Mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một số loại thảo dược
Những nhà nghiên cứu của Leeds Universitys school of pharmacy cho biết dược thảo nếu không dùng cẩn thận cũng có thể đưa ra một số ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe mà người tiêu dùng không được khuyến cáo. Họ đã nghiên cứu kỹ năm loại dược liệu phổ biến nhất gồm: Linh sâm, cây bạch quả, hoa cúc (tên khoa học Echinacea), tỏi và thảo dược St. John.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng những loại thảo dược này bán tràn lan mà không có sự khuyến cáo gì về mối nguy hiểm tiềm ẩn của chúng nếu người tiêu dùng không cẩn thận.
Thảo dược St. John dùng để điều trị tinh thần kém nhưng lại có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc tránh thai và thuốc chống đông máu như Warfarin. Và chúng có thể làm tăng phản ứng phụ của thuốc chống trầm cảm và làm tăng huyết áp.
Cây bạch quả nổi tiếng được dùng để cải thiện sự lưu thông máu và giúp cho người uống tỉnh táo. Ngoài ra, cây bạch quả là một loại dược liệu chống bị đông máu nên các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên dùng trước khi mổ hoặc nhổ răng và không kết hợp cây bạch quả với các loại thuốc khác.
Nhân sâm được sử dụng để làm tăng hệ miễn dịch nhưng lại rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường vì nó làm hạ đường huyết.
Video đang HOT
Hoa cúc thường dùng để trị cảm cúm nhưng lại nguy hiểm cho những người dễ bị dị ứng và bệnh nhân suyễn. Nó làm cho bệnh nhân suyễn dễ bị lên cơn và đau đường ruột.
Tỏi dùng để hạ huyết áp cao nhưng lại rất nguy hiểm nếu dùng liều lượng lớn. Tỏi có thể gây nên dị ứng và khó đông máu nên không được dùng trước khi mổ. Tỏi cũng phản ứng lại với một số thuốc như thuốc điều trị HIV.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 68 sản phẩm được bán trên thị trường và 51 sản phẩm trong số chúng không có bất cứ một thông tin nào khuyến cáo về phản ứng phụ và thích hợp cho ai cũng như sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu kết hợp bừa bãi với các loại thuốc khác. 70% các sản phẩm này được bán trên thị trường như thực phẩm chức năng cho dù chúng có gây ra tác dụng phụ.
Vào tháng 4/2011, EU đã yêu cầu một vài loại dược thảo muốn bán trên thị trường phải có giấy phép và có những chỉ định cho người dùng nhưng chỉ có dược thảo St. John và hoa cúc là có giấy phép. Trong 12 sản phẩm dược thảo St. John được khảo sát bởi các nhà nghiên cứu cho thấy rằng 4 trong những sản phẩm này không có chỉ định và 9 trong 13 sản phẩm được chế biến từ hoa cúc đã được khảo sát thì cũng vậy.
GS. Theo Raynor, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết rằng tốt nhất người mua phải thận trọng khi mua dược thảo. Và họ nên để ý logo của cục đăng kiểm dược thảo khi mua và cần phải xin lời khuyên của các bác sĩ khi muốn mua dược thảo để dùng.
Theo PNO
Thận trọng khi dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc, kể cả thuốc do bác sĩ kê toa, cần để ý những biểu hiện bất thường sau khi dùng, để quay lại phòng khám nhờ bác sĩ hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời.
Gặp tai biến do thuốc
Bệnh viện 103 (Hà Đông, Hà Nội) mới đây tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương tiền đình do kháng sinh. Đó là bệnh nhân nam 54 tuổi (ở Hưng Yên) mắc lao, được chỉ định dùng kháng sinh kháng lao. Bệnh nhân đã được bác sĩ kê đơn lưu ý: nếu thấy các biểu hiện bất thường cần đi khám lại ngay. Nhưng khi dùng thuốc tại nhà, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, tê môi nhưng vẫn cho rằng "đã tiêm thuốc thì phải mệt" nên không đi khám lại. Khi thể trạng quá yếu được người nhà đưa vào Bệnh viện 103 thì bệnh nhân đã bị tổn thương tiền đình do phản ứng của kháng sinh. Theo các bác sĩ, đây là tổn thương rất khó hồi phục.
Một bệnh nhân nữ khác 25 tuổi (ngụ Hà Đông), uống thuốc kháng giáp trạng nhưng không rõ loại gì (vì không mang theo thuốc vào bệnh viện). Sau 2 ngày, bị dị ứng, mẩn đỏ khắp người, nhiều ở mặt, cổ, tay. Biểu hiện mẩn đỏ, mề đay, ngứa, cứ từng mảng, từng mảng, phải vào Bệnh viện 103 khám lại và xử trí.
Thêm một bệnh nhân nữa, 15 tuổi (ngụ Thanh Trì, Hà Nội), sau khi tiêm thuốc chống bệnh dị ứng thời tiết tại một phòng khám tư thì bị tình trạng mặt, cánh tay và lưng nổi mẩn đỏ từng đám to, mặt sưng húp và đỏ ửng, được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì. Đáng lưu ý, gần đây, Bệnh viện Mắt T.Ư (Hà Nội) cũng tiếp nhận trường hợp bị mù do dị ứng thuốc. Mù mắt là giai đoạn muộn khi mắt bị loét kết mạc, giác mạc do dị ứng thuốc. Việc điều trị phục hồi thị giác là rất hy hữu.
Dù là thuốc được bác sĩ chỉ định cũng có thể gây phản ứng phụ trên người dùng.
Hết sức cẩn thận khi dùng
Bác sĩ Yên Lâm Phúc cho hay, sử dụng kháng sinh phải tuân thủ điều trị, chỉ định và hướng dẫn của người có chuyên môn. Ngay cả khi được kê đơn thì vẫn có thể xảy ra các tai biến do thuốc. Còn trong trường hợp tự mua, tự uống thì nguy cơ bị các phản ứng không mong muốn sẽ cao hơn rất nhiều. Nhất là các thuốc kháng sinh, rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa dễ dị ứng. Trường hợp dị ứng thuốc nặng có thể sốc tử vong ngay tại chỗ, không thể cấp cứu. Do vậy, không nên tự ý dùng thuốc để tránh nguy cơ dị ứng. Với thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao như kháng sinh, thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống động kinh... thì cần phải thử phản ứng trước khi đi vào điều trị chính thức.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện bạch Mai (Hà Nội), ngay với thuốc trị cảm cúm thông thường, phổ biến cũng có thể gây phản ứng nguy hiểm, do vậy cần thận trọng khi tự dùng thuốc. Khi có biểu hiện dị ứng do thuốc như ngứa da, nổi mẩn, mề đay... cần ngưng thuốc lại ngay và tới bệnh viện không chậm trễ.
Theo Liên Châu (Thanh Niên)
7 sai lầm khi dùng thuốc giảm đau Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ khi bạn không phạm những sai lầm dưới đây. Dùng thuốc quá liều Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt...