Mỗi trường một bộ sách giáo khoa, học sinh khó theo học trên truyền hình
Việc dạy học trên truyền hình quốc gia, học sinh nhiều địa phương cũng khó theo học được vì mỗi trường, mỗi địa phương lại có một bộ sách khác nhau.
Câu chuyện học online mùa dịch đang trở thành đề tài nóng trên nhiều diễn đàn. Nếu như ở 2 bậc trung học, việc tổ chức dạy học online cho học sinh ít phản ứng trái chiều thì ở bậc tiểu học đặc biệt là các khối lớp 1 và 2, nhiều người cho rằng không nên tổ chức học online cho trẻ vì lợi bất cập hại.
Dạy và học trực tuyến. Ảnh minh họa: An Nguyên
Học online nhưng chỉ huy động được 1/3 học sinh tham gia, giáo viên sẽ phải làm thế nào?
Không riêng gì tôi, nhiều đồng nghiệp tại nhiều địa phương cho biết huy động học sinh học online cũng khá vất vả. Nhiều em chịu học nhưng lại phụ thuộc điện thoại của ba, mẹ.
Có thiết bị rồi thì vào mạng cũng khó khăn. Có giáo viên nói, nhiều hôm dạy chỉ có 1/3 học sinh theo học. Có người nhiều hơn thì được 1/2 số học sinh cả lớp tham gia đã thấy mừng. Một bài dạy đôi khi vài ngày mới xong.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã khẳng định: ” Dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Riêng các em học sinh lớp 1, lớp 2, việc dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm”. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) của môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Video đang HOT
Lớp 1 mỗi trường một bộ sách giáo khoa, học sinh sao có thể theo dõi học trên truyền hình?
“Riêng các em học sinh lớp 1, lớp 2, việc dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm”. Tuy thế, không như nhiều năm về trước, cả nước đều có chung một bộ sách giáo khoa cho các lớp.
Hai năm trở lại đây, mỗi địa phương, thậm chí mỗi trường có riêng một bộ sách giáo khoa thì việc dạy học trên truyền hình quốc gia cũng không thể phục phụ đại trà cho học sinh ở mọi miền đất nước.
Học sinh lớp 1 cả nước, hiện vẫn còn dùng cả 5 bộ sách giáo khoa.
Ngay trong một huyện có vài chục trường học cũng có ít nhất 3 bộ sách khác nhau.
Học sinh lớp 2 và lớp 6 mỗi tỉnh thường có một bộ sách chung nhưng đôi khi một bộ cũng không hoàn chỉnh mà có thể có một vài môn dùng của bộ sách khác.
Vì thế, việc dạy học trên truyền hình quốc gia, cũng chỉ có thể đáp ứng được những địa phương, những trường học có chung một bộ sách được dạy trên truyền hình.
Không nói truyền hình quốc gia, nếu ngay tại mỗi tỉnh tổ chức dạy trên truyền hình thì cũng có những trường trong tỉnh, học sinh vẫn không thể theo học (đối với học sinh lớp 1) vì hiện vẫn có nhiều trường học sách giáo khoa khác nhau.
Có người nói, với học sinh lớp 1 dạy biết đọc, biết viết thì học theo bộ sách nào mà chẳng được. Tuy nhiên, nếu các em không có sách giáo khoa để theo dõi trong quá trình học, sẽ học thế nào? Học xong, các em sẽ lấy gì ôn tập? Nghe giảng trên truyền hình rất nhanh, nếu các em không dành thời gian ôn tập, sao có thể theo kịp tiến độ dạy học của giáo viên?
Nếu thực hiện Chỉ thị 15, có thể chia lớp cho học sinh đến trường?
Ở những vùng nông thôn, học sinh không thuận lợi trong việc học trên truyền hình, học online vì thiếu máy móc thiết bị học tập, đường truyền chậm hoặc nhiều địa phương vẫn chưa có mạng.
Thế nhưng, nông thôn lại có thuận lợi về cơ sở vật chất như trường học rộng rãi, mỗi lớp một phòng học. Các em được học cả ngày.
Vì thế, chúng tôi cho rằng, khi địa phương nào đấy thực hiện Chỉ thị 15 hoặc đã khoanh vùng xanh thì nên bố trí cho trường học hoạt động trở lại theo kiểu chia lớp và bố trí dạy đan xen nhau.
Ví dụ, lớp có sĩ số từ 25 em trở lại giữ nguyên. Lớp trên 25 trở lên chia lớp làm 2 và phân chia lớp học sáng, lớp học chiều.
Nhà trường cũng đưa ra quy định, đúng giờ học sinh vào lớp học (không ra chơi), thời gian học khoảng 2 đến 2,5 tiếng (gần 4 tiết học thông thường).
Giảm thời lượng một số môn học ở trường như Thể dục, Thủ công, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). Giáo viên phụ trách những môn học này sẽ quay clip gửi phụ huynh để hướng dẫn các em học ở nhà với sự giúp đỡ của ba, mẹ.
Với cách chia như này, một trường học khoảng 400 học sinh, mỗi buổi chỉ 200 em đi học. Ngồi trong lớp cũng đã giữ khoảng cách, không tổ chức ra chơi tập thể…nguy cơ lây nhiễm đã được hạn chế và chất lượng học tập cũng sẽ được đảm bảo và nâng cao.
Phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" ở các huyện miền núi
Cùng với các huyện đồng bằng, ven biển, nhiều năm qua, ngành giáo dục 11 huyện miền núi đã không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là thi đua "Dạy tốt, học tốt".
Từ phong trào này, việc "dạy thực chất, học thực chất" đã được triển khai sâu rộng đến các cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi nói riêng và ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung.
Thầy, trò điểm trường bản Ón, Trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát) trong giờ học.
Hưởng ứng phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", những năm qua, cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã đoàn kết, không ngừng học tập, sáng tạo, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu. Từ phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" giáo viên trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà. Kết thúc năm học 2020-2021, tất cả các chỉ tiêu đánh giá học sinh ở bậc tiểu học được các nhà trường thực hiện đạt và vượt so với năm học trước. Ở bậc THCS tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi chiếm trên 57,6%; 99,3% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt. Cùng với đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao, các sân chơi trí tuệ, các giải thi thể dục, thể thao cũng thu hút học sinh tham gia tích cực. Tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh học sinh toàn huyện đạt 31 giải, xếp thứ nhì khu vực miền núi và xếp thứ 15/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa THPT, học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 1 đạt 2 giải (1 giải nhì môn Địa lý, 1 giải khuyến khích môn Lịch sử). Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế HKIMO cấp quốc gia khối tiểu học toàn huyện có 13 em đạt giải... Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Cẩm Thủy cho biết: Để phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" mang lại hiệu quả thiết thực, hằng năm, phòng giáo dục huyện đã phát động nhiều đợt thi đua với các nội dung như, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc sử dụng công nghệ thông tin, lấy học sinh làm trung tâm giảng dạy. Đồng thời chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tập trung dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và phương pháp học tập ở từng bộ môn, từ đó nâng cao và mở rộng dạy học theo từng chuyên đề.
Tại huyện Thường Xuân phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" cũng được phòng GD&ĐT huyện tích cực triển khai và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị trường cũng như mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh. Đặc biệt, với phương châm "muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi", những năm qua Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân luôn chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và tận tâm với nghề. Từ giáo viên chủ nhiệm đến giáo viên bộ môn đều có ý thức, trách nhiệm giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, khơi dậy trong các em ý chí vươn lên học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Theo đó, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước; kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng có nhiều chuyển biến qua từng năm. Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, toàn huyện có 228/745 học sinh dự thi đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học từ 24 điểm trở lên, trong đó 18 em đạt từ 27 điểm trở lên; có 39 điểm 10 ở các môn thi... Tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nhiều học sinh đạt giải cao. Đơn cử như tại kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp huyện năm học 2020-2021, toàn huyện có 635 học sinh đạt giải; tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh có 20 học sinh THCS, 23 học sinh THPT đạt giải. Cũng trong năm học 2020-2021 toàn huyện có 1 dự án khoa học kỹ thuật của học sinh THCS và 3 dự án của học sinh THPT đạt giải tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học...
Xác định được tầm quan trọng của phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", ngành giáo dục các huyện miền núi đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó, phong trào đã diễn ra sôi nổi và đạt nhiều kết quả ở cả những đơn vị trường, những địa phương có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh... qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc, giảm khoảng cách đối với các huyện đồng bằng, ven biển. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, kết thúc năm học 2020-2021, đối với bậc học mầm non, các địa phương khu vực miền núi tiếp tục giữ vững và nâng cao phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 5%; 96,9% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 phát âm rõ ràng, nhận biết được 29 chữ cái và 10 chữ số đầu tiên. Đối với giáo dục phổ thông, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của tiểu học đạt 99,47%; 100% học sinh sau lớp 1 biết đọc, viết tiếng Việt và thông thạo 2 phép tính; tỷ lệ học sinh THCS lên lớp đạt 99,3%, bậc THPT tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,22%. Đặc biệt trong năm học có 2 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và 1 học sinh thủ khoa khối C của tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nhiều năm gần đây, 100% các trường dân tộc nội trú đều tổ chức học 2 buổi/ngày, học sinh được bố trí nơi ăn, ở tại trường, có nhà ăn khang trang, đúng quy định, góp phần hạn chế tối đa số học sinh bỏ học giữa chừng...
Theo ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, sau nhiều năm phát động, phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" đối với giáo dục khu vực miền núi nói riêng, giáo dục cả tỉnh nói chung đã lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường và từng bước đi vào chiều sâu. Từ phong trào này sự nghiệp GD&ĐT của khu vực miền núi có bước phát triển vững chắc, quy mô mạng lưới trường, lớp học từng bước được quy hoạch khang trang đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của Nhân dân; chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn không ngừng được nâng lên qua từng năm học, góp phần cùng giáo dục miền xuôi thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tỉnh nhà.
Những địa phương nào miễn 100% học phí năm học 2021 - 2022? Dịch COVID-19 kéo dài, nhiều địa phương quyết định miễn 100% học phí cho học sinh năm học 2021 - 2022. Nhiều tỉnh thành ban hành chính sách hỗ trợ học phí giúp phụ huynh đỡ khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích học sinh trước thềm năm học mới 2021 - 2022. Ngày 27/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh...