Mối quan hệ giữa giấc ngủ và nhận thức
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây phát hiện ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người như trí nhớ thị giác và thời gian phản ứng.
Ảnh internet
Theo đó, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London (UCL) đã tiến hành phân tích hồ sơ của gần 400.000 người thuộc dự án nghiên cứu dài hạn mang tên UK Biobank và Dự án nghiên cứu cấu trúc gien quốc tế, nhằm xác định liệu có mối quan hệ giữa giấc ngủ với sự nhận thức và chứng mất trí hay không.
Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc lỗi trong bài kiểm tra trí nhớ thị giác đối với những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày là 5%, trong khi tỷ lệ này đối với những người ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày là 9%.
Nhà nghiên cứu cấp cao, Giáo sư Victoria Garfield (Vích-to-ri-a Ga-pheo) thuộc Viện khoa học tim mạch của UCL cho rằng những người trưởng thành khỏe mạnh nên thực hiện nghiêm túc thói quen ngủ đủ giấc, từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Albert Henry (An-bớt Hen-ri)) nhận định nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa thời gian ngủ và chức năng nhận thức, do đó việc cải thiện thói quen ngủ có thể có lợi cho sức khỏe nhận thức của con người.
Nguồn: dantocmiennui.vn
Video đang HOT
Những dấu hiệu trong giấc ngủ cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng (P1)
Nếu bạn đang làm bất cứ điều gì trong những điều này trong giấc ngủ của mình, có thể cơ thể đang báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Giấc ngủ không chỉ mang đến sự thoải mái, thư giãn sau nhiều giờ làm việc mà còn báo hiệu tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu trong giấc ngủ cho thấy sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.
Ngáy liên tục
Rất nhiều người trong chúng ta khi ngủ thường ngáy, đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy nghe giống tiếng khịt mũi hoặc thở hổn hển và muốn ngủ nhiều vào ban ngày thì có thể bạn đang mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.
Nếu tiếng ngáy nghe giống tiếng khịt mũi hoặc thở hổn hển và muốn ngủ nhiều vào ban ngày thì có thể bạn đang mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng này có thể xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn liên tục làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng khí vào phổi. Trong một vài trường hợp, não có thể không gửi các tín hiệu cần thiết để tiếp tục hoạt động thở, khiến tính mạng rơi vào nguy kịch.
Nếu có các dấu hiệu khác của chứng ngưng thở như thức dậy đau đầu, khô miệng,... bạn nên đi khám bác sĩ. Bà Beena Jani, tiến sĩ - bác sĩ y học Gia đình tại Tập đoàn y tế New Jersey (Hoa Kỳ) khuyên, ngưng thở khi ngủ không được kiểm soát sẽ dẫn đến huyết áp cao và gây áp lực cho hoạt động của hệ tim mạch.
Người ướt đẫm mồ hôi khi thức dậy
Khi gặp tình trạng này, bạn thường nghĩ đến một vài nguyên nhân như thay đổi nhiệt độ môi trường, mặc quần áo không thoáng mát,...
Sự thay đổi hormone, đặc biệt ở phụ nữ gây ra tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng có một nguyên nhân sâu xa khác mà chúng ta thường ít quan tâm là sự thay đổi hormone, đặc biệt ở phụ nữ. Bác sĩ Jani chia sẻ, tình trạng của tuyến giáp và thời kỳ mãn kinh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.
Vì vậy, nếu khi thức dậy người bị ướt đẫm, chị em nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp, giảm bớt triệu chứng mãn kinh.
Nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là tình trạng 1 hoặc nhiều chiếc răng trượt qua lại với nhau. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), nghiến răng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng khi diễn ra vào ban đêm, đây sẽ là vấn đề lớn vì rất khó kiểm soát.
Chứng nghiến răng kéo dài có thể làm mòn men răng, ê buốt răng, đau hàm, đau đầu,... - Ảnh minh họa: Internet
Một số nguyên nhân gây ra nghiến răng có thể kể đến như: Căng thẳng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, caffeine,... Chứng nghiến răng kéo dài có thể làm mòn men răng, ê buốt răng, đau hàm, đau đầu,...
Bạn sẽ khó có thể nhận ra mình đang nghiến răng khi ngủ nên cần có sự giúp đỡ của người thân để phát hiện. Sau đó, hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc khắc phục tình trạng này.
Nguồn: https://www.womenshealthmag.com/health/a26666191/sleep-health-issues/
Theo phunusuckhoe
Sáng ngủ dậy thường bị hoa mắt chóng mặt, nguyên nhân là do đâu? Nhiều cô nàng thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi thức dậy, liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó hay không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé! Buổi sáng luôn là khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất nên nếu thường gặp...