Mối quan hệ thầy trò bình đẳng trong mắt của một du học sinh

Theo dõi VGT trên

Thử đặt trường hợp: Nếu thầy giáo hỏi “Các em cảm thấy giờ học hôm nay như thế nào?”. Học sinh trả lời: Em buồn ngủ lắm thì chắc sẽ có chuyện lớn.

Xây dựng mối quan hệ bình đẳng trong trường học

“Nếu trong các trường công lập tại Việt Nam tồn tại những mối quan hệ bình đẳng thì sẽ không có chuyện học sinh bị ép đi học thêm, bị bắt quỳ, bị trừng phạt… mà gia đình không dám ý kiến vì sợ bị trù dập” – ông Nguyễn Văn Hiên (Hà Nội) mở đầu vấn đề bằng một nhận định.

Là người đã học tập và thụ hưởng tại nền giáo dục Liên Xô (trước đây), ông Hiên đã có những chia sẻ quý báu về mối quan hệ bình đẳng trong trường học.

Ông Hiên nói: “Tôi quan sát những đứa trẻ tại Việt Nam trong đó có cháu tôi học tập tại nhiều ngôi trường công, tư hầu hết chưa bao giờ có cái quyền gọi là bình đẳng.

Quyền bình đẳng ở đây là quyền được khen, được chê, được phản biện, nêu ý kiến.

Nếu một đứa trẻ khoảng 10 tuổi, 12 tuổi dám bày tỏ: Con không thích cách dạy của thầy/ cô. Đứa trẻ đó sẽ bị quy thành láo, hỗn.

Có một thực tế tồn tại trong nhiều trường học tại Việt Nam thầy cô luôn cho mình là đúng, cho mình là người ban phát kiến thức, nhà trường là bề trên, phụ huynh/ học sinh là những người thụ hưởng bị động”.

“Vì sao chúng ta không cấm được dạy thêm, không cấm được bạo lực học đường?” ông Hiên đặt câu hỏi.

Theo ông Hiên: Việc chúng ta không cấm được dạy thêm, con cái đi học bị đòn đau mà không dám phản ứng phản ánh mối quan hệ bất bình đẳng. Trong đó phụ huynh/ học sinh luôn ở “cửa dưới”.

Ông Hiên giải thích: “Nhiều gia đình con cái bị ép đi học thêm cũng vì chỉ sợ bị cô trù dập. Một vài sự việc báo chí đã phản ánh con cái đi học bị thầy cô mắng, phạt, bắt quỳ cũng không dám phản ứng vì sợ con đi học bị gây khó dễ.

Đây chẳng phải là biểu hiện của một mối quan hệ không bình đẳng trong trường học hay sao?”.

Mối quan hệ thầy - trò bình đẳng trong mắt của một du học sinh - Hình 1

Sau cánh cổng nhiều trường mối quan hệ thầy – trò, phụ huynh – nhà trường có bình đẳng? (Ảnh:V.N)

Ông Hiên dẫn chứng từ cuộc đời mình, ông kể: “Tôi có một kỷ niệm chuyện học thời ở Liên Xô. Hôm đấy, giảng đường rất rộng và có nhiều người học. Tôi và một nhóm bạn ngồi bàn đầu rủ nhau chơi cờ.

Khi đó thầy giáo quay xuống hỏi: Các cậu làm gì? Tôi thưa: Bọn em đang chơi cờ. Thầy dặn: Chơi cũng được nhưng giữ trật tự.

Lát sau thầy lại hỏi: Ai có ý kiến gì về bài giảng? Tôi trả lời: Thưa thầy, em thấy có một đoạn không đúng. Rôi thầy mời tôi lên bảng và chỉ ra khúc thầy sai. Một lúc sau thầy gật gù: Cậu làm như vậy là đúng?

Video đang HOT

Câu chuyện này thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ thầy – trò. Tuy nhiên ở Việt Nam nếu một đứa trẻ hành xử như tôi khi ấy chắc chắn sẽ bị mời phụ huynh vì thái độ không tôn trọng thầy cô”.

Nói về mối quan hệ không bình đẳng, nhiều chuyên gia, phụ huynh, học sinh thừa nhận: Nếu xây dựng được mối quan hệ bình đẳng trong trường học chắc chắn sẽ giải quyết phần nào vấn nạn dạy thêm, lạm thu.

Mối quan hệ thầy - trò bình đẳng trong mắt của một du học sinh - Hình 2

Phụ huynh cắn răng đóng tiền lạm thu nhưng cũng không dám có ý kiến (Ảnh:V.N)

Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng:

“Mối quan hệ giữa thầy – trò trong hệ thống các trường công lập vẫn là mối quan hệ ban – cho, chưa bình đẳng.

Trong khi đó với hệ thống các trường tư các mối quan hệ vẫn rất rõ ràng giữa bên cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Người sử dụng dịch vụ có quyền từ chối hoặc phản đối bên cung cấp dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn họ đưa ra”.

Anh N.B.D có con đang học tại trường cấp 2 thị trấn Văn Điển thở dài: “Con tôi và các cháu nếu không đi học thêm sẽ bị cô giáo ghét, cho điểm thấp hoặc đánh trượt môn. Còn nếu phản ánh việc này với báo chí thì các cháu còn khổ hơn.

Cho nên nói đi nói lại phụ huynh cũng chỉ còn cách nhẫn nhịn, không lên tiếng. Thôi thì thấp cổ bé họng cũng chẳng kêu được”.

Đã đến lúc cần có cách đánh giá khác về mối quan hệ thầy – trò

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng: Đã đến lúc mối quan hệ thầy – trò cần thay đổi để theo kịp bước chuyển mình của nền giáo dục.

Ngay như chuyện thưởng/ phạt thời này, Tiến sĩ Khuyến cũng nhấn mạnh: Từ bỏ tư duy truyền thống để chuyển sang tư duy mới hiện đại hơn.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh: “Trước đây trong nền giáo dục truyền thống theo hướng tiếp cận nội dung.

Triết lý sư phạm quyền uy thuộc người thầy.

Cho nên người thầy có quyền ra đề và đề đó là đúng, thầy dạy đúng hoặc sinh đừng thắc mắc.

Còn bây giờ chúng ta đang chuyển dần triết lý giáo dục tương tác. Trong mối quan hệ này thầy – trò bình đẳng.

Thầy và trò giúp nhau, để trò có thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết, cần có để phát triển năng lực của người học.

Bây giờ không ít thầy vẫn còn quan niệm yêu phải cho roi cho vọt thì trò mới nên người. Thế hệ của chúng tôi, các thầy rất yêu quý, rất nhiệt tình nhưng cũng sẵn sàng cho roi.

Còn hiện nay quan điểm yêu thương học sinh thì phải thế này thế khác, theo kiểu bình đẳng. Nên mới có sự xung đột giữa 2 luồng quan điểm”.

Mối quan hệ thầy - trò bình đẳng trong mắt của một du học sinh - Hình 3

Nhiều phụ huynh cho con đi học thêm là vì sợ con bị trù dập (Ảnh:V.N)

Việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng trong các trường học sẽ giúp nâng cao hiểu biết và tư duy phản biện của học sinh.

Cô Phạm Thái Lê, giáo viên dạy văn (Hà Nội) nói: “Tôi không cấm các học sinh của mình quyền được nói. Các em cần phải học cách tư duy và phản biện 1 vấn đề. Không nhất thiết cứ phải theo ý của cô.

Có như vậy sau này khi ra ngoài xã hội các em mới trưởng thành được. Tôi cho rằng trong môi trường giáo dục hiện nay chưa cho các em quyền được nói, được bày tỏ quan điểm”.

Từ Nam Định, chị V.T.H.V, có con đang học tại trường cấp 2 Giao Hà (Giao Thủy, Nam Định) ngân ngấn nước mắt khi nói về các khoản lạm thu. Trong đó gia đình dù biết là bất công nhưng không dám phản ánh vì sợ con cái bị làm khó khi đi học.

Chị V. bày tỏ: “Bao nhiêu năm nay phụ huynh muốn nói lắm chứ nhưng chúng tôi sợ.

Vì mình cho con đi học là nhờ vả nhà trường, thầy cô. Nếu làm phật ý các thầy cô thì sợ con bị trù dập ở trường”.

Qua lời tâm sự trong nước mắt của chị V, chúng tôi đặt câu hỏi: Đến bao giờ mối quan hệ thầy – trò trong trường học mới thực sự bình đẳng?

Phụ huynh có quyền nói lên tiếng nói của mình chứ không phải là tiếng nói “thều thào” của “phận con sâu cái kiến”.

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Du học sinh Việt chiến thắng giải Tài năng doanh nghiệp trẻ toàn khu vực Auckland, New Zealand

Mới đây, nam du học sinh Nguyễn Thế Mạnh (học sinh lớp 13, trường Mount Albert Grammar) và nhóm đã xuất sắc đoạt giải Tài năng Doanh nghiệp trẻ toàn khu vực Auckland 2019, New Zealand với dự án kinh doanh sản phẩm kết hợp từ trà Thái Nguyên của Việt Nam và lá thảo dược Manuka nổi tiếng của xứ sở kiwi.

Phương pháp giáo dục chú trọng tính thực tiễn của New Zealand đã tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực tế ngay từ bậc trung học và trang bị những kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Không phải làm bài luận, thi giữa kỳ hay cuối kỳ, môn học Production and Marketing của trường trung học Mount Albert Grammar tại New Zealand lại yêu cầu học sinh phải tham gia cuộc thi về dự án kinh doanh để lấy điểm.

Với dự án này, các học sinh học trung học khu vực Auckland sẽ lập nhóm gồm 5 thành viên, lên ý tưởng kinh doanh cho một sản phẩm, nộp kế hoạch kinh doanh cho ban tổ chức và triển khai dự án trong suốt một năm học.

Nổi bật trong đó là nhóm của nam sinh người Việt Nguyễn Thế Mạnh (học sinh lớp 13, trường Mount Albert Grammar - hệ phổ thông tại New Zealand là 13 năm - PV) đã xuất sắc đoạt giải Tài năng Doanh nghiệp trẻ toàn khu vực Auckland 2019. Gây ấn tượng ngay từ sản phẩm kết hợp từ trà Thái Nguyên của Việt Nam và lá thảo dược Manuka nổi tiếng của New Zeland.

Thế Mạnh cho biết: "Nhóm em gồm 1 bạn Việt Nam và 4 bạn người Maori - người bản địa tại New Zealand. Chính vì thế, cả nhóm quyết định làm một loại trà kết hợp nét văn hóa của Việt Nam lẫn người Maori.

Trà là sản phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời khi thải ra cũng không gây ô nhiễm môi trường - một tiêu chí mà cả nhóm hướng đến trong quá trình thực hiện dự án".

Du học sinh Việt chiến thắng giải Tài năng doanh nghiệp trẻ toàn khu vực Auckland, New Zealand - Hình 1

Thế Mạnh (thứ hai từ phải sang) cùng các bạn trong nhóm.

Dịp này, các bạn trẻ được trở thành người quản lý tài chính, quản lý sản phẩm, nhân viên marketing và cả CEO. Là thành viên chịu trách nhiệm marketing và quản lý việc nhập khẩu trà sang New Zealand, Thế Mạnh đã chủ động bán thử sản phẩm đến đối tượng mục tiêu là các cô chú 40-50 tuổi người Trung Quốc và Anh ở khu dân cư, khảo sát ý kiến và điều chỉnh công thức để có sản phẩm hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng hỗ trợ kinh phí cho các đội bằng Quỹ Tài trợ cho Doanh nghiệp trẻ và quầy hàng ở các trường trong khu vực Auckland. Nhờ đó mà món trà của nhóm Thế Mạnh có cơ hội được bày bán ở nhiều cửa hàng, siêu thị.

Theo Mạnh, học sinh sẽ học được kinh nghiệm từ việc viết một bản kế hoạch bài bản, cách phân chia công việc, làm việc nhóm cho đến quản lý rủi ro, tìm hiểu thị trường và thiết lập chiến lược kinh doanh: "Tất nhiên là vì chưa có kinh nghiệm, nhóm phải đối mặt không ít những khó khăn. Tuy nhiên, điều đó mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời mà bạn chỉ có được khi tham gia dự án".

Du học sinh Việt chiến thắng giải Tài năng doanh nghiệp trẻ toàn khu vực Auckland, New Zealand - Hình 2

Môi trường học ở New Zealand khuyến khích người trẻ trau dồi nhiều trải nghiệm.

"Không những thế, giải thưởng này đã củng cố thêm sự tự tin của mình về kinh doanh, vốn là niềm yêu thích của em từ nhỏ", Thế Mạnh chia sẻ về giá trị lớn nhất mà em nhận được.

Bên cạnh điểm số cao cho môn học, Thế Mạnh còn tìm ra hướng đi cho bản thân khi vào đại học: "Em nghĩ điều quan trọng mà giáo dục New Zealand hướng đến không nằm ở việc thuyết phục các bạn tiếp tục học ở đây, mà là môi trường để mỗi người tự khám phá bản thân và tự tin chọn được con đường phù hợp nhất với mình".

Không chỉ riêng môn học này của trường Mount Albert Grammar, mà hầu hết các môn học của các trường phổ thông ở New Zealand đều có cách truyền tải độc đáo, áp dụng thực tiễn vào lý thuyết.

Phong cách học tập lấy tôn chỉ về phát huy tính sáng tạo và đề cao thực hành của xứ Kiwi không chỉ giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất các kỹ năng cần thiết trong tương lai mà còn phát triển tinh thần ham học hỏi, khám phá và trải nghiệm.

New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu thế giới về chỉ số chuẩn bị kỹ năng tương lai trong 2 năm liền 2017, 2018.

Theo baodautu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

Sao việt

18:49:45 20/12/2024
Từ trước tới nay, Quế Vân được đông đảo khán giả biết tới vì hàng loạt lùm xùm về đời tư. Tuy nhiên mới đây, nữ diễn viên sinh năm 1982 công khai có bạn trai mới trên trang cá nhân.
Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Sao châu á

18:41:39 20/12/2024
Một năm trở lại đây, Lưu Khải Uy và Lý Hiểu Phong không còn xuất hiện cạnh nhau, dấy lên tin đồn cả hai đã chia tay.
Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Sao thể thao

18:21:01 20/12/2024
Kylian Mbappe, vốn thần tượng Cristiano Ronaldo từ nhỏ, tỏ ra tiếc nuối khi nghĩ đến viễn cảnh có thể không bao giờ được sát cánh cùng huyền thoại Real Madrid.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Thế giới

18:07:06 20/12/2024
Vài giờ trước quyết định của BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất chuẩn trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, nhưng cho biết có thể sẽ có ít đợt cắt giảm chi phí đi vay hơn vào năm tới trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tă...
Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Netizen

17:39:17 20/12/2024
Theo South China Morning Post, người đàn ông họ Li và người phụ nữ họ Xu gặp nhau vào năm 2018 rồi nhanh chóng tiến tới hẹn hò.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Sức khỏe

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.