư viện rộng đến 1.500 m2 với 50.000 đầu sách, gần 200 tờ báo, tạp chí, giúp sinh viên ngoại ngữ có thể tìm hiểu về về văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới.

Những học sinh như Đình Tuấn chắc chắn sẽ thêm điểm cộng cho Hutech khi chọn trường ứng tuyển, vì trường này vốn nổi tiếng tạo điều kiện để sinh viên tổ chức và phát triển các câu lạc bộ. Sinh viên trường có thể tham gia loạt CLB lớn như Tiếng Anh Hutech, Nhật ngữ Asuka, Ngôn ngữ - văn hóa Trung Quốc, Ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 13

Trong đó, CLB Ngôn ngữ - văn hóa Trung Quốc được biết đến nhiều nhất với lịch trình hoạt động đều đặn cùng nội dung sinh hoạt được đầu tư. Trong hoạt động văn nghệ, giải trí của CLB, các thành viên có thể hóa thân thành nhân vật nổi tiếng lịch sử để thực hành ngôn ngữ với bạn bè và tìm hiểu nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Nhiều sự kiện giao lưu văn hóa Việt - Trung cũng được CLB này tổ chức đều đặn.

Để giúp sinh viên ngoại ngữ thể hiện tài năng, phát huy sự năng động và tự tin của gen Z, trường cũng phát động nhiều cuộc thi và sân chơi bổ ích. Với ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên có thể đăng ký các cuộc thi như Spelling Bee, Thông dịch viên tương lai, Rung chuông vàng tiếng Anh... Các ngành khác thì có một số cuộc thi như Chiến lược chinh phục Kanji trong 30 ngày, Hùng biện tiếng Nhật, Đại hội thi nói tiếng Hàn.

"Học mà chơi, chơi mà học", sinh viên không chỉ được rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, mà còn được trau dồi nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề... Đây đều là những kỹ năng mà các doanh nghiệp lớn, công ty quốc tế yêu cầu ở một ứng viên tiềm năng.

Từ cuộc thi ở quy mô trường, không ít tài năng trẻ của Hutech đã ghi danh mình vào các cuộc thi tầm quốc tế như học bổng Pasona Tech - Bộ Công Thương Nhật Bản; tranh biện tiếng Nhật - Học viện J-Dabate tại ngày hội việc làm Singapore 2019; Quiz on Korea 2019; học bổng trao đổi tại ĐH Myongji - Hàn Quốc...

Từng nhận học bổng trao đổi một năm tại Đại học Myongji, bạn Nguyễn Ngọc Trâm Anh - cựu sinh viên ngành Đông phương học (chuyên ngành Hàn Quốc học), chia sẻ: "Nhờ vốn kiến thức, kinh nghiệm được truyền lại từ thầy cô dưới mái trường Hutech và những trải nghiệm tại xứ sở kim chi, giờ đây tôi được làm trợ lý cho một quản lý người Hàn trong một công ty mỹ phẩm lớn. Đồng thời, tôi vẫn dành thêm thời gian đi dạy tiếng Hàn vào buổi tối, tiếp tục đam mê với ngôn ngữ và văn hóa của nước này".

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 14

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 15

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 16

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 17

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 18

Một trong những điểm nhấn quan trọng của mô hình đại học hội nhập là các chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên với nhiều đơn vị đào tạo trên toàn thế giới. Hàng năm, sinh viên ngôn ngữ của Hutech được gặp gỡ và kết nối với bạn bè khắp năm châu thông qua hoạt động giao lưu quốc tế phong phú.

Nhiều sinh viên ví trường là một thế giới thu nhỏ. Đến đây, họ có thể "du lịch" đến nhiều quốc gia để trải nghiệm các giá trị văn hóa lâu đời như nghệ thuật xếp giấy Origami, cắm hoa, trang trí mặt nạ Hahoe, thưởng thức trà đạo...

Ngoài ra, trường cũng thường xuyên tổ chức tuần lễ nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với sinh viên các đại học nổi tiếng như Hosei, Ritsumeikan Asia Pacific, Kobe,... (Ngôn ngữ Nhật); Nam Seoul, Wonkwang, ĐH Myongji... (Ngôn ngữ Hàn); Avans - Hà Lan, Pittsburgh, Lincoln - Mỹ... (Ngôn ngữ Anh).

Đặt mục tiêu sinh viên ra trường có thể hội nhập nhanh chóng với thị trường lao động quốc tế, Hutech đang trong quá trình tăng tốc hoàn thiện mô hình đại học hội nhập. Trường không ngừng nỗ lực nghiên cứu, chuyển giao, quốc tế hóa từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến phương pháp đào tạo, quản lý.

"Chúng tôi luôn hướng đến phương châm giáo dục mới, nơi mà sinh viên không chỉ học trên sách vở, mà còn được tham gia các hoạt động thực tế, đáp ứng tốt yêu cầu từ các doanh nghiệp quốc tế. Ví dụ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, các công ty không đặt nặng vấn đề bằng cấp, họ thường để ý đến việc sinh viên làm những gì khi còn trên ghế nhà trường. Những ứng viên có hồ sơ hoạt động xã hội và tham gia ngoại khóa thường được đán.h giá cao hơn", Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh - Phó hiệu trưởng ĐH Hutech nhấn mạnh.

Đại học hội nhập và giấc mơ công dân toàn cầu của sinh viên ngôn ngữ - Hình 19

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
Diệp Kha bị khui học săn đại gia, lừa tình Huỳnh Hiểu Minh, Angelababy giật dây?
17:20:42 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"

Netizen

23:13:58 30/09/2024
Liên quan đến vụ việc cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiề.n để mua laptop đang gây xôn xao dư luận

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.